Cụ thể hóa và vận dụng Chuẩn CBQL trường THCS cho phù hợp với huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ…

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.1. Cụ thể hóa và vận dụng Chuẩn CBQL trường THCS cho phù hợp với huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ…

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Mục đích: Trên cơ sở quy định về Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, cụ thể hóa được các tiêu chuẩn cho đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, việc đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THCS hyện Yên Lập được thực hiện theo Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, đối với chức danh Phó Hiệu trưởng thì dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng trường THCS được quy định trong Điều lệ trường THCS và Công văn số 630/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 16/02/2012 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX.

Các quy định cụ thể đối với tiêu chuẩn của CBQL của từng cấp học hiện nay tỉnh Phú Thọ chưa ban hành. Chính vì vậy, cần phải cụ thể hóa các quy định trên

thành các tiêu chuẩn CBQL trường THCS và vận dụng để đội ngũ CBQL các trường THCS đối chiếu với các tiêu chuẩn đó để tự đánh giá về bản thân. Từ đó họ tự xây dựng kế hoạch tự học tập, rèn luyện để hoàn thiện về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường.

Chuẩn CBQL trường THCS huyện Yên Lập là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đúng cán bộ, thực hiện các chế độ, chính sách; đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Từ đó, thông qua các tiêu chuẩn để lựa chọ được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời một mặt cũng công khai các tiêu chuẩn, tạo được động cơ, mục tiêu phấn đấu cho những cá nhân có năng lực, có ý chí phấn đấu.

Như vậy, để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trước hết chúng ta phải cụ thể hóa được tiêu chuẩn của đội ngũ này.

3.2.1.2. Nội dung:

* Các yêu cầu của Chuẩn: Chuẩn CBQL trường THCS huyện Yên Lập phải đảm bảo được các yêu cầu:

Thứ nhất: Chuẩn phải được thể hiện cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL.

Thứ hai: Chuẩn phải thể hiện được các năng lực thực hiện các chức năng quản lý của người CBQL trường THCS, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và đánh giá.

Thứ ba: Chuẩn phải được thể hiện ở hiệu quả công tác của người CBQL, đó là khối lượng, chất lượng công việc đạt được và tác dụng của nó trong thực tiễn.

Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đề xuất các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể của CBQL các trường THCS huyện Yên Lập như sau:

* Các tiêu chí trong các tiêu chuẩn của Chuẩn:

- Đối với Hiệu trưởng: Thực hiện theo 23 tiêu chí trong 3 tiêu chuẩn của Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS.

- Đối với Phó Hiệu trưởng: Các tiêu chí trong các tiêu chuẩn của Chuẩn bao gồm:

+ Tiêu chuẩn về phẩm chất: Gồm 14 tiêu chí về phẩm chất chính trị, phẩm

chất đạo đức nghề nghiệp để làm cơ sở nhìn nhận, đánh giá phẩm chất của CBQL trường THCS:

(1). Hiểu rõ và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

(2). Có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

(3). Có ý thức chấp hành tốt kỷ luật lao động.

(4). Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, địa phương và nhà trường.

(5). Tích cực, nhạy bén với những vấn đề mới; kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ và những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

(6). Đánh giá, nhận xét các vấn đề đảm bảo nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển; nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, chính xác.

(7). Có ý chí vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

(8). Mẫu mực về sư phạm, phát huy vai trò của mình trong tập thể sư phạm nhà trường.

(9). Có uy tín cao trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và sự tín nhiệm của cấp trên.

(10). Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người, biết quý trọng con người.

(11). Phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, gần gũi.

(12). Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên và đánh giá cấp dưới.

(13). Có ý thức thực hành tiết kiệm, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

(14). Tận tụy trong công việc, gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt.

+ Tiêu chuẩn về năng lực: Gồm 15 tiêu chí về năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và năng lực quản lý nhà trường để làm cơ sở nhìn nhận, đánh giá năng lực của CBQL trường THCS:

(1). Hiểu đúng, đầy đủ nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy đặc trưng các môn học.

(2). Trình độ hiểu biết chuyên môn sâu và khả năng giảng dạy môn học được đào tạo.

(3). Có khả năng quản lý, chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường.

(4). Am hiểu về tình hình phát triển KT-XH của đất nước và của địa phương.

(5). Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc và sử dụng được ít nhất một tiếng dân tộc (Mường, Dao hoặc Mông).

(6). Tích cực chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; quan tâm đến các điều kiện phục vụ để nâng cao chất lượng dạy và học.

(7). Nắm vững các nguyên tắc, quy định về quản lý của nhà trường, quản lý giáo dục ở bậc THCS.

(8). Khả năng tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho giáo viên.

(9). Năng lực dự báo, thiết kế và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp.

(10). Có năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.

(11). Năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể thực sự đoàn kết.

(12). Có khả năng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản lý.

(13). Năng lực phân tích các hoạt động giáo dục, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động.

(14). Khả năng vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia sự nghiệp giáo dục.

(15). Quyết đoán trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

+ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo: Có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng sư phạm trở lên. Khuyến khích, ưu tiên quy hoạch, bổ nhiệm những người có trình độ Đại học trở lên về chuyên môn hoặc quản lý giáo dục; có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; phải qua lớp bồi dưỡng CBQL theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

+ Tiêu chuẩn về sức khoẻ: Có sức khoẻ tốt để đảm đương nhiệm vụ được giao.

+ Tiêu chuẩn về độ tuổi: Bổ nhiệm lần đầu phải dưới 45 tuổi (cả nam và nữ), phải có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên. Đối với Phó Hiệu trưởng

đương chức khi bổ nhiệm vào chức danh Hiệu trưởng không quá 45 tuổi (đối với nữ), không quá 50 tuổi (đối với nam).

Ngoài các tiêu chuẩn trên, cần có tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh, ở từng loại hình trường đặc thù, thậm chí có thể phải cụ thể đối với từng địa bàn.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Xây dựng dự thảo Chuẩn CBQL trường THCS huyện Yên Lập trên cơ sở Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, các quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường THCS và các quy định của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

- Lấy ý kiến đóng góp của nhiều thành phần trong ngành giáo dục của huyện và cộng đồng xã hội về các tiêu chí của các tiêu chuẩn trong dự thảo Chuẩn CBQL trường THCS huyện Yên Lập, cụ thể như sau:

+ Đối tượng lấy ý kiến: Lãnh đạo, chuyên viên Ban Tổ chức Huyện ủy;

Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT và một số phòng, ban, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện; CBQL và giáo viên các trường THCS của huyện; một số đại diện cha mẹ học sinh.

+ Hình thức tổ chức lấy ý kiến: Gửi dự thảo Chuẩn CBQL trường THCS huyện Yên Lập đến các tổ chức và cá nhân được chọn làm đối tượng trưng cầu ý kiến để các tổ chức, cá nhân đó đóng góp ý kiến bằng phương thức trả lời phiếu hoặc bằng văn bản góp ý; tổ chức hội thảo để lấy ý kiến đóng góp trực tiếp cho dự thảo Chuẩn.

- Chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh bản dự thảo sau mỗi lần lấy ý kiến.

- UBND huyện thành lập Hội đồng thẩm định văn bản Chuẩn CBQL trường THCS huyện Yên Lập gồm: Đại diện Thường trực Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT, Phòng Tư pháp, đại diện CBQL trường THCS. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm đánh giá và đề nghị thông qua văn bản Chuẩn nêu trên.

- Phòng Nội vụ huyện hoàn chỉnh văn bản Chuẩn theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định trình UBND huyện ký quyết định ban hành Chuẩn CBQL trường THCS huyện Yên Lập.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w