Đặc điểm hoạt động TT-TV tại trường ĐHSP Hà Nội

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lí tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (Trang 21 - 31)

CHƯƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VỚI VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC XỬ LÍ TÀI LIỆU

1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.1.3 Đặc điểm hoạt động TT-TV tại trường ĐHSP Hà Nội

Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội là thư viện trung tâm của trường về nguồn tin giáo dục, khoa học. Trung tâm có chức năng thu thập, lưu trữ, bảo quản các nguồn tin nhằm phục vụ nhu cầu thông tin của đông đảo NDT trong các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lí.

Bởi vậy trọng tâm chính trong chính sách phát triển nguồn tin của Trung tâm là bổ sung các loại hình tài liệu trong nước thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và lí luận sư phạm.

Nguồn lực thông tin là một phần của trí tuệ, là kết qủa lao động có khoa học, kiến thức, sáng tạo của con người, phản ánh những kiến thức được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. Vì vậy, nó phải là đặc trưng, sản phẩm của thời đại, của nền văn hóa tri thức.

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành cùng với sự trưởng thành của trường ĐHSP Hà Nội, Trung tâm ngày nay đã xây dựng được một nguồn lực thông tin khá đa dạng phong phú, kể cả tài liệu dạng văn bản truyền thống đến các CSDL thư mục.

Nguồn thông tin truyền thống

Trung tâm có khối lượng tài liệu truyền thống với khoảng hơn 300.000 bản (tính đến hết tháng 3 năm 2011) bao gồm các sách thuộc các lĩnh vực giáo dục, sách tham khảo, sách tra cứu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các tài liệu bằng các thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc.

Cụ thể số tài liệu truyền thống được thống kê qua bảng sau

Bảng 1: Thống kê số lượng tài liệu truyền thống STT Loại hình tài liệu Số lượng

tên tài liệu Số bản Tỷ lệ (%)

1 Sách Việt 45.841 226.664 75

2 Sách ngoại 14.078 16.679 5

3 Luận án, luận văn 10.243 12.833 4

4 Tạp chí 935 46.000 15

5 Đề tài nghiên cứu khoa học 2.000 2.057 1 + Kho tài liệu tiếng Việt

Gồm 45.841 tên tài liệu tương đương với 226.664 bản chiếm khoảng 75% tài liệu truyền thống. Trong đó chủ yếu tập trung các sách về các ngành KHXH, KHTN, các sách về lí luận sư phạm và đổi mới phương pháp giảng dạy. Kho sách Việt còn có tài liệu tham khảo, sách tra cứu như từ điển, bách khoa toàn thư, niên giám, thống kê, sổ tay, sách giáo trình - đây là loại tài liệu tương đối lớn của Trung tâm, cung cấp cho học viên, sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực giáo dục mà họ đang theo học.

+ Kho sách ngoại

Gồm 14.078 tên tài liệu tương đương với 16.679 bản, chiếm 5% lượng tài liệu truyền thống. Chủ yếu là các sách tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung, và có một số lượng tương đối lớn sách tiếng Nga nhưng hiện nay Trung tâm chưa xử lí để đưa vào CSDL. Tài liệu Hán Nôm lưu giữ khoảng 700 bản và hiện nay chưa được đưa ra phục vụ.

+ Kho tài liệu luận án, luận văn

Gồm 10.243 tên tài liệu tương đương với 12.833 bản, chiếm 4% lượng tài liệu truyền thống. Đây là hệ thống luận án, luận văn do Trường ĐHSP Hà Nội đào tạo - đây có thể coi là kho tài liệu quý của Trung tâm. Chính vì vậy

hàng năm Trung tâm có trách nhiệm thu thập, lưu giữ và bảo quản tất cả những sản phẩm được bảo vệ tại trường. Đây loại hình tài liệu được nghiên cứu sinh và học viên cao học sử dụng tham khảo thường xuyên và rất hữu ích cho các đề tài nghiên cứu của họ.

+ Kho báo, tạp chí

Gồm 46.000 cuốn tạp chí chuyên ngành với khoảng 935 đầu tạp chí tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga. Chủ yếu là các tạp chí chuyên ngành về các lĩnh vực như vật lí, toán học, văn học, giáo dục, lịch sử, triết học, ngôn ngữ,…

Trong đó các tạp chí tiếng Việt được lưu giữ từ rất lâu và tương đối đầy đủ các số trong năm như tạp chí Nghiên cứu văn học được lưu giữ từ năm 1960, tạp chí Nghiên cứu giáo dục từ năm 1969, Nghiên cứu lịch sử từ năm 1959, Ngôn ngữ từ năm 1969 cho đến nay. Các loại báo được lưu giữ đầy đủ, có loại từ năm 1958 như báo Văn nghệ, Nhân dân,…

+ Đề tài nghiên cứu khoa học

Gồm 2000 tên tài liệu tương đương với 2057 cuốn chiếm 1% lượng tài liệu truyền thống tại Trung tâm.

