Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
Hoạt động giảng dạy là hoạt động chuyên biệt của giảng viên, người tổ chức và điều khiển hoạt động của học trò nhằm giúp họ chiếm lĩnh những tri thức xã hội. Trong việc quản lý hoạt động dạy, người quản lý phải chú ý đến người dạy là chủ thể của hoạt động dạy học, chức năng của thầy trong hoạt động này thông thường ít sáng tạo ra tri thức mới mà chủ yếu làm nhiệm vụ tổ chức tái tạo tri thức ở người học. Vậy người quản lý phải biết tổ chức đội ngũ các thầy cô thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của mình. Quản lý hoạt
động dạy bao gồm :
* Quản lý việc lập kế hoạch công tác giảng dạy của giảng viên
Quản lý hoạt động dạy thực chất là quản lý nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giảng viên mà trước tiên là quản lý việc lập kế hoạch công tác của giảng viên. Để giảng viên hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy, người quản lý cần hướng dẫn giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy đầy đủ, cụ thể, chi tiết.
Sau khi được phân công giảng dạy, giảng viên phải chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy của cá nhân.
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch công tác giảng dạy của giảng viên
TT Nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện (%) Tốt Trung
bình
Chưa tốt
1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học 69,57 21,75 8,70
2 Xây dựng mục tiêu trong kế hoạch cá nhân
69,57 30,43 0 3 Kiểm tra nhiệm vụ lập kế hoạch giảng
dạy
56,53 30,43 13,04 4 Sử dụng kế hoạch kiểm tra để đánh giá
xếp loại giảng viên
34,78 52,18 13,04
Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch giảng dạy và đã thực hiện tương đối tốt việc cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và xây dựng những mục tiêu trong kế hoạch cá nhân. Phần lớn cán bộ, giảng viên đánh giá mức tốt ở nội dung này. Tuy nhiên sau khi yêu cầu giảng viên lập kế hoạch cá nhân thì nội dung kiểm tra nhiệm vụ lập kế hoạch công tác giảng dạy của giảng viên và nội dung sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp loại giảng viên chưa cao.
* Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên
Một trong những công việc quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giảng viên cho giờ lên lớp là việc soạn bài. Tuy chưa dự kiến hết mọi tình
huống trong quá trình lên lớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của mỗi giảng viên . Nó thể hiện sự tư duy sâu sắc, lựa chọn, quyết định của giảng viên cả về nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giảng dạy phù hợp với đối tượng sinh viên và đúng với yêu cầu của chương trình. Để soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giảng viên có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, Giám đốc cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, giảng viên tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi khuyến khích kịp thời, đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đề ra. Bên cạnh đó Trung tâm cũng cần tổ chức định kỳ việc bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp cho giảng viên để họ được cập nhật những thông tin mang tính chất thời sự phục vụ cho giảng dạy.
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên
TT Nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện (%) Tốt Trung
bình
Chưa tốt 1 Xây dựng những qui định cụ thể trong
soạn bài giảng và chuẩn bị lên lớp
69,57 30,43 0 2 Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất
bài giảng của giảng viên
91,30 8,70 0 3 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu sách tham
khảo
21,74 26,09 52,17 4 Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và
chuẩn bị lên lớp
26,09 30,43 43,48 5 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp
loại giảng viên
69,57 30,43 0
Thông qua kết quả khảo sát thấy được các cán bộ quản lý và giảng viên đã rất coi trọng những quy định cụ thể trong soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên (69% được đánh giá ở mức tốt). Tuy nhiên, việc bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp vẫn chưa được chú trọng chỉ mới 26,09% đánh giá ở mức tốt và 30,43 đánh giá ở mức trung bình, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng làm giáo án vì nhiều giảng viên còn trẻ về độ tuổi và thâm niêm giảng dạy, vì vậy năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Vậy Khoa, bộ môn cần tổ chức bồi dưỡng định kỳ cách soạn giáo án, bài giảng và chuẩn bị lên lớp cho giảng viên.
