Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN
3.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới khả năng nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm
3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng trong giai đoạn vườn ươm
Bảng 3.11a. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của t lệ che sáng đến đường kính cổ rễ (theo nghiệm thức)
Chỉ tiêu Nghiệm thức
Số giá
trị
Dtb (mm)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
Đ.kính
1 (che 25%) 12 3,40 X
13,29 0,000 3 (che 75%) 12 3,43 X
2 (che 50%) 12 3,58 X
Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.
Bảng 3.11b. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của t lệ che sáng đến đường kính cổ rễ (theo thời gian)
Chỉ tiêu Thời gian
Số giá
trị
Dtb (mm)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
Đ.kính
Sau 2 tháng 9 1,60 X
2349 0,000 Sau 4 tháng 9 3,06 X
Sau 6 tháng 9 4,14 X Sau 8 tháng 9 5,09 X
Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.
Từ bảng kết quả phân tích thống kê số liệu sau 8 tháng thực hiện che sáng cho thấy sinh trưởng đường kính có những biểu hiện như sau:
Thứ nhất, về giá trị tuyệt đối đến tháng thứ 8 thì D cổ rễ của NT1 đạt 5,0 mm, của NT2 đạt 5,3 mm (lớn nhất) và NT3 đạt 4,9 mm (thấp nhất). Tuy nhiên, sự khác biệt về D (mm) không có ý nghĩa giữa NT1 và NT3, sự khác biệt là có ý nghĩa giữa NT2 với NT1 và giữa NT2 với NT3 (P = 0,000). Điều đó cho phép khẳng định rằng t lệ che sáng 50% (NT2) là tốt nhất cho sinh trưởng D cổ rễ (mm), nhất là giai đoạn sau 5 tháng tuổi. Đường biểu diễn về sinh trưởng trung bình chung của D theo các tháng như trình bày tại Hình 4.8.
Thứ hai, theo thời gian thì sinh trưởng của tháng này khác biệt rất có ý nghĩa với tháng trước đó (P= 0,000). Đường biểu diễn (xem Hình 4.8) gần như là một đường thẳng tăng liên tục giữa các tháng.
Hình 3.8 Diễn biến sinh trưởng D cổ rể qua các tháng thí nghiệm
Tóm lại, sau 8 tháng trong vườn ươm, t lệ che sáng 50% có tác dụng làm tăng trưởng đường kính cổ rễ tốt hơn so với 25% và 75%, tốc độ sinh trưởng D giữa các tháng sai khác là rất rõ rệt. Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa ánh sáng và thời gian, ảnh hưởng này là có ý nghĩa (P = 0,013, xem Phụ lục 2). Điều đó cho thấy là giữ nguyên chế độ che sáng 50% thì sẽ thúc đẩy sinh trưởng đường kính theo thời gian.
3.2.2.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn, cm) qua các tháng
Tương tự như chỉ tiêu đường kính, chuyên đề tiếp tục xem xét với chỉ tiêu cao cây (Hvn, cm). Kết quả trình bày như dưới đây:
Bảng 3.12a. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của t lệ che sáng đến chiều cao cây (theo nghiệm thức)
Chỉ tiêu Nghiệm thức
Số giá
trị
Htb (cm)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
Chiếu cao
1 (che 25%) 12 8,68 X
0,18 0,840
3 (che 75%) 12 8,76 X
2 (che 50%) 12 8,79 X
Bảng 3.12b. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của t lệ che sáng đến chiều cao cây (theo thời gian)
Chỉ tiêu Thời gian
Số giá
trị
Htb (cm)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
Chiều cao
Sau 2 tháng 9 1,57 X
2064 0,000 Sau 4 tháng 9 3,06 X
Sau 6 tháng 9 3,79 X Sau 8 tháng 9 5,08 X
Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.
Từ bảng kết quả phân tích thống kê số liệu thu được sau 8 tháng thực hiện che sáng cho thấy sinh trưởng chiều cao có biểu hiện như sau:
Thứ nhất, về giá trị tuyệt đối đến tháng thứ 8 thì H của NT1 đạt 13,5 cm, của NT2 đạt 13,7 cm (lớn nhất) và NT3 đạt 13,4 cm (thấp nhất). Tuy nhiên, sự khác biệt về H (cm) giữa các nghiệm thức trên đều không có ý nghĩa (P = 0,840). Điều đó cho phép tính trung bình chung về sinh trưởng của H (cm) theo các tháng (xem ở Hình 4.9).
Thứ hai, theo thời gian thì sinh trưởng của tháng này khác biệt rất có ý nghĩa với tháng trước đó (P= 0,000). Đường biểu diễn (Hình 4.9) gần như là một đường cong tăng liên tục giữa các tháng. Tuy nhiên, so với sinh trưởng của D thì tốc độ tăng trưởng của H có sai khác rõ từ sau 5 tháng.Ở sinh trưởng D thì đường biểu diễn gần như là đường thẳng, hiển thị cho tốc độ tăng đều đặn; còn đường biểu diễn của H có điểm uốn tại tuổi 5 (tháng), sau đó diễn biến vẫn có dạng đường thẳng, hiển thị cho hai giai đoạn có tốc độ tăng trưởng khác nhau.
Hình 3.9 Diễn biến sinh trưởng chiều cao qua các tháng thí nghiệm
Tóm lại, sau 8 tháng thí nghiệm trong vườn ươm, t lệ che sáng 50% vẫn làm cho sinh trưởng chiều cao đạt lớn nhất, nhưng sự sai khác về sinh trưởng chiều cao so với các t lệ 25% và 75% chưa có khác biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng chiều cao giữa các tháng vẫn là rất rõ rệt, đặc biệt có sự tăng vọt về chiều cao từ sau tháng thứ 5.
Tuy nhiên, khác với chỉ tiêu đường kính, ở đây tương tác giữa che sáng và thời gian là không có tác dụng tới sinh trưởng chiều cao cây (P = 0,999, xem phụ lục 2). Như v y, chưa thể khẳng định ảnh hưởng của ánh sáng là liên tục như nhau trong suốt giai đoạn thí nghiệm.
3.2.2.3 Sinh trưởng số lá của cây con qua các tháng
Cùng với việc xem xét các chỉ tiêu định lượng là đường kính cổ rễ và chiều cao cây, đề tài tiếp tục đánh giá sinh trưởng của cây con Găng néo với chỉ tiêu số lá.
Kết quả trình bày như dưới đây:
Bảng 3.13a. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của t lệ che sáng đến số lá trên cây (theo nghiệm thức)
Chỉ tiêu Nghiệm thức
Số giá
trị
Số lá (lá)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
Số lá
1 (che 25%) 12 5,97 X
0,09 0,910
3 (che 75%) 12 6,00 X
2 (che 50%) 12 6,05 X
Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.
Bảng 3.13b. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm Duncan ảnh hưởng của t lệ che sáng đến số lá trên cây (theo thời gian)
Chỉ tiêu Thời gian
Số giá
trị
Số lá (lá)
Nhóm thuần
nhất
F–ratio P-value
Số lá
Sau 2 tháng 9 2,20 X
799 0,000 Sau 4 tháng 9 4,37 X
Sau 6 tháng 9 5,92 X Sau 8 tháng 9 11,56 X
Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.
Từ bảng kết quả phân tích thống kê số liệu sau 8 tháng thực hiện che sáng cho thấy sinh trưởng chiều cao có biểu hiện như sau:
Một, về giá trị tuyệt đối đến tháng thứ 8 thì số lá của NT1 đạt 11,5 cm, của NT2 và NT3 cùng đạt 11,6 cm (lớn nhất). Chênh lệch về số lá giữa các tháng cũng không nhiều. Theo đó, sự khác biệt về số lá giữa các nghiệm thức trên đều không có ý nghĩa (P = 0,910). Điều đó cho phép tính trung bình chung về số lá có được theo các tháng (xem ở Hình 4.10).