Tỉ lệ nguồn tài liệu truyền thống được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Tỉ lệ các loại hình tài liệu truyền thống

Tỉ lệ các loại hình tài liệu truyền thống

75%

5%

4%

15% 1%

Sách Việt Sách ngoại Luận văn Tạp chí Đề tài NCKH

Nguồn thông tin điện tử

Vì mới bước đầu ứng dụng phần mềm Libol nên số lượng tài liệu điện tử tại Trung tâm còn tương đối ít, cụ thể như sau:

Bảng 2: Các loại CSDL

STT CSDL Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Sách Việt 45.841 52

2 Sách ngoại 14.078 16

3 Tạp chí 935 1

4 Bài trích tạp chí 15.498 17

5 Luận văn, luận án 10.237 12

6 Đề tài nghiên cứu khoa học 2.000 2

+ CSDL sách tiếng Việt: Trung tâm đã xây dựng được 45.841 biểu ghi, trong đó bao gồm cả các tài liệu tham khảo, sách tra cứu chiếm 52% nguồn tài liệu điện tử.

+ CSDL sách ngoại: Gồm 14.078 biểu ghi chiếm 16% tổng số các loại CSDL.

+ Bài trích tạp chí: Hiện nay Trung tâm đã xây dựng được 15,498 biểu ghi chiếm 17% tổng số các loại CSDL.

+ Luận án, luận văn: Gồm 10,237 biểu ghi chiếm 12% trong tổng số các loại CSDL tại Trung tâm

+ Đề tài nghiên cứu khoa học:Gồm 2000 biểu ghi chiếm 2% tổng số các loại CSDL.

Số lượng tài liệu điện tử được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Tỉ lệ các loại CSDL

Tỉ lệ các loại CSDL

52%

16%

12%

1%

2%

17%

Sách Việt Sách ngoại Luận văn Tạp chí Đề tài NCKH Bài trích tạp chí

Ngoài ra còn có một số lượng nhỏ tài liệu điện tử như:

- Băng video: 87 băng - Băng cassette: 157 băng - Đĩa CD – ROM: 1259 đĩa

Các loại CSDL mà Trung tâm đã mua để bạn đọc tra cứu bao gồm:

- Tạp chí khoa học Giáo dục Anh Mỹ (1983-2007) - Tạp chí tiếng Việt

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và Nhà nước từ 1984 đến 2008 - Tạp chí điện tử trực tuyến của Viện Vật lí Mỹ (IOP)

- Tạp chí điện tử trực tuyến của Hội hóa học Hoàng gia Anh (RSC) - Phần mềm học tiếng Anh

1.1.3.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

NDT là thành phần không thể thiếu trong bất kì hoạt động của một cơ quan TT-TV nào. NDT và NCT của họ là cơ sở để định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của một cơ quan TT-TV. Nắm vững nhu cầu thông tin đáp ứng kịp thời đầy đủ và chính xác nhu cầu thông tin của NDT là một trong

những nhiệm vụ quan trọng của thư viện nói chung và trung tâm TT-TV các trường đại học nói riêng.

NDT ở Trung tâm là toàn thể cán bộ quản lí, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học, học sinh phổ thông chuyên, sinh viên các hệ đào tạo tại chức, từ xa, chuyên tu trong trường và một số lượng lớn NDT là bạn đọc ngoài trường.

Mỗi nhóm NDT đều có sở thích, NCT khác nhau song đều có điểm chung là họ vừa là người khai thác sử dụng, vừa là người cung cấp thông tin.

Để thỏa mãn NCT ngày càng cao của họ, Trung tâm cần phải phát triển nhiều dịch vụ nhằm đem lại hiệu quả cao cho NDT.

Thành phần NDT của Trung tâm rất đa dạng và đông đảo, có thể được chia thành các nhóm:

- Nhóm 1: NDT là cán bộ quản lí, lãnh đạo

NDT thuộc nhóm này vừa làm công tác quản lí vừa tham gia nghiên cứu khoa học và đồng thời tham gia công tác giảng dạy ở nhiều nơi. Đó là cán bộ quản lí ở các trường đại học, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và cán bộ quản lí thuộc các sở giáo dục, phòng giáo dục ở địa phương.

