Thực trạng cơ cấu đội ngũ CBQL các trường THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ…

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

2.3.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ CBQL các trường THCS

Cơ cấu về giới của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập được thể hiện tại bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5. Cơ cấu giới của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập Chức

danh Năm học Tổng số Nam Nữ

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hiệu

trưởng

2011-2012 18 13 72,22 5 27,78

2012-2013 18 13 72,22 5 27,78

2013-2014 18 11 61,11 7 38,89

2014-2015 18 11 61,11 7 38,89

Phó Hiệu trưởng

2011-2012 19 13 68,42 6 31,58

2012-2013 19 13 68,42 6 31,58

2013-2014 19 12 63, 16 7 36,84

2014-2015 18 11 61,11 7 38,89

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lập [23])

Qua số liệu thống kê trên cho thấy nữ CBQL trường THCS ở huyện Yên Lập qua 4 năm học gần đây chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với nam CBQL. Điều

này thể hiện sự mất cân đối về cơ cấu giới trong đội ngũ CBQL khối THCS (tỷ lệ nữ giáo viên cấp THCS là 58,9 %). Ngành giáo dục của huyện Yên Lập hiện nay, đa số các trường THCS có cơ cấu giới không đều, có 6 trường nam CBQL chiếm tỷ lệ 100%, chỉ có 10 trường tỷ lệ nam và nữ CBQL bằng nhau, có 2 trường nữ CBQL chiếm tỷ lệ 100%. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng này là do một thời gian dài trong các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL, UBND huyện, Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT chưa thực sự chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL nữ. Đồng thời, nguyên nhân chủ quan là đội ngũ giáo viên nữ chịu áp lực từ gánh nặng gia đình, chăm sóc con cái cho nên không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể trong nhà trường. Một số giáo viên nữ quan niệm rằng giáo viên chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trên lớp là đủ.

Sự mất cân đối về giới trong nhà trường còn tạo nên những khó khăn về tâm lý giới mà các đồng nghiệp cần chia sẻ với nhau, với CBQL nhà trường để hiểu và tạo điều kiện cho cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Nếu Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường đều là nam giới, đặc biệt có những trường cả 2 CBQL đều là nam giới thì có thể các nữ giáo viên sẽ khó chia sẻ cởi mở trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động tập thể trong nhà trường.

2.3.2.2. Cơ cấu về độ tuổi

Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập được thể hiện tại bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6. Cơ cấu độ tuổi đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập

Chức danh

Số lượng

Độ tuổi Dưới 35 Từ 35 đến

dưới 40

Từ 40 đến dưới 45

Từ 45 đến dưới 50

Từ 50 trở lên

SL % SL % SL % SL % SL %

Hiệu

trưởng 18 0 0 3 16,7 2 11,1 5 27,8 8 44,4

Phó Hiệu

trưởng 18 1 5,5 6 33,3 3 16,7 3 16,7 5 27,8

Cộng 36 1 2,7 9 25,0 5 13,9 8 22,2 13 36,1

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lập [24])

Các số liệu trong bảng 2.6 cho thấy, CBQL trường THCS ở huyện Yên Lập hiện nay độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ cao nhất ( Hiệu trưởng 44,4%, Phó Hiệu

trưởng 27,8%). Ở độ tuổi này, các CBQL sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý công tác giảng dạy và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, với độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định khi chỉ đạo và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, đặc biệt là trình độ tin học và ngoại ngữ so với đội ngũ CBQL có độ tuổi trẻ hơn. Ở độ tuổi này nhiều CBQL nhiệt huyết với công việc đã suy giảm và sức khỏe không đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Điều đó cho thấy độ tuổi của CBQL ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục nhà trường, công tác chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động trong nhà trường.

Điều đáng chú ý là độ tuổi dưới 35 chỉ có 01 CBQL (Phó Hiệu trưởng trường THCS Trung Sơn). Như vậy, công tác trẻ hoá CBQL là vấn đề cần phải được quan tâm, triển khai để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay. Vì CBQL trẻ sẽ nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới, tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc cao, sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trẻ cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt mới góp phần thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà sánh kịp với các huyện, thị đứng đầu của tỉnh Phú Thọ về giáo dục.

2.3.2.3. Cơ cấu về thâm niên quản lý

Cơ cấu về thâm niên quản lý của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập được thể hiện tại bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7. Cơ cấu thâm niên quản lý đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập

Chức danh Số lượng

Thâm niên quản lý Dưới 5

năm

5 đến 10 năm

11 đến 15 năm

16 đến 20 năm

Trên 20 năm

SL % SL % SL % SL % SL %

Hiệu

trưởng 18 2 11,1 7 38,9 4 22,2 3 16,7 2 11,1

Phó

Hiệu trưởng 18 4 22,2 8 44,4 3 16,7 2 11,1 1 1,6

Cộng 36 6 16,7 15 41,7 7 19,4 5 13,9 3 8,3 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lập [24])

Các số liệu trong bảng 2.7 cho thấy:

Số CBQL có thâm niên quản lý dưới 5 năm là: 6 chiếm 16,7%.

Số CBQL có thâm niên quản lý từ 5 năm đến 15 năm là: 22 chiếm 61,1%.

Số CBQL có thâm niên quản lý trên 16 năm là: 8 chiếm 22,2%.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w