Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1. Định hướng đổi mới công tác quản lý và nguyên tắc chọn lựa các biện pháp
3.1. Định hướng đổi mới công tác quản lý và nguyên tắc chọn lựa các biện pháp
3.1.1. Định hướng đổi mới công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh
* Quá trình đổi mới quản lý hoạt động giảng dạy môn GDQPAN cho SV phải đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong tình hình mới và đáp ứng công cuộc đổi mới GD-ĐT hiện nay
Đổi mới công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn GDQPAN trong hệ thống GD quốc dân cần đặc biệt chú trọng quán triệt những yêu cầu mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trước đây, do chiến tranh vũ trang trực tiếp u y hiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ nên nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thường nặng về chuẩn bị tiến hành chiến tranh chống xâm lược bằng các biện pháp vũ trang; xây dựng QP là xây dựng sức mạnh QS. Ngày nay, xuất phát từ nội dung và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc phải là sức mạnh tổng hợp của đất nước. Đó là sức mạnh về chính trị, tư tưởng, kinh tế-xã hội, văn hoá, QPAN, đối ngoại là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó đòi hỏi hoạt động giảng dạy môn GDQPAN phải hướng vào việc nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, tinh thần yêu n ước, tinh thần cảnh giác cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nư ớc.
* Nắm vững quan điểm hệ thống, đồng bộ trong đổi mới quản lí hoạt động
giảng dạy môn GDQPAN
Hiện nay đang tồn tại những xu hướng tiếp cận khác nhau trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, do đó cũng đang xuất hiện những quan điểm khác nhau trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQPAN. Tiếp cận theo hướng tổng quát, người ta thường bàn đến hai quan điểm lớn: thứ nhất, đổi mới hoạt động giảng dạy môn GDQPAN phải bảo đảm tính hệ thống, đồ ng bộ, xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn: thứ hai, đổi mới hoạt động giảng dạy môn GDQPAN phải đặt trong mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại, giữa dân tộc với nhân loại. Quan điểm này đặc biệt coi trọng kinh nghiệm truyền thống. Bởi lẽ, giữ vững truyền thống có tính chất như những nguyên tắc hay những yêu cầu chỉ đạo trong đổi mới hoạt động giảng dạy môn GDQPAN. Căn cứ vào sự phân tích những cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, việc đổi mới hoạt động giảng dạy môn GDQPAN trong hệ thống GD quốc dân hiện nay cần phải được thực hiện dựa trên một hệ thống các quan điểm chỉ đạo nhất quán, đó là đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ.
Trong thực tế, đổi mới hoạt động giảng dạy môn GDQPAN đang có những biểu hiện khác nhau về thiếu tính hệ thống, đồng bộ. Đó là việc tách rời các thành tố của quá trình GD, chỉ đổi mới một mắt khâu nào đó như mục tiêu, nội dung, phương pháp hoặc một bước, một thành tố nào đó của quá trình GD. Chẳng hạn, chỉ cần đổi mới nội dung chương trình môn học, còn ph ương pháp chỉ là hệ quả, tự nó phải điều chỉnh theo.
Việc tăng cường quản lí nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy môn GDQPAN cho cán bộ, GV, SV ở Trung tâm GDQP AN hiện nay phải được tiến hành một cách đồng bộ trên tất cả các khâu, bộ phận, yếu tố cả khách quan và chủ quan liên quan tới công tác tổ chức và triển khai hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học môn GDQPANcho các đối tượng.
Phải gắn nó trong quan hệ hữu cơ với quá trình đổi mới GDĐT của đất nước, trên tất cả các khâu: từ mục tiêu yêu cầu đào tạo, kế hoạch, nội dung chương
trình, phương tiện thiết bị, trình độ nhận thức của cả ng ười dạy và người học;
tổ chức biên chế và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, GV; ý thức, thái độ, hành vi ứng xử của người học đối với môn học. Đồng thời phải từng bước đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ hệ thống cơ chế quản lí nhằm nâng cao năng lực quản lí, điều hành, chỉ đạo của Ban Giám đốc đối với công tác GDQPA N.