NCT của nhóm này vừa rộng, vừa sâu, nhiều lĩnh vực, đa dạng về hình thức, nội dung và mức độ thông tin. Tính chất thông tin phải kịp thời, chính xác, cô đọng, lôgic. Như vậy nhóm NDT là cán bộ quản lí, lãnh đạo thường có NCT về những vấn đề có tính chất tổng hợp.

- Nhóm 2: NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

Cán bộ giảng dạy là những người có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục đào tạo của cả hệ thống giáo dục. Nhóm NDT này có trình độ chuyên môn cao. Họ là những người có ảnh hưởng tích cực tới công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước, họ vừa là người tiếp cận thông tin (nghiên cứu

viết các đề tài khoa học, soạn giáo trình, …) và vừa là người chuyển giao thông tin thông qua công tác giảng dạy.

Đặc điểm của nhóm này là trình độ cao, nhạy bén, linh hoạt, kiên trì,...vì vậy NCT của họ có tính khoa học, vừa có tính tổng hợp, vừa có tính chuyên sâu, đòi hỏi tính lôgic và tính hệ thống.

Về hình thức thông tin nhóm NDT này đòi hỏi hình thức thông tin phải đa dạng, phong phú. Họ có khuynh hướng sử dụng tài liệu hiện đại nhiều hơn bởi giá trị thông tin, tính cập nhật, đáp ứng sự thay đổi của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Nội dung thông tin được cung cấp phải đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, cập nhật. Nói cách khác họ không chỉ có nhu cầu về một vấn đề cụ thể nào đó hoặc các khía cạnh khác của vấn đề mà còn về những vấn đề khác có liên quan.

- Nhóm 3: NDT là học viên

NDT thuộc nhóm này phần lớn là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, một số ít là học sinh phổ thông các khối chuyên của trường (sau đây gọi tắt là học viên). Ngoài ra còn có một số sinh viên, học viên cao học ngoài trường có nhu cầu sử dụng Trung tâm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và làm khoá luận, bài tập như các sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm 2, Đại học Thái Nguyên…

Đây là nhóm NDT đông nhất và có nhu cầu thông tin đa dạng. Không thể phủ nhận một điều rằng việc học trên giảng đường là chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi của mọi học viên cao học, sinh viên và học sinh, vì thế việc đến thư viện để trau dồi kiến thức là rất quan trọng và cần thiết. Sinh viên sẽ cần đến những tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, lịch sử, xã hội, các tài liệu chuyên ngành… để phục vụ nhu cầu hiểu biết và yêu cầu học tập theo chương trình đào tạo của nhà trường. NCT của họ gắn với chương trình học tập hàng năm và trong bất kì thời điểm nào, nhóm NDT này luôn chiếm ưu thế tại Trung tâm.

Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, cùng với những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như những yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, nhóm người dùng tin này đã tăng lên đáng kể. Trình độ học vấn của nhóm này thấp hơn so với nhóm 1 và nhóm 2.

Trên đây là đặc điểm và nhu cầu của từng loại đối tượng NDT, tuy nhiên thì nhu cầu của họ có sự khác biệt đối với mỗi loại hình tài liệu ở Trung tâm, cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3: Tình hình sử dụng các loại hình tài liệu tại Trung tâm Nhóm

Loại hình tài liệu

Tổng số phiếu

Cán bộ Quản lý

Cán bộ

Giảng dạy Học viên

SL % SL % SL % SL %

Sách tiếng Việt 251 87,8 38 15,1 33 13,1 180 71,8 Sách ngoại văn 36 12,6 16 44,4 17 47,3 3 8,3 Báo, tạp chí 145 50,7 37 25,5 32 22,1 76 52,4 Luận văn, luận án 159 55,6 19 11,9 20 12,6 120 75,5 Đề tài nghiên cứu khoa

học 58 20,3 4 6,9 27 46,6 27 46,6

Tài liệu điện tử 33 11,5 8 24,2 6 18,2 19 57,6 Trong giai đoạn hiện nay, NCT của NDT cao hơn, phong phú và đa dạng hơn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Những thông tin được NDT quan tâm thường được họ khai thác ở các loại hình tài liệu khác nhau, với mục đích đáp ứng cho NCT của mình một cách hữu hiệu nhất.

Số liệu bảng trên cho thấy tất cả các loại hình tài liệu của Trung tâm đều được NDT sử dụng thường xuyên. Trong đó phần lớn NDT đều có nhu cầu sử dụng tài liệu dạng sách, đặc biệt là sách tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao nhất

với 87,8%, NDT sử dụng luận văn, luận án cũng tương đối nhiều chiếm 55,6%; sách ngoại được NDT sử dụng thấp nhất chỉ chiếm 12,6% người sử dụng báo và tạp chí có tỉ lệ là 50,7%; 11,5% NDT sử dụng tài liệu điện tử;

20,3% NDT sử dụng tài liệu là đề tài nghiêm cứu khoa học của trường.

