Thực trạng giáo dục THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ…

2.2. Thực trạng giáo dục THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Toàn huyện Yên Lập có 18 trường THCS (trong đó có 01 trường Tiểu học và THCS), bảo đảm mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 trường THCS công lập (riêng thị trấn Yên Lập có diện tích rộng và dân số đông nên có 2 trường THCS là THCS Thị trấn 1 và THCS Thị trấn 2). Số trường THCS đạt chuẩn quốc gia có 8 trường đạt tỷ lệ 44,4%; tính đến hết năm học 2014 - 2015, cấp THCS có 171 phòng học, trong đó phòng học kiên cố 170 đạt tỷ lệ 99,4%, còn 01 phòng học cấp 4.

Quy mô học sinh THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có sự biến động theo từng năm học như các số liệu tại bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1. Quy mô giáo dục THCS

Chỉ tiêu Năm học

2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 -2015

Trường 18 18 18 18

Lớp 155 158 159 162

Học sinh 4.354 4.401 4.473 4.704

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập [23])

Phân tích các số liệu thống kê về tình hình phát triển trường, lớp, học sinh từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015 cho thấy:

Số lượng trường không thay đổi, số lượng lớp và số lượng học sinh đều tăng qua các năm học, tuy nhiên, biên độ tăng không lớn. Điều này chứng tỏ giáo dục THCS đang có chiều hướng phát triển, nhu cầu học tập của học sinh có chiều hướng tăng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh. Qua đó khẳng định giáo dục THCS ở huyện Yên Lập đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của học sinh, thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT về số lượng học sinh/lớp và các đồ dùng, thiết bị dạy học.

2.2.2. Đội ngũ CBQL và giáo viên THCS

Cấp THCS của huyện Yên Lập hiện có 410 cán bộ và giáo viên, trong đó có 36 CBQL, 374 giáo viên; 100% giáo viên THCS đạt chuẩn trở lên như số liệu tại bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL và giáo viên trường THCS Đối tượng Số lượng Tỷ lệ % Đạt chuẩn về trình độ đào tạo

Thạc sĩ 0 0

Đại học 262 63,9 Trên chuẩn

Cao đẳng 148 36,1 Đạt chuẩn

Trung cấp 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập)

Trong tổng số 410 CBQL và giáo viên có 241 đảng viên, chiếm tỷ lệ 58,8%;

có 237 là nữ, chiếm tỷ lệ 57,8%; có 171 là người dân tộc thiểu số, chiếm 41,7%;

85 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 20,7%.

Đội ngũ CBQL và giáo viên có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp;

nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sỹ thi đua cấp huyện, tỉnh và được UBND huyện tặng giấy khen, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL và giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đến hết năm học 2014 - 2015 đã có 100% CBQL và giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 262 người có trình độ đào tạo trên chuẩn, đạt tỷ lệ 63,9%. Đa số CBQL và giáo viên có đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng để phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Đội ngũ CBQL và giáo viên tương đối đủ, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu phát triển giáo dục THCS của huyện trong bối cảnh hiện nay. Hằng năm, căn cứ vào quy mô trường, lớp, số giáo viên chuyển công tác ra khỏi huyện, số giáo viên nghỉ hưu, Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD&ĐT tham mưu UBND huyện căn cứ vào định mức biên chế ngành giáo dục của huyện do UBND tỉnh giao tiến hành tuyển dụng, hợp đồng bổ sung giáo viên mới có trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành giáo dục. Đồng thời, sắp xếp, luân chuyển giáo viên để khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ của các trường, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện.

