Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG
1.4. Nội dung quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Nghề theo tiếp cận CIPO
1.4.1. Quản lý đầu vào
1.4.1.1. Quản lý công tác hướng nghiệp và tuyển sinh học nghề
Công tác hướng nghiệp là hoạt động giúp người học định hướng, lựa chọn nghề một cách tự giác phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và nhất là phù hợp với năng lực bản thân. Giúp người học làm qu n với các ngành nghề, cũng như xu thế phát triển các ngành nghề, những yêu cầu tâm sinh lý của nghề, điều kiện để tham gia học nghề. Từ giúp người học hình thành thái độ lao động đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong lựa chọn nghề nghiệp, giúp người học phát triển hứng thú nghề nghiệp đ là động lực quan trọng để họ gắn b với nghề.
Hướng nghiệp giúp nhà trường khảo sát nhu cầu xã hội về nhu cầu học nghề, dự báo khả năng tuyển sinh của nhà trường.
Tuyển sinh học nghề: Nhằm mục đích tuyển đủ số lượng th o cơ cấu ngành nghề và chất lượng tuyển sinh đầu vào phù hợp với năng lực của cá
nhân người học, năng lực đào tạo của nhà trường và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội
Quản lý việc thực hiện tuyển sinh là quản lý việc lên phương án tuyển sinh, thực hiện tư vấn tuyển sinh cho người học chọn nghề phù hợp.
Hiện nay các trường Cao đẳng Nghề thực hiện công tác tuyển sinh th o quy chế tuyển sinh học nghề. Hình thức tuyển sinh được quy định cụ thể tại Điều 2 của Quy chế tuyển sinh học nghề như sau:
+ Tuyển sinh học nghề trình độ Sơ cấp thực hiện th o hình thức xét tuyển;
+ Tuyển sinh học nghề trình độ Trung cấp thực hiện th o hình thức xét tuyển;
+ Tuyển sinh học nghề trình độ Cao đẳng thực hiện th o hình thức xét tuyển, thi tuyển, hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn hình thức tuyển sinh học nghề trình độ cao đẳng do Hiệu trưởng các trường quyết định và công bố.
Số lượng người học cần tuyển th o cơ cấu ngành nghề chủ yếu được xác định dựa trên so sánh yêu cầu về số lượng nhân lực th o ngành nghề của thị trường lao động cần c so với năng lực đào tạo của nhà trường.
Nhưng quan trọng hơn là tiêu chí tuyển sinh phải được xây dựng dựa trên khung năng lực đầu ra cần c và được chi tiết thành các tiêu chí cụ thể th o trình độ đầu vào dựa trên cấu trúc nội dung chương trình đào tạo th o tiếp cận đã được thiết kế ở trên. Dựa vào các tiêu chí này, trường Cao đẳng nghề phối hợp với các bên liên quan để lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh.
1.4.1.4. Quản lý đội ngũ giáo viên
Quản lý quá trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên th o yêu cầu của đổi mới giáo dục. Chất lượng giáo viên là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong đ , công tác
giảng dạy của giáo viên là hoạt động trọng tâm của quá trình đào tạo của nhà trường. Để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường thì công tác quản lý đội ngũ giáo viên phải được tiến hành nghiêm túc và hiệu quả.
1.4.1.5. Quản lý cơ sở vật chất
Quản lý việc xây dựng kế hoạch phát triển, nâng cấp đầu tư trang thiết bị để phục vụ đào tạo. Nâng cấp các ph ng học tích hợp, ph ng học thực hành sử dụng các máy m c, trang thiết bị hiện đại phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ để học sinh, sinh viên được tiếp cận với các máy m c, trang thiết bị hiện đại trước khi ra trường, thực tập tại các doanh nghiệp.
Ph ng thực hành cần thay thế một số trang thiết bị cũ không phù hợp. Đây cũng là điều kiện nhằm thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”.
Quản lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh, sinh viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kiểm kê tài sản, thiết bị hàng năm. Để quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và kiểm kê tài sản hàng năm cần lập sổ tài sản cho từng tổ môn, ph ng ban, việc ghi chép phải cẩn thận, đầy đủ thông tin và thường xuyên báo cáo Hiệu trưởng về tình hình sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy m c của nhà trường.
1.4.1.6. Quản lý tài chính
Mọi hoạt động đào tạo trong nhà trường đều cần đến tài chính. Quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo bao gồm quản lý nguồn ngân sách Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cấp và ngân sách từ các nguồn thu khác của nhà trường để phục vụ cho các hoạt động đào tạo. Quản lý tài chính phải tuân thủ các quy định về quản lý tài chính của nhà nước.