CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.4. N ỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON
1.4.2. T UYỂN CHỌN , SỬ DỤNG BỔ NHIỆM , LUÂN CHUYỂN , MIỄN NHIỆM HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON
Tuyển chọn đội ngũ HT trường MN có đủ phẩm chất và năng lực cho một trường MN là yếu tố quan trọng để phát triển nhà trường nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho trường đó đạt được mục tiêu của nó.
Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn HT trường MN là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ HT.
Tuyển chọn, sử dụng bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm hiệu trưởng trường mầm non phải đạt được các yêu cầu:
+ Phải thu thập đủ các thông tin về những cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng, kiên định về tư tưởng chính trị; có tinh thần năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, dám đấu tranh với những quan điểm sai trái; có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ; có quan hệ mật thiết với nhân dân; có năng lực trình độ và sức khỏe phù hợp với nhiệm vụ được giao; có phong cách làm việc khoa học, đạt hiệuquả thiết thực.
+ Bổ nhiệm hiệu trưởng các trường mầm non phải thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đã quy định trên cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phải căn cứ vào các tiêu chuẩn trong Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non đã quy định; đổng thời phải xem xét toàn diện, đảm bảo sự thống nhất giữa con người và công việc, đảm bảo tính thống nhất mục tiêu phát triển giáo dục giữa ngành và địa phương, giữa đảm bảo về quy trình và hồ sơ cá nhân.
+ Để có được đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non đạt Chuẩn quy định, nghĩa là đảm bảo phẩm chất và năng lực đáp ứng các yêu cầu phát triển giáo dục mầm non thì cơ quan quản lý giáo dục, mỗi cơ quan quản lý hành chính ở địa phương (huyện, tỉnh) phải thực hiện thường xuyên, kịp thời việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hiệu trưởng các trường mầm non trên cơ sở kết quả đánh giá và xét chọn dân chủ, công khai và minh bạch.
Lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm hiệu trưởng các trường mầm non được triển khai qua việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý với các hoạt động quản lý cụ thể:
+ Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm hiệu trưởng các trường mầm non.
+ Thực hiện công khai các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm hiệu trưởng trường mầm non .
+ Tổ chức đánh giá theo Chuẩn từng hiệu trưởng trường mầm non đương chức để nhận biết những người có thể bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển.
+ Thực hiện thường xuyên rà soát, đánh giá để lựa chọn người kế cận chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non từ đội ngũ phó hiệu trưởng và nhà giáo trong các trường.
+ Tổ chức giới thiệu người dự nguồn (theo Hướng dẫn số 15/HD- BTCTW, ngày 05/11/2012 của BCH TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý).
+ Thiết lập hồ sơ, lý lịch, nguyện vọng cá nhân của người được giới thiệu để bổ nhiệm và công khai rộng rãi hồ sơ đó.
+ Thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm thành hiệu trưởng trường mầm non .
+ Công khai kết quả lựa chọn người sẽ bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non để nhận ý kiến phản hồi từ các tổ chức, cá nhân.
+ Xử lý các thông tin phản hồi (nếu có), có ý kiến tiếp thu hoặc giải thích
với các tổ chức, cá nhân để có sự đồng thuận về bổ nhiệm Hiệu trưởng trường mầm non .
+ Ban hành quyết định bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại Hiệu trưởng trường mầm non, hoặc luận chuyển đến trường khác khi hết nhiệm kỳ.
+ Thực hiện giao trách nhiệm cho từng hiệu trưởng trường mầm non sau bổ nhiệm trên nguyên tắc tiếp tục thử thách để phát triển.
+ Thực hiện miễn nhiệm theo quy định cho các Hiệu trưởng trường mầm non khi họ có nguyện vọng nghỉ quản lý hoặc có sai phạm.
Lý luận và thực tiễn QL cho thấy có hai nguyên tắc căn bản trong sử dụng đội ngũ HT trường MN là theo năng lực nổi trội thực tài và sự chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp của người HT. Hai nguyên tắc căn bản này có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên sự hoàn thiện mô hình nhân cách của người HT trường MN.
Việc bổ nhiệm, hay bố trí, sử dụng HT thuộc về quyền hạn các cấp quản lý theo phân cấp QL từ cấp huyện đến cấp tỉnh sao cho đảm bảo được yêu cầu đúng người, đủ tiêu chuẩn năng lực. Đây là quá trình ra “quyết định” lựa chọn HT theo qui trình bổ nhiệm cán bộ. Việc ra quyết định bổ nhiệm, sử dụng HT đòi hỏi sự cân nhắcgiữa chiến lược phát triển các cơ sở GDMN với kế hoạch phát triển đội ngũ HT trường MN hợp lý nhất trên cơ sở phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án đã được xác định.