Sách là loại hình tài liệu truyền thống, luôn được NDT ưa chuộng. Nhu cầu sử dụng sách tiếng Việt chiếm ti lệ cao nhất trong các loại hình thuộc tài liệu Trung tâm. Thông tin trên sách tuy không được cập nhật như trên báo nhưng có độ tin cậy cao cho mục đích nghiên cứu và học tập.

Báo là loại hình tài liệu chứa đựng nhiều thông tin thời sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục… Đọc báo là nhu cầu cần thiết của cán bộ quản lí, nó phù hợp với công việc của họ.

Tuy nhiên, bạn đọc sử dụng loại hình tài liệu này thấp hơn so với sách và luận văn, luận án do phương thức phục vụ chỉ mở cửa vào giờ hành chính trong khi đó loại hình tài liệu này chủ yếu là để giải trí và cập nhật nên nhiều khi bạn đọc muốn sử dụng nhưng lại không có thời gian, đồng thời Trung tâm lại không có hình thức cho mượn về nên hạn chế phần nào nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu này.

Với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại, tài liệu điện tử là loại hình tài liệu bước đầu được NDT quan tâm sử dụng. Ưu điểm của loại hình tài liệu này là gọn, nhẹ, dễ vận chuyển, dung lượng lớn, có khả năng biểu đạt nội dung thông tin đa dạng, trực quan, tốc độ truy cập nhanh…

Mặc dù, nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu này tại Trung tâm ngày một tăng lên nhưng vốn tài liệu điện tử tại Trung tâm hiện có tỉ lệ khá khiêm tốn.

Trong tương lai gần Trung tâm cần có những chính sách bổ sung phù hợp để thu thập được nhiều tài liệu điện tử với chất lượng cao nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của NDT.

Trong nhóm cán bộ quản lý, các loại hình tài liệu được họ sử dụng là ít

nhất, sách Việt và luận án, luận văn ít được quan tâm nhất chỉ chiếm có 15,1% và 11,9% trong khi đó báo và tạp chí chiếm 25,5%. Tuy nhiên, sách ngoại văn chiếm 44,4% lại được họ sử dụng nhiều hơn sách tiếng Việt. Đề tài và tài liệu điện tử chiếm 6,9% và 24,2%.

Khác với nhóm CBQL, nhóm cán bộ CBGD chiếm tỉ lệ cao trong việc sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học với chiếm 46,6% chủ yếu để cập nhật thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu.

Nhu cầu về các loại hình tài liệu của nhóm này cũng tương đối đồng đều nhau. Tỉ lệ sử dụng sách tiếng Việt là thấp nhất chỉ chiếm 13,1%, trong khi đó thì lại có thời gian nghiên cứu báo, tạp chí và luận án với tỉ lệ là 22,1%

và 12,6%. Có thể nói nhu cầu sử dụng dạng tài liệu luận án, luận văn của 2 nhóm này tương đối giống nhau.Tài liệu điện tử cũng được nhóm này quan tâm với tỉ lệ là 18,2%. Đặc biệt nhóm CBGD lại rất quan tâm đến tài liệu ngoại văn với tỉ lệ khá cao chiếm 47,3%. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay thì tài liệu ngoại văn đã được đông đảo NDT trong toàn trường quan tâm, điều này đã làm thay đổi cách thức bổ sung của Trung tâm nghĩa là không chỉ bổ sung sách Việt mà sách ngoại cũng nên bổ sung với một số lượng tương đối để đáp ứng nhu cầu của NDT trong toàn trường.

Đối với nhóm học viên, loại hình tài liệu được họ sử dụng thường xuyên nhất là sách Việt chiếm 71,8% và tiếp đến là luận văn được họ sử dụng để nghiên cứu khoa học chiếm tỉ lệ cao nhất là 75,5%. Họ cũng dành nhiều thời gian cho việc cập nhật các thông tin trên báo chí với tỉ lệ 53,7%; đề tài nghiên cứu khoa học được sử dụng nhiều hơn loại hinh báo, tạp chí là 52,4%.

Loại hình tài liệu ít được quan tâm sử dụng ở nhóm này là tài liệu ngoại văn chỉ chiếm 8,3%, có thể là do nhu cầu chưa thực sự cần hoặc là do trình độ ngoại ngữ chưa đủ để sử dụng dạng tài liệu này. Tài liệu điện tử và đề tài cũng được nhóm này quan tâm với tỉ lệ là 57,6% và 46,6%.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lí tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)