Quá trình đổi mới, tăng cường hoạt động giảng dạy môn GDQPAN phải tạo ra sự chuyển biến đồng bộ, mạnh mẽ về cả nhận thức và hành động thực tiễn của đội ngũ GV, SV và của tất cả các lực lượng liên quan đến công tác GDQPAN.
* Đổi mới quản lí hoạt động giảng dạy môn GDQPAN phải trên cơ sở nắm vững quan điểm kế thừa và phát triể n
Đổi mới quản lí hoạt động giảng dạy môn GDQPAN phải trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm sáng tạo được tích luỹ trong suốt quá trình tổ chức GDQPAN của Trung tâm trong những năm vừa qua, đồng thời phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của nền GD hiện đại. Sau 12 năm thực hiện nhiệm vụ GDQPAN, chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý, cần được áp dụng để tìm tòi, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức môn GDQPAN trong giai đoạn mới cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo loại hình đối tượng GDQPAN.
Đổi mới, tăng cường hoạt động giảng dạy môn GDQPAN cần nhận thức rõ những đặc điểm của môn học. GDQPAN là môn học duy nhất được luật pháp qui định và chịu sự quản lí, chỉ đạo thống nhất của Bộ Quốc phòng trong mối quan hệ phối hợp với nhiều bộ, ban, ngành.
* Tiến hành đổi mới hoạt động giảng dạy phải bảo đảm đúng mục tiêu GDQPAN cho SV trong bối cảnh mới
Tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện trong đội ngũ cán bộ GV, SV nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDQPAN trong bối cảnh mới; làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQPAN cho SV, góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện, có
đạo đức, sức khoẻ, có ý thức QP, kiến thức QP hiện đại, cần thiết, đủ sức tham gia vào sự nghiệp xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong bối cảnh mới.
3.1.2. Nguyên tắc chọn lựa các biện pháp
* Bảo đảm tính khoa học
Phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục, phải được xác định trên một chu trình quản lý khép kín bao gồm các khâu cơ bản, mỗi khâu thể hiện một chức năng quản lý cụ thể. Đồng thời trên cơ sở nắm được các mối liên hệ qua lại giữa các chức năng quản lý, chủ thể, khách thể quản lý...để điều chỉnh hoạt động quản lý có hiệu quả.
* Bảo đảm tính hệ thống đồng bộ
Các biện pháp khi đề xuất phải bảo đảm tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDQP&AN, tránh trường hợp kết thúc thực hiện biên pháp này mới tiến hành biện pháp khác hoặc thực hiện biện pháp này lại gây cản trở ảnh hưởng đến kết quả thực hiện biện pháp khác. Các biện pháp được xây dựng phải bảo đảm tính hệ thống, nghĩa là tổ chức thực hiện biện pháp này là cơ sở để thực hiện biện pháp khác và ngược lại.
* Bảo đảm tính thực tiễn
Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn GDQPAN nhất thiết phải xuất phát từ thực tiễn tình hình đổi mới quản lý giáo dục ĐH nói chung, thực tiễn tại Trung tâm GDQP AN và đặc biệt phải thực hiện theo Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Thực tiễn về chuyên môn của đội ngũ GV tại Trung tâm GDQP – AN, ĐHQGHN.
- Thực tiễn về nội dung, chương trình, giáo trình GDQPAN.
- Thực tiễn về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy GDQPAN.
- Thực tiễn triển khai thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Từ thực tiễn trên, các biện pháp đề xuất cần bảo đảm tính khả thi, nghĩa
là các biện pháp đề ra phải thu hút được sự tham gia đầy đủ của đội ngũ cán bộ, GV, SV với một tinh thần tự giác vượt qua mọi khó khăn để đạt được kết quả cao nhất.