Có thể nói hạn chế lớn nhất trong bản khảo sát này là công tác kiểm tra việc sử dụng tài liệu tham khảo. Chỉ có 21,74% đánh giá ở mức tốt, 26,09% ở mức trung bình, trong khi đó có đến 52,17% giảng viên cho rằng việc này làm chưa tốt. Điều này dẫn đến tình trạng cơ hội học tập mở rộng kiến thức của sinh viên hạn chế, và trình độ chuyên môn của giảng viên ngày càng chênh lệch. Vì việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy được cả Ban Giám đốc và giảng viên nhận
thức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giảng viên nên việc sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá xếp loại giảng viên được thực hiện ở mức rất tốt.
* Quản lý việc sử dụng phương pháp, phương tiện giảng dạy của giảng viên
Bảng 2.10:Thực trạng quản lý việc sử dụng phương pháp, phương tiện giảng dạy của giảng viên
TT Nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện (%) Tốt Trung
bình
Chưa tốt 1 Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới
phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện giảng dạy
91,30 8,70 0
2 Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện giảng dạy hiện dại
21,74 21,74 56,52 3 Kiểm tra việc sử dụng phương pháp,
phương tiện hiện đại
21,74 52,17 26,09 4 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá xếp
loại giảng viên
78,26 21,74 0
Việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện giảng dạy đã được các nhà quản lý và giảng viên thực hiện tốt (được đánh giá ở mức hơn 91,30%). Nhưng việc bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, hiện đại lại chưa tốt (56,52%). Đó là vì các giảng viên ở Trung tâm mới chỉ được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy về mặt lý thuyết. Còn việc bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng sử dụng phương tiện giảng dạy hiện đại thì chủ yếu là các giảng viên tự học. Trong khi đó, việc kiểm tra thường xuyên việc sử dụng phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy hiện đại chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức, mới chỉ 21,74%
được đánh giá ở mức tốt.
* Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục ở
tất cả các môn học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành đồng thời với quá trình dạy học, đó là quá trình thu nhận xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên . Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp sinh viên học tập tiến bộ. Qua việc kiểm tra đánh giá sinh viên của giảng viên, người quản lý nắm được chất lượng dạy học của từng giảng viên. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của cả người dạy lẫn người học. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là việc hết sức cần thiết của Giám đốc nhằm tác động trực tiếp đến giảng viên để thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu đào tạo của Trung tâm.
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
TT Nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện (%) Tốt Trung
bình
Chưa tốt 1 Chỉ đạo giảng viên thực hiện nghiêm qui
chế thi, kiểm tra
91,30 8,70 0
2 Quản lý đề thi, kiểm tra 82,61 17,39 0
3 Quản lý việc chấm, trả bài thi, kiểm tra đúng tiến độ
91,30 8,70 0 4 Chỉ đạo kiểm tra định kỳ sổ điểm của
giảng viên
91,30 8,70 0 5 Phân tích kết quả học tập định kỳ của sinh
viên
43,48 43,48 13,04
Theo kết quả điều tra, nội dung 1, 2, 3, 4 ở bảng 2.16 được cán bộ quản lý, giảng viên, đánh giá là thực hiện ở mức tốt. Việc thành lập ngân hàng câu hỏi giúp cho người quản lý lựa chọn đề thi một cách khách quan, giảm thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra. Công tác kiểm tra việc vào điểm của giảng viên cũng thuận lợi hơn khi giảng viên trực tiếp vào điểm trên phần mềm của Trung tâm, từ đó Giám đốc và các cấp quản lý có thể kiểm tra định kỳ hàng tháng để biết từng giảng viên có sổ điểm dựa theo yêu cầu của kế hoạch giảng
dạy hay không. Ở nội dung 5, hoạt động phân tích kết quả học tập định kỳ của sinh viên chỉ có 43,48% cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá ở mức rất tốt và trung bình, 13,04% đánh giá ở mức chưa tốt. Đây cũng là điểm hạn chế dẫn đến chất lượng dạy học ở Trung tâm chưa tốt.