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và giáo viên THCS được ngành giáo dục huyện quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đi vào nền nếp. Đội ngũ CBQL và giáo viên THCS đã dần được trang bị kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính, quản lý giáo dục, quản lý trường học và các kiến thức bổ trợ khác như tin học, ngoại ngữ, …

Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đã đạt được, thực trạng đội ngũ CBQL và giáo viên THCS của huyện Yên Lập vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

Đội ngũ CBQL và giáo viên cơ cấu chưa hợp lý, số lượng giáo viên phân bổ không đều ở các trường, các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường hay thiếu giáo viên. Trình độ CBQL và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, song tỷ lệ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán không nhiều; một bộ phận giáo viên có tuổi cao, do đó khả năng thích nghi, tiếp cận với tiến bộ khoa học

công nghệ, đổi mới giáo dục còn chậm; kiến thức ngoại ngữ, tin học của giáo viên còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, và một trong những nguyên nhân chính là do công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL và giáo viên THCS ở huyện Yên Lập chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

2.2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính giáo dục THCS

Trong những năm qua, UBND huyện luôn quan tâm điều hành nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn bố trí lồng ghép các nguồn vốn như chương trình 135, giảm nghèo bền vững và chương trình 229, nguồn thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất, … để tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường. Vì thế, cơ sở vật chất các nhà trường được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Đến hết năm học 2014 - 2015, huyện Yên Lập có 18 trường THCS với tổng số 171 phòng học, trong đó có 170 phòng học kiên cố (đạt tỷ lệ 99,4%), còn 01 phòng học cấp 4; có 18 nhà hiệu bộ, 18 thư viện trường học, 38 phòng học bộ môn, 18 phòng đoàn đội.

Theo kế hoạch của UBND huyện Yên Lập, giai đoạn 2015 - 2020, huyện tiếp tục tập trung các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng các phòng chức năng, phòng học bộ môn, nhà tập luyện đa năng cho các nhà trường góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2012 - 2020. Tỷ lệ chi ngân sách thường xuyên của cấp THCS đạt gần 19%, cơ bản đáp ứng việc chi lương và chi cho hoạt động chuyên môn của các trường THCS.

Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học nhìn chung đã cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục của các trường, song còn thiếu tính đồng bộ và cân đối giữa các trường theo vùng, miền trong huyện. Hiện nay, 100% trường THCS được kết nối mạng internet, 08 trường có phòng máy vi tính với số lượng máy đủ đáp ứng yêu cầu cho học sinh thực hành môn Tin học; các trường THCS đều có máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và các hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo dục của nhà trường.

Chế độ chính sách của giáo viên và học sinh được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; đặc biệt là chính sách hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó

khăn, con của các hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn được thực hiện đúng quy định, góp phần hỗ trợ đời sống để các em yên tâm đến trường.

Ngoài kinh phí do nhà nước đảm bảo, ngành giáo dục và các trường đều quan tâm tuyên truyền, vận động phụ huynh, tranh thủ sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm để có nguồn kinh phí sửa chữa, chống xuống cấp, tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, do xuất phát điểm kinh tế - xã hội của huyện thấp, nguồn lực của cức tổ chức, cá nhân ở địa phương hạn chế, do đó ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục của các trường THCS.

2.2.4. Chất lượng giáo dục THCS

Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của huyện tương đối ổn định và phát triển vững chắc, số lượng học sinh THCS xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS các năm đều đạt trên 98%. Chất lượng giáo dục học sinh THCS (hạnh kiểm và học lực) được thể hiện bởi các số liệu tại bảng 2.3 và bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.3. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THCS Năm học

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ %

2011-2012 3157 72,5 1036 23,8 135 3,1 26 0,6

2012-2013 3217 73,1 1030 23,4 132 3,0 22 0,5

2013-2014 3278 73,3 1038 23,2 148 3,3 9 0,2

2014-2015 3585 76,2 978 20,8 136 2,9 5 0,1

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập [23]) Bảng 2.4. Xếp loại học lực của học sinh các trường THCS Năm học

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

%

2011-2012 444 10,2 1807 41,5 1968 45,2 135 3,1

2012-2013 462 10,5 1809 41,1 2002 45,5 128 2,9

2013-2014 479 10,7 1825 40,8 2053 45,9 116 2,6

2014-2015 522 11,1 1990 42,3 2112 44,9 80 1,7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập [23])

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w