Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH SINH VIÊN
1.4. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
Quản lý chương trình là quản lí những yêu cầu trong giảng dạy môn GDQP- AN đối với SV các trường ĐH nhằm GD kiến thức cơ bản về đường lối QP, AN của Đảng và công tác quản lý nhà nước về QP, AN; về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Trang bị kỹ năng QS, AN cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền QP toàn dân, AN nhân dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Quản lí nội dung chương trình là quản lí việc giảng dạy của các cơ sở GDQP AN có đúng, đủ nội dung chương trình đã được ban hành theo Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT hay không; quản lí học tập, rèn luyện, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.
Trong quản lý quá trình đào tạo, quản lý thực hiện nội dung chương trình đúng, đủ về thời lượng là quan trọng nhất; tránh tình trạng cắn xén trong giảng dạy, từ đó dẫn tới không bảo đảm chất lượng môn học.[21]
Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình môn học đã tốt nhưng đồng thời cũng phải quản lý phương pháp giảng dạy nhằm ngày càng bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Vì, phương pháp giảng dạy được ví như là đường dẫn kiến thức từ người thầy sang trò, đường dẫn tốt thì lượng kiến thức sẽ truyền tải được nhiều và ngược lại, do vậy phải luôn luôn đổi mới phương pháp DH phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng và từng giai đoạn nhất định, có
như vậy người thầy mới truyền được lửa nhiệt huyết trong học tập cho người trò, từ đó tạo động cơ học tập đúng đắn, đạt kết quả tốt nhất.
1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
Theo thông tư 31 /2012/TT-BGD&ĐT ngày 12/9/2012 GDQPAN cho SV các trường ĐH hiện nay được tổ chức thực hiện theo các hình thức sau:
dạy học tập trung; dạy học kết hợp (rải phần lý thuyết và tập trung phần thực hành) hoặc dạy học rải (lí thuyết và thực hành).
Tại các trung tâm (TT) GDQPAN được tổ chức dạy học GDQPAN cho SV tập trung: Trước năm học mới (thường tháng 5 hoặc 6 hàng năm), TT GDQPAN tổ chức hội nghị liên kết GDQPAN với các trường ĐH, CĐ trong cụm liên kết, nhằm đánh giá công tác phối hợp GDQPAN trong năm và thống nhất kế hoạch GDQPAN năm học tới, tại hội nghị TT GDQPAN và các Trung tâm thống nhất kế hoạch GDQP, AN cho SV trong năm học; theo kế hoạch SV các trường ĐH, CĐ được đưa tới TT GDQPAN để học tập (SV đào tạo trình độ ĐH và CĐ là 165 tiết).
Theo quy định của Bộ GDĐT các trường ĐH, CĐ có khoa hoặc bộ môn GDQPAN thì tổ chức DH tại trường, các trường này thường tổ chức dạy học rải trong một học kỳ hay cả năm học (thường giảng dạy trong năm học thứ nhất của khóa học); Trung tâm chủ động được thời gian giảng dạy các môn học trong khóa học.
Các trường ĐH, CĐ không có khoa, bộ môn GDQPAN: liên kết với các Trung tâm GDQPAN để giảng dạy cho SV (cụm liên kết); địa điểm, thời gian, hình thức tổ chức giảng dạy do hai đơn vị thống nhất và được ký hợp đồng giảng dạy, khi hoàn thành thì được thanh lý hợp đồng.
Sinh viên hoàn thành khóa học tại TT GDQPAN, được cấp chứng chỉ GDQPAN; SV học GDQPAN tại các khoa, bộ môn GDQPAN sau khi hoàn thành khóa học, các khoa, bộ môn chuyển kết quả học tập của SV cho Trung tâm để từng trường cấp chứng chỉ cho SV.
Chứng chỉ GDQPAN cấp cho SV để xác nhận hoàn thành kết quả học
tập môn GDQPAN. SV đạt điểm trung bình môn học từ 5 điểm và không bị
xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên được cấp chứng chỉ GDQPAN và được ghi kết quả xếp loại trong chứng chỉ. Chứng chỉ GDQPAN là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp.
Không cấp chứng chỉ cho SV được miễn toàn bộ chương trình; SV CĐ học liên thông lên ĐH chỉ học bổ sung những học phần còn thiếu.
1.4.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của giảng viên
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy người giảng viên cần phải trú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn. Bồi dưỡng chuyên môn là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; kỹ năng tay nghề; kiến thức, kỹ năng thực tiễn.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên có thể coi là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ cho giảng viên, là sự nối tiếp tinh thần đào tạo liên tục trước và trong khi làm việc của người giảng viên.
Giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Việc đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định cụ thể trong Luật giáo dục quốc phòng và an ninh:
- Đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, tập trung 04 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Đào tạo văn bằng 2, tập trung 02 năm với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác;
- Đào tạo văn bằng 2, tập trung 18 tháng với đối tượng tuyển sinh là giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và đã có chứng chỉ đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh thời gian đào tạo không dưới 06 tháng.
Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bồi dưỡng, tập huấn định kỳ tại trường của lực lượng vũ trang nhân dân, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Chính phủ quy định điều kiện cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở cơ sở giáo dục từ trung học phổ thông đến đại học.
1.4.4. Quản lý đối tượng giảng dạy của giảng viên
Quản lý đối tượng giảng dạy của giảng viên phải thông qua hoạt động học tập, rèn luyện của người học (SV). Quản lý SV học tập GDQPAN thực hiện như SV học các môn học khác; song do tính chất đặc thù của môn học nên SV học môn GDQPAN vừa học tập lĩnh hội kiến thức mới vừa rèn luyện lễ tiết, tác phong, tính kỷ luật... gần như các đơn vị quân đội .
Quản lý sinh viên học tập GDQPAN: sinh viên phải chấp hành đầy đủ các quy định trong học tập và có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần; mỗi lần kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt trên lớp sẽ được dự thi kết thúc học phần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần theo quy định.
Sinh viên thuộc đối tượng được miễn học, miễn thi, miễn học các nội dung thực hành và tạm hoãn học là:
* Đối tượng được miễn học môn học GDQPAN:
a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQPAN tương ứng với trình độ đào tạo.
c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
* Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQPAN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
* Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành.
c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
* Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQPAN.
a) Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị.
b) Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.
Các đối tượng này phải được sự đồng ý của giám đốc, hiệu trưởng. Hết thời gian tạm hoãn, các trường bố trí cho sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
Sinh viên học GDQPAN tại các trung tâm được học tập, rèn luyện và sống trong môi trường gần với mội trường quân đội. Sinh viên được biên chế theo từng tiểu đội, trung đội (lớp), được ăn, ở và học tập tập trung như các đơn vị quân đội; thực hiện 11 chế độ trong ngày và 3 chế độ trong tuần.
Sinh viên học GDQPAN tại khoa hoặc bộ môn GDQPAN chỉ được học kiến thức trong nội dung chương trình môn học, không có điều kiện và môi trường rèn luyện gần như môi trường quân đội. Đây cũng là những hạn chế, không tạo được ý thức tập thể, sát thực tế, tính cộng đồng...
1.4.5. Quản lí cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Cơ sở vật chất, TBDH và ứng dụng CNTT trong giảng dạy có vai trò quan trọng trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy GDQPAN nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học, tạo sự say mê, hứng thú trong giảng dạy và học tập.
GDQPAN cho SV trong các trường ĐH trước kia vốn được xem là môn học khô khan...đến nay do được đầu tư CSVC, PTDH và ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã góp phần giúp giảng viên truyền tải kiến thức tới người học một cách hiệu quả nhất, người học hứng khởi, đam mê trong học tập. Với vị trí, tầm quan trọng của CSVC, TBDH và ứng dụng CNTT trong giảng dạy thì việc mua sắm, bảo quản và quản lý để giữ tốt, dùng bền đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà quản lý.
GDQPAN là môn học đặc thù do đó về cơ sở vật chất, PTDH môn GDQPAN cũng được quản lí chặt chẽ từ khâu mua sắm, sử dụng và bảo quản.
Sản xuất TBDH môn GDQPAN chủ yếu do các đơn vị quân đội đảm nhiệm, có những chủng loại chỉ có một nhà máy sản xuất do vậy trong mua sắm không thể áp dụng mời thầu cạnh tranh mà thực hiện theo chỉ định thầu; trong khai thác sử dụng và quản lí có sự chỉ đạo thống nhất giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ sở GDQP AN.
Tiểu kết chương 1
Nội dung chương 1 đã cập nhật được khá đầy đủ về lịch sử quá trình nghiên cứu của các tác giả về công tác GDQPAN nói chung và hoạt động giảng dạy môn GDQPAN nói riêng; đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, quản lý GD, quản lý hoạt động giảng dạy ở trường ĐH, CĐ, cuùng với đó tác giả cũng đề cập những quan điểm chủ chương của Đảng về công tác QP, AN cho sinh viên, cũng như đi làm rõ tính chất đặc thù cua môn học. Các khái niệm cơ bản trên là cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn GDQPAN ở Trung tâm GDQP – AN, ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2