Thực trạng đạt chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ…

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

2.3.4. Thực trạng đạt chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ

2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu để nhận biết mức độ đạt Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ CBQL các trường THCS

Để đánh giá được thực trạng đạt Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ CBQL các trường THCS thuộc huyện Yên Lập; chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra theo cách thức sau:

- Mục đích khảo sát, điều tra: Trên cơ sở đánh giá hoặc tự đánh giá (trường hợp người trả lời câu hỏi đang là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng các trường THCS), tính được tỷ lệ phần trăm xếp loại Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng theo quy định xếp loại tại Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX; trên cơ sở đó đánh giá được thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS.

- Nội dung khảo sát, điều tra: Đề nghị người được xin ý kiến đánh giá hoặc tự đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS của huyện Yên Lập theo 23 tiêu chí trong Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS. Sau đó tổng hợp và xếp loại theo hướng dẫn trong Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT đã nêu trên. Nội dung xin ý kiến được soạn thành một phiếu hỏi, trong đó 23 câu hỏi là 23 tiêu chí trong Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS (Phụ lục 2). Việc đánh giá hoặc tự đánh giá mức độ đạt Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS của các Hiệu trưởng (HT), Phó Hiệu trưởng (PHT) các trường THCS được cho điểm và xếp loại theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT và Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD.

- Chọn đối tượng để xin ý kiến khảo sát, điều tra: Lựa chọn và xin ý kiến của 100 người, đối tượng là:

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT (Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng): 03 người.

Chuyên viên Phòng GD&ĐT: 7 người.

CBQL của tất cả các trường THCS của huyện: 36 người.

Giáo viên (chọn ngẫu nhiên) của các trường THCS (18 trường, mỗi trường 03 giáo viên): 54 người.

- Tiến hành xin ý kiến:

Chúng tôi gửi các phiếu hỏi (Phụ lục 2) đến các đối tượng và sau đó thu về các phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi.

2.3.4.2. Xử lý kết quả khảo sát, điều tra và nhận định

Tổng số phiếu hỏi thu về: 100 phiếu; số phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi theo yêu cầu: 100 phiếu.

Sau khi tổng hợp các ý kiến trả lời (kết quả cho điểm và xếp loại), chúng tôi tính tỷ lệ phần trăm xếp loại xuất sắc, khá, trung bình và chưa đạt chuẩn đối với nhóm Hiệu trưởng và nhóm Phó Hiệu trưởng. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10. Kết quả xếp loại đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập theo Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS

Chức danh

Xếp loại

Xuất sắc Khá Trung bình Chưa đạt chuẩn Số

phiếu

Tỉ lệ

%

Số phiếu

Tỉ lệ

%

Số phiếu

Tỉ lệ

%

Số phiếu

Tỉ lệ

%

Hiệu trưởng 25 25 28 28 47 47 0 0

Phó

Hiệu trưởng 5 5 9 9 12 12 74 74

Căn cứ vào các số liệu và tỷ lệ phần trăm xếp loại đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Yên Lập tại bảng 2.10, chúng tôi có nhận định:

- Đối với đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS của huyện Yên Lập:

100% Hiệu trưởng đều đạt chuẩn, song số lượng các Hiệu trưởng đạt chuẩn ở loại trung bình chiếm tới gần một nửa (47 phiếu, chiểm tỷ lệ 47%), số lượng các Hiệu trưởng đạt chuẩn với loại xuất sắc chỉ chiếm 25%. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả đánh giá xếp loại đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện năm học trong 3 năm học gần đây theo Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS.

Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy trong thời gian tới, bản thân mỗi Hiệu trưởng trường THCS của huyện cần nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa để ngày càng hoàn thiện mình nhiều hơn; đồng thời UBND huyện, Phòng GD&ĐT cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng tỷ lệ Hiệu trưởng đạt chuẩn ở loại khá và xuất sắc ngày càng cao.

