CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ…
2.4. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.4.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/HU ngày 15/4/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Lập về "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện
giai đoạn 2011-2015", UBND huyện đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL cho ngành giáo dục Yên Lập theo từng giai đoạn 5 năm, với định hướng như sau:
Việc quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững chắc giữa các thế hệ. Hằng năm có kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả với UBND huyện.
Căn cứ để xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS: Xu hướng phát triển GD&ĐT của huyện, dự báo quy mô phát triển các trường THCS, chỉ tiêu số lượng cán bộ, độ tuổi, cơ cấu giới, tiêu chuẩn CBQL trường THCS.
Các bước quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS:
- Việc lập quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS do Ban Giám hiệu các trường và đứng đầu là Hiệu trưởng chủ trì.
- Tổ chức hội nghị thống nhất các tiêu chuẩn và giới thiệu nhân sự và lấy phiếu tín nhiệm của tất cả CBQL, giáo viên, nhân viên, của các đoàn thể trong nhà trường, chi ủy chi bộ nhà trường về nhân sự đã giới thiệu trong nguồn bổ nhiệm các chức danh quản lý nhà trường.
- Một chức danh cần 2 đến 3 phương án lựa chọn theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Căn kứ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, các nhà trường tiến hành lập quy hoạch và gửi về Phòng GD&ĐT.
- Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL chung của cả ngành (trong đó có quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS), báo cáo kết quả với UBND huyện. UBND huyện xem xét,cho ý kiến chỉ đạo và trình Ban Tổ chức Huyện ủy thẩm định và trình Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, phê duyện. Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là căn cứ trong việc bổ nhiệm, xât dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý, giao việc thử thách, ...
Kết quả điều tra đánh giá công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Yên Lập được thể hiện qua bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11. Kết quả điều tra đánh giá công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
S Các hoạt động quản lý Mức độ (Phiếu/%)
TT Tốt Khá Trung
bình Yếu 1
Đánh giá các cơ hội và thách thức từ bối cảnh bên ngoài đối với mọi hoạt động giáo dục và hoạt động phát triển đội ngũ CBQL của trường THCS.
31 31%
25 25%
36 36%
8 8%
2
Đành giá thực trạng đội ngũ và quản lý hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THCS để nhận biết rõ những khó khăn và thuận lợi về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất đội ngũ.
27 27%
30 30%
28 28%
15 15%
3
Thực hiện dự báo về quy mô phát triển mạng lưới các trường THCS để nhận biết nhu cầu đội ngũ CBQL về số lượng.
25 25%
27 27%
36 36%
12 12%
4
Đề ra mục tiêu phát triển đội ngũ về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất đội ngũ CBQL trường THCS.
28 28%
34 34%
28 28%
10 10%
5
Xác định rõ lộ trình từng hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THCS để đạt được các mục tiêu của quy hoạch.
21 21%
24 24%
36 36%
19 19%
6
Xác định các giải pháp hoặc biện pháp thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
25 25%
31 31%
32 32%
12 12%
7
Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để thực hiện phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
23 23%
30 30%
26 26%
21 21%
8
Xây dựng và thực hiện thường xuyên hoạt động rà soát, đánh giá, lựa chọn CBQL từ đội ngũ giáo viên và CBQL trong từng trường học.
23 23%
33 33%
35 35%
9 9%
9
Xác định và thực hiện phương thức kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS để kịp thời rút kinh nghiệm.
21 21%
34 34%
32 32%
13 13%
Theo số liệu ở bảng 2.11 cho thấy công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện có nhiều ưu điểm; tuy nhiên cũng còn nhiều nội dung hoạt động kết quả không cao, điều đó phản ánh khá chính xác những hạn chế, tồn tại trong công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập, như:
- Hầu hết các đơn vị chỉ lập danh sách nhân sự được quy hoạch, chưa xây
dựng được đề án quy hoạch CBQL trong đó quy định rõ mục đích, yêu cầu và các tiêu chuẩn chức danh đối với từng vị trí cụ thể.
- Quy hoạch còn mang nặng tính thụ động, tuần tự, khép kín, cục bộ ở trong một đơn vị, địa phương; chưa gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự gắn chặt với bổ nhiệm, dẫn đến nhiều cán bộ đã được quy hoạch dự nguồn nhưng lại không được bổ nhiệm.
- Quy hoạch chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng. Sau khi quy hoạch cán bộ, chưa chú ý cử người dìu dắt, giúp đỡ, chưa kịp thời cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, hoặc cử đi đào tạo cử nhân quản lý giáo dục trước khi họ được bổ nhiệm. Còn xảy ra tình trạng bổ nhiệm song mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng.