Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN
3.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới khả năng nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm
3.2.1. Ảnh hưởng của cách bảo quản tới khả năng nảy mầm
Dựa vào kinh nghiệm và qua tham khảo các tài liệu liên quan đến bảo quản hạt giống, hiện nay có 3 hình thức bảo quản hạt giống khá phổ biến là: (i) cất trữ trong tủ lạnh với nhiệt độ 50C, (ii) bảo quản trong bao hay túi để nơi thoáng khí, và (iii) bảo quản trong cát ẩm ở nhiệt độ hàng ngày. Chuyên đề cũng sử dụng 3 cách bảo quản này và gọi đó là 3 nghiệm thức (NT), được ký hiệu (theo thứ tự) là 1, 2, 3. Mục đích của thí nghiệm là kiểm tra xem mức độ chịu nhiệt hay thoáng khí của mỗi cách bảo quản có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng nảy mầm. Các chỉ tiêu đo đếm như thông thường là t lệ nảy mầm theo từng giai đoạn thời gian (đơn vị ở đây là tháng).
Số liệu thu th p từ thí nghiệm đã được ghi nh n và phân tích thống kê (chi tiết trong phụ lục 1 và phụ lục 2). Các số liệu và biểu đồ minh hoạ tóm t t được trình bày ở Bảng 4.9 và Hình 4.7.
Bảng 3.9. Kết quả về t lệ nảy mầm ở các cách bảo quản khác nhau Nghiệm
thức
Thời gian theo dõi sau khi bảo quản (tháng)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9
Tủ lạnh 0,77 0,72 0,67 0,61 0,50 0,38 0,29 0,22 0,18 Túi vải 0,76 0,74 0,71 0,63 0,56 0,52 0,44 0,38 0,30 Cát ẩm 0,75 0,71 0,67 0,58 0,46 0,42 0,29 0,22 0,21
Hình 3.7 Kết quả t lệ nảy mầm hạt ở các cách bảo quản khác nhau Từ kết quả thí nghiệm, có một số nh n xét và thảo lu n kèm theo như sau:
- Trước hết (xem Bảng 4.9 và Hình 4.7), nếu để ý đến thời gian cất trữ mà hạt vẫn còn sức sống (gọi là tuổi thọ của hạt giống) thì cách bảo quản trong túi vải mở (NT2) là lâu nhất (sau 9 tháng), kế đến là bảo quản bằng cát ẩm (NT3) hoặc cất trữ trong tủ lạnh (NT1), thời gian thọ ng n nhất (trước 9 tháng) thuộc về cách bảo quản trong tủ lạnh.
- Cách bảo quản đạt thời gian lâu nhất đồng nghĩa với cho t lệ nảy mầm cao nhất (Bảng 4.9). Ở cách bảo quản trong tủ lạnh, sau 9 tháng có t lệ nảy mầm còn 18%, kém hơn nhiều so với cách để trong túi vải còn tới 30% (chênh lệch hơn 1,5 lần), chênh lệch này tăng dần theo thời gian một cách có hệ thống. T lệ nảy mầm của hai cách bảo quản trong tủ lạnh và cát ẩm là tương đương nhau.
- Các tr c nghiệm thống kê cũng khẳng định thêm cho điều này (xem Bảng 4.10a).
Theo đó, nghiệm thức 2 (trong túi vải) đã khác biệt rất có ý nghĩa (P = 0,000) với nghiệm thức 1 (trong tủ lạnh) và nghiệm thức 3 (trong cát ẩm).
Bảng 3.10a. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của biện pháp bảo quản đến t lệ nảy mầm (theo nghiệm thức)
Chỉ tiêu Nghiệm thức
Số giá
trị
T lệ (%)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
T lệ hạt
3 (cát ẩm) 20 47,5 X
60,5 0,000 1 (tủ lạnh) 20 48,1 X
2 (túi vải) 20 55,4 X
Bảng 3.10b. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của biện pháp bảo quản đến t lệ nảy mầm (theo thời gian)
Chỉ tiêu Thời gian
Số giá
trị
T lệ (%)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
T lệ hạt
Sau 9 tháng 12 22,9 X
948,7 0,000 Sau 7 tháng 12 34,0 X
Sau 5 tháng 12 50,5 X Sau 3 tháng 12 68,3 X
Sau 1 tháng 12 75,9 X
Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thảng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.
Mặc dù có hai biện pháp bảo quản (trong tủ lạnh và trong cát ẩm) khác biệt không có ý nghĩa, nhưng giữa chúng không hề mâu thuẫn với nhau. Một bên chứng tỏ hạt không thích hợp với nhiệt độ quá thấp dẫn đến mất sức sống, còn một bên thì bị mất nước cũng làm cho mất sức nảy mầm. Ngoài ra, bất cứ một lý thuyết nào về giống cũng đều khẳng định rằng, thời gian bảo quản càng lâu thì chất lượng hạt giống càng giảm đi và dẫn đến t lệ nảy mầm cũng giảm theo.
Giải thích cho vấn đề này như sau: Nguyên nhân tại sao bảo quản hạt trong túi vải thoáng khí có thời gian được lâu hơn, có lẽ liên quan đến điều kiện thoáng khí của hạt và ẩm độ môi trường. Túi vải là đảm bảo cho điều kiện thoáng khí vừa đủ, có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của hạt, độ ẩm môi trường không cao so với độ ẩm hạt. Do đó, các quá trình phân giải diễn ra ch m hơn, sức sống của hạt sẽ kéo dài hơn. Nhìn chung, với các kết quả ở trên thì khẳng định rằng: hạt Găng néo dễ bảo quản và thời gian bảo quản đạt trên 5 tháng (t lệ nảy mầm là 50%).
Căn cứ vào kết quả phân tích thống kê trình bày trong Bảng 4.10b thì t lệ nảy mầm ở các giai đoạn bảo quản (đơn vị là tháng) khác nhau rất có ý nghĩa về phương diện thống kê. Sự khác biệt ấy gần như xảy ra đối với tất cả các tháng cuối (sau 5 tháng). Điều đó tiếp tục củng cố cho nh n xét ở trên, thời gian bảo quản cũng còn là một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hạt giống, thời gian bảo quản càng dài thì chất lượng hạt càng giảm nhanh. Ở đây, sai khác này được đo bằng khả năng nảy mầm với mức ý nghĩa của tr c nghiệm nhỏ hơn nhiều so với ngưỡng xác suất 0,01.