- Đối với đội ngũ Phó Hiệu trưởng các trường THCS của huyện Yên Lập:

Đội ngũ Phó Hiệu trưởng các trường THCS tuy chưa phải là Hiệu trưởng, nhưng khi vận dụng Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS vào để đánh giá thì có 26% Phó Hiệu trưởng đạt chuẩn (trong đó có 5% đạt chuẩn ở loại xuất sắc). Kết quả này cho thấy, hiện nay, tại các trường THCS có lực lượng kế cận có thể đảm nhiệm chức danh Hiệu trưởng là 26%. Tuy nhiên, tỷ lệ chưa đạt Chuẩn Hiệu trưởng còn ở mức rất cao, lên tới 74%. Kết quả xếp loại đội ngũ Phó Hiệu trưởng khi vận dụng Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS như trên phản ánh khá trung thực thực trạng của đội ngũ Phó Hiệu trưởng các trường THCS của huyện Yên Lập hiện nay. Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trong những năm tới mà huyện Yên Lập cần phải quan tâm, chú trọng.

- Trong quá trình xử lý số liệu khảo sát, điều tra, khi tổng hợp điểm của từng tiêu chí của 3 tiêu chuẩn trong các phiếu đánh giá (Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường), chúng tôi còn có một số nhận định về đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Yên Lập như sau:

+ Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp:

Đại đa số CBQL các trường THCS được đánh giá tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; chấp hành tốt chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương. CBQL các trường THCS đều là những nhà giáo trung thực, mẫu mực, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; tôn trọng và quan tâm đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của quần chúng, phấn đấu xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất.

Họ đã và đang là lực lượng nòng cốt tuyên truyền và thực hiện các chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành, địa phương và của nhà trường. Có những CBQL còn hy sinh nhiều quyền lợi cá nhân khi công tác tại những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

+ Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm:

100% CBQL các trường THCS của huyện đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nắm vững chuyên môn của môn học được đào tạo; đa số CBQL hiểu và nắm được chương trình, phương pháp đặc trưng của các môn học khác để đáp ứng yêu cầu quản lý quá trình dạy và học trong nhà trường đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, còn một số CBQL chưa hiểu đúng, đầy đủ về chương trình giáo dục phổ thông, nguyên nhân do một số mới được bổ nhiệm làm CBQL, thời gian làm công tác quản lý chưa nhiều, chưa thể cập nhật hết ngay được chương trình một cách tốt nhất; một số CBQL khả năng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn sâu, hiểu biết về các môn học khác còn thấp, do đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác quản lý quá trình dạy và học của nhà trường. Năng lực sử dựng ngoại ngữ (Tiếng Anh) và sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và công tác quản lý của một số CBQL còn hạn chế.

Nguyên nhân là do nhiều Hiệu trưởng tuổi đã cao nên cũng có những hạn chế nhất định, mặt khác, môi trường để sử dụng cũng như nhu cầu cần thiết cho công việc hàng ngày là không có, chính vì vậy vốn ngoại ngữ cũng mai một dần.

+ Về năng lực quản lí nhà trường:

Phần lớn CBQL các trường THCS của huyện Yên Lập được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục và kiến thức về quản lý nhà nước, bên cạnh đó đa số đều có trình độ lý luận chính trị trung cấp, do đó có kiến thức cơ bản để điều hành các hoạt động của nhà trường.

Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, CBQL các trường THCS có hiểu biết về tình hình chính trị, KT - XH của đất nước và của địa phương, nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục đạt mức độ tốt; làm tốt việc xây dựng tầm nhìn, các giá trị của nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; đã xây dựng được kế hoạch của nhà trường phù hợp với chiến lược và chương trình hành động. CBQL các trường THCS đã quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa công sở; quản lý hồ sơ sổ sách theo đúng quy định và có sự hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm lãnh đạo với các đơn vị giáo dục khác.

Mối quan hệ giữa chính quyền nhà trường với các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường được gắn bó thường xuyên, hoạt động đồng bộ và có hiệu quả. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với địa phương, với xã hội và với cha mẹ học sinh, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện và an toàn.

Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện còn có những hạn chế, đó là:

Một số CBQL có tuổi đời cao, số năm làm công tác quản lý nhiều, bên cạnh ưu điểm là kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm quản lý nhiều, thì cũng có những hạn chế, khó khăn nhất định trong việc sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học trong điều hành và quản lý nhà trường. Một số trường hợp CBQL còn hạn chế về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý (Đặc biệt là năng lực quản lý tài sản, tài chính); chưa phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu, để mất uy tín trong tập thể. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên, nhân viên của một số CBQL một số nhà trường chưa được quan tâm đúng mức;

cảnh quan, môi trường sư phạm của một số nhà trường thiếu sự quan tâm của CBQL nhà trường. Một số CBQL chưa thực hiện tốt công tác tham mưu với huyện và địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ của nhà trường; việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục của một số CBQL còn hạn chế.

