Đặc điểm cấu trúc số cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây găng néo (manilkara hexandra dula) phục vụ công tác bảo tồn tại vườn quốc gia côn đảo (Trang 39 - 42)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm lâm học của lâm phần và kết quả chọn cây mẹ Găng néo tại rừng tự nhiên ở VQG Côn Đảo

3.1.3. Đặc điểm cấu trúc số cây

Kết quả điều tra các loài cây tại 9 ô tiêu chuẩn, đặc điểm cấu trúc số cây được xác định bằng phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3 và Hvn. Đề tài thực hiện so sánh phân bố số cây giữa lâm phần của tất cả các loài và quần thể chỉ của loài Găng néo tại cùng một không gian đo đếm, những kết quả có được như trình bày ở Hình 3.4a, 3.4b và 3.4c:

Phân bố N% theo D Phân bố N% theo Hvn

Hình 3.4a Biểu đồ phân bố số cây theo D và H tại hòn Bảy Cạnh

Phân bố N% theo D Phân bố N% theo Hvn

Hình 3.4b Biểu đồ phân bố số cây theo D và H tại địa điểm Hòn Bà

Phân bố N% theo D Phân bố N% theo Hvn

Hình 3.4c Biểu đồ phân bố số cây theo D và H tại địa điểmTK55B Nh n xét:

- Phân bố số cây dù theo đường kính (D1,3, cm) hay chiều cao (Hvn, m) của cả lâm phần hay chỉ của riêng quần thể cây Găng néo nhìn chung đều là các phân bố một đỉnh rất rõ rệt và hoàn toàn lệch trái. Biên độ đường kính hay chiều cao tính từ đỉnh đến hai phía của phân bố lệch nhau đến 4 hoặc 5 lần. Đường biểu diễn phân bố của loài Găng cũng đồng dạng với đường phân bố của chung lâm phần.

- Phân bố số cây theo đường kính (N%-D) đều có đỉnh của phân bố tại vị trí D1,3 là 25 cm. Đối với lâm phần, tại khoảng đường kính từ 20 đến 30 cm chiếm hơn 40% số cây của lâm phần. Trong khi đó, phân bố số cây của loài Găng néo cũng có đỉnh rơi vào vị trí D là 25 cm, nhưng số cây chỉ chiếm khoảng hơn 30%. Theo đó, phân bố số cây theo đường kính của lâm phần thì t p trung hơn, còn phân bố của loài Găng néo thì kéo dãn hơn. Điểm khác biệt về N%-D theo địa điểm là tại hòn Bảy Cạnh thì có cấp D1,3 tới 85 cm, trong khi tại Hòn Bà có cấp D1,3 là 75 cm, còn tại khu vực núi Con Ngựa chỉ tới cấp D1,3 là 65 cm.

- Phân bố số cây theo đường kính (N%-H) cũng đều có đỉnh phân bố tại vị trí Hvn là5 m, tại khoảng chiều cao này (từ 4 đến 6 m) chiếm đến hơn 40% số cây của lâm phần. Riêng phân bố số cây của loài Găng néo còn có đỉnh rơi vào vị trí H là 5 đến 7 m và số cây cũng chiếm xấp xỉ gần 40% tổng số cây của loài. Như v y, phân bố N-H của lâm phần cũng như của riêng loài Găng néo đều t p trung ở giá trị nhỏ

thua so với bình quân của nó. Điểm khác biệt về phân bố N%-H theo địa điểm là tại hòn Bảy Cạnh thì đỉnh của phân bố của loài Găng néo tại cấp Hvn là 7 m, trong khi tại Hòn Bà và núi Con Ngựa đều là cấp Hvn 5 m. Thêm nữa, chỉ tại địa điểm Hòn Bà có cấp chiếu cao tới 17 m, còn hai địa điểm kia chỉ tới cấp chiều cao là 15 m.

- Xem xét diễn biến phân bố số cây của đường kính và chiều cao còn thấy rằng, giá trị D1,3 hay Hvn trung bình của lâm phần có thể khác với D1,3 hay Hvn trung bình của loài Găng néo, nhưng ở các cấp D1,3 và Hvn lớn nhất đều có sự hiện diện của những cá thể Găng néo. Nói cách khác, loài cây Găng néo đã đóng góp quyết định vào tầng cây cao của lâm phần.

- Xem xét cấu trúc số cây theo đường kính và chiều cao giữa hai trạng thái rừng (IIB và IIIA1) như trình bày tại Hình 4.5 cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào giữa hai trạng thái cũng như giữa lâm phần chung với quần thể loài cây Găng néo. Có thể nói một cách tổng quát rằng, phân bố số cây của loài Găng néo là mẫu điển hình cho phân bố số cây của cả lâm phần.

Phân bố N% theo D Phân bố N% theo Hvn

Hình 3.5 Biểu đồ phân bố số cây theo D và H giữa hai trạng thái rừng

Cũng qua hai đường biểu diễn phân bố số cây (N% theo D hoặc N% theo H) cho thấy mặc dù có cá thể có D1,3 hay Hvn có giá trị tương đối lớn (D1,3 tới 80 cm và Hvn tới 17 m), nhưng nhìn chung là Hvn và Hdc bình quân đều nhỏ hơn nhiều so với rừng tự nhiên của các khu vực tại miền Đông Nam bộ. Số liệu trình bày trong Bảng 4.5 là một ví dụ khi so sánh rừng phục hồi IIA-IIB của VQG Côn Đảo với

rừng phục hồi IIA của Khu BTTN Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

Bảng 3.5. So sánh một số giá trị mẫu của lâm phần giữa hai khu vực Khu vực M t độ cây

(cây/ha)

D1,3 trung bình (cm)

Hvn trung bình (m)

Hdc trung bình (m)

Côn Đảo 534 24,6 6,7 3,5

Vĩnh Cửu 617 19,4 13,0 6,3

Giải thích cho chiều cao cây rừng thấp bất thường ở Côn Đảo hoàn toàn do điều kiện sống của cây, không chỉ là trên l p địa núi đá mà còn là điều kiện phải thích nghi trước gió biển hàng ngày. Và như v y, dạng cây to bè nhưng thấp là hình thái điển hình của các loài cây rừng sống trong điều kiện kh c nghiệt này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây găng néo (manilkara hexandra dula) phục vụ công tác bảo tồn tại vườn quốc gia côn đảo (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)