CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ TỪ SƠN, BẮC NINH
3.2.4. Đ ỔI MỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG VÀ TỰ BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG ĐÁP ỨNG CHUẨN VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Để có thể tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN nhất thiết phải đi trước một bước. Phải xem quản lí là một nghề, vì vậy cần được đào tạo và quan tâm như những nghề khác, đào tạo trước khi bổ nhiệm
Thật vậy, trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết Số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua, đòi hỏi đội ngũ HT trường MN phải có đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của HT trường MN; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người HT trường MN.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng ĐNGV hiệu trưởng đảm bảo về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu Chuẩn hiệu trưởng mầm non, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo theo Nghị quyết Số 29-NQ/TW.
Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng theo từng gian đoạn, năm học, theo từng chu kì với những nội dung đa dạng và phong phú cập nhập tri thức mới nhất.
Dựa trên tình hình thực tiễn chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trên địa bàn thị xã từ Sơn, Bắc Ninh để xây dựng nội dung bồi dưỡng theo cách tiếp cận phát triển năng lực hiệu trưởng.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ hiệu trưởng mầm non. Dựa trên điều tra khảo sát năng lực của đội ngũ về các mặt để tìm ra những mặt hạn chế trong công tác quản lýnhà trường của người hiệu trưởng.
Qua đó có điều kiện xác định các lĩnh vực, các đối tượng cụ thể để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong khảo sát đội ngũ hiệu trưởng chú ý đến bồi dưỡng trình độ tiếng anh và tin học để nâng cao chất lượng đội ngũ này góp phần giáo dục toàn diện.
Trên cơ sở xác định nội dung bồi dưỡng Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Học viện Quản lý giáo dục, để tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực của hiệu trưởng trong toàn thị xã.
Để thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng cần thực hiện một số việc như sau:
Cần phải dựa trên nhu cầu, những mặt hạn chế của đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non để bồi dưỡng đáp ứng Chuẩn hiệu trưởng.
Nghiên cứu các nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non để đáp ứng giáo dục địa phương và nâng cao chất lượng giáo dục của ngành.
Đổi mới nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non từ việc xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, phương châm bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng. Các nhà quản lý phải tiến hành xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Có quy trình quản lý chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non đó là:
Xác định nhu cầu bồi dưỡng; xác định chương trình nội dung, bồi dưỡng; xác định hình thức phương thức bồi dưỡng; xác định tài chính cho bồi dưỡng; xác định lực lượng bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu của đội ngũ và mục tiêu chiến lược của ngành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cấp học. Bên cạnh đó cần chú trọng hình thức bồi dưỡng đa dạng và phong phú: Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng tập trung ngắn hạn dài hạn để nâng cao trình độ; bồi dưỡng theo chuyên đề; bồi dưỡng qua các hoạt động của tổ chuyên môn; bồi dưỡng thông qua việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm;
bồi dưỡng thông qua hội thảo khoa học;…
Trong nhiều hình thức và phương pháp bồi dưỡng thì cần nâng cao tinh thần tự bồi dưỡng, trên cơ sở tự đánh giá theo chuẩn đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non, mỗi hiệu trưởng phải xây dựng cho riêng mình một kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát điều tra, khảo sát chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng từng năm một, kéo dài trong 3 đến 5 năm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cấp học.
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch sau đó thông báo về hiệu trưởng các nhà trường mầm non tham gia các lớp bồi dưỡng do ngành tổ chức.
Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, xây dựng nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng trong từng giai đoạn.
Chuẩn bị đầy đủ điều kiện phục vụ cho bồi dưỡng như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài kiệu bồi dưỡng, kinh phí để tổ chức…
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đội ngũ hiệu trưởng các trường mầm non phải nghiêm túc, và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đối với sự phát triển của giáo dục.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục phải xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn của giáo dục địa phương, sau đó phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng.
Đội ngũ hiệu trưởng cần nâng cao tinh thần tự giác trong công tác tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có thái độ tích cực tiếp thu tri thức trong quá trình bồi dưỡng, luôn có tinh thần cầu tiến bộ học hỏi đồng nghiệp trong quá trình công tác.
Cần đảm bảo về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho công tác bồi dưỡng có chuẩn bị đầy đủ thì hoạt động bồi dưỡng mới đạt được hiệu quả cao nhất.