2.3.5. Đánh giá chung về đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Yên Lập

* Ưu điểm:

- Về số lượng và cơ cấu:

Nhìn chung đội ngũ CBQL trường THCS huyện Yên Lập có đủ so với định mức, có 18 trường THCS với 18 Hiệu trưởng và 18 Phó Hiệu trưởng (trong đó có 01 trường TH&THCS Nga Hoàng với 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách THCS).

Như vậy, toàn huyện có 36 cán bộ quản lý cấp THCS, 100% các trường THCS ở huyện Yên Lập đều là trường công lập. 36/36 CBQL đều là Đảng viên chiếm tỷ lệ 100%; đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.

- Về chất lượng:

Đội ngũ CBQL trường THCS huyện Yên Lập đều có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành và của địa phương. Có lối sống lành mạnh, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ trong công tác.

Trình độ chuyên môn đào tạo 100% đạt chuẩn trở lên, đại đa số CBQL đều hiểu rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình, lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, triển khai, kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.

Hầu hết đội ngũ CBQL các trường THCS được bổ nhiệm từ những giáo viên giỏi, có năng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín trong tập thể giáo viên và học sinh, được nhân dân địa phương quý mến, tín nhiệm.

* Hạn chế:

- Các trường THCS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (THCS Trung Sơn, THCS Mỹ Lung) việc bố trí sắp xếp CBQL, chỉ đạo các mảng công việc giúp Hiệu trưởng chưa thực sự hoàn thành tốt công việc được giao.

- CBQL còn nhiều lúng túng trong việc quản lý, nhất là quản lý tài sản, tài chính, chế độ chính sách của học sinh. Ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động quản lý.

- Một số CBQL còn làm việc theo thói quen trông chờ ỷ lại, thiếu nhạy bén trong công việc, không thích ứng kịp thời trước những yêu cầu đổi mới trong công tác đổi mới quản lý giáo dục nói riêng và công tác đổi mới giáo dục nói chung. Một số CBQL thiếu tính quyết đoán, chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những công viêc mang tính cấp thiết, quan trọng, chưa chú ý đến việc vận động, thu hút các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển xã hội.

- Trình độ lý luận chủ yếu là trình độ trung cấp, được đào tạo theo chương trình ở trường chuyên nghiệp. Trình độ quản lý giáo dục cũng chỉ chủ yếu qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, trình độ ngoại ngữ, tin học thấp, khả năng khai thác và sử dụng thông tin, ứng dụng CNTT để phục vụ công tác QLGD còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói riêng và đổi mới đất nước nói chung.

* Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập:

- Các cấp quản lý nhất là đối với CBQL cấp huyện chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triên đội ngũ CBQL giáo dục, công tác quy hoạch mang nặng

tính hình thức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả .

- Số CBQL mới được bổ nhiệm chưa có kinh nghiệm trong quản lý, trong công việc còn lúng túng, nhất là trong công tác quản lý tài sản và tài chính.

- Ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng, cập nhật tri thức mới, bổ sung, nâng cao trình độ quản lý giáo dục để thích ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục của một số CBQL chưa cao.

- Việc phân cấp quản lý còn cồng kềnh, chưa mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở trường học, làm cho một bộ phận CBQL ỷ lại, trông chờ vào cấp trên.

- Công tác kiểm tra của các cấp quản lý chưa được thường xuyên, đúng mức. Chưa mạnh dạn xử lý kỷ luật, cho thôi giữ chức vụ đối với những cán bộ quản lý thiếu ý thức trách nhiệm trong quản lý, hoặc năng lực quản lý yếu. Việc điều động, luân chuyên cán bộ quản lý gặp nhiều khó khăn và hạn chế, nguyên nhân chủ quan cũng có, nguyên nhân khách quan như địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn như Trung Sơn không thể luân chuyên cán bộ nữ làm công tác quản lý ở những nơi đó.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Luận văn thạc sĩ) (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w