Quản lý quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề đường sắt theo tiếp cận CIPO (Luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 60)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG SẮT

2.2. Thực trạng quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề đường sắt

2.2.2. Quản lý quá trình dạy học

2.2.2.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Bảng 2.3: Thực trạng quản lý giảng dạy của giáo viên trườngCao đẳng Nghề đường sắt

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo của giáo viên

93 56,0 59 35,5 10 6,0 4 2,4

2

Quản lý việc phân công giảng dạy của bộ môn cho giáo viên

21 17,1 89 72,4 12 9,8 1 0,8

3

Quản lý việc thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên

101 74,8 25 18,5 9 6,7 0 0,0

4

Quản lý tổ chức thực hành, thực tập của HSSV tại các đơn vị thực tập

36 27,9 78 60,5 12 9,3 3 2,3 5 Quản lý việc đổi mới phương

pháp giảng dạy 27 20,0 86 63,7 20 14,8 2 1,5

- Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo của giáo viên được đánh giá ở mức độ tốt vì tỉ lệ ý kiến đánh giá tiêu chí cao nhất với 56%, mức độ khá 35,5%, mức độ trung bình 6% và mức độ yếu 2,4%. Ở trường cao đẳng Nghề đường sắt, ph ng Đào tạo và các khoa chuyên môn c chức năng quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo của giáo viên thông qua chương trình, kế hoạch đào tạo ban hành thống nhất trong toàn trường và thông qua việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách lên lớp hàng ngày của giáo viên. Do đ , việc quản lý mục tiêu, nội dưng chương trình đào tạo kế hoạch đào tạo được thực hiện tốt.

Quản lý việc phân công giảng dạy của các khoa, tổ bộ môn cho giáo viên c tới 72,4% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ khá, 17% ở mức độ tốt và 9,8% ở mức độ trung bình, nghĩa là quản lý việc phân công giảng dạy của bộ môn cho giáo viên đã kiểm tra, kiểm soát được để đảm bảo giáo viên giảng dạy đúng số tiết quy định, phân công giáo viên hợp lý trên cơ sở trình độ, năng lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.

Quản lý việc thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên c 74,8% ý kiến đánh giáhoạt động nàythực hiện ở mức độ tốt, điều này c nghĩa là quản lý việc thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên được thực hiện tốt. Qua quan sát cho thấy, ph ng Kiểm định chất lượng kết hợp với ph ng Đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nề nếp chuyên môn của giáo viên ở trên lớp, xưởng thực hành, thực tập. Thông qua hình thức lấy phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh sinh viên về việc thực hiện nề nếp lên lớp giảng dạy của giáo viên, kiểm tra của bộ phận chức năng g p phần quản lý việc thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên tại nhà trường được thực hiện tốt g p phần nâng cao chất lượng quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Quản lý tổ chức thực hành, thực tập của học sinh sinh viên tại các đơn vị thực tập của giáo viên thực hiện ở mức độ khá vì c tới 78% ý kiến đánh

giá nội dung này ở mức độ khá. C thể lý giải cho điều này như sau: học sinh sinh viên thực hành, thực tập tại các đơn vị là các địa điểm xa trường, ý thức và thái độ của học sinh sinh viên học nghề n i chung chưa thực sự tốt do đ việc quản lý học sinh sinh viên đi thực tập là việc vô cùng kh khăn. Ngoài ra giáo viên vừa tham gia giảng dạy vừa quản lý học sinh sinh viên đi thực tập ở ngoài trường do đ hiệu quả không cao.

Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy được đánh giá ở mức độ khá thể hiện ở 63.7% tổng số ý kiến cho rằng nội dung này thực hiện ở mức độ khá. Hiện nay 80% nội dung chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề đường sắt là những mô đun được dạy tích hợp do đ đa số giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp, không c sự đổi mới nhiều về phương pháp.

Chính vì vậy việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học thực hiện chưa tốt.

2.2.2.2. Quản lý hoạt động của học sinh

Quản lý hoạt động của học sinh sinh viên là quản lý hoạt động học tập và rèn luyện. Do đ quản lý hoạt động học tập và rèn luyện cũng là một hoạt động trọng tâm của quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Nghề đường sắt. Quản lý tốt hoạt động này thì chất lượng của quá trình đào tạo mới được đảm bảo.

Thực trạng của quản lý học tập và rèn luyện của học sinh sinh viên được thể hiện như sau:

Bảng 2.4: Thực trạng quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Quản lý giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, sinh viên

113 64.2 31 17.6 19 10.8 13 7.4

2 Quản lý sĩ số, nề nếp học tập

của học sinh, sinh viên 120 71.6 43 24.4 5 2.8 2 1.1

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

3

Quản lý hoạt động học tập trên lớp, tại xưởng thực hành, tại đơn vị thực tập và hoạt động tự học của học sinh, sinh viên

121 68.8 39 22.2 11 6.35 5 2.8

4

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động thể dục thể thao và văn h a của học sinh, sinh viên

109 61.9 41 23.3 24 13.6 2 1.1

Qua bảng số liệu cho thấy các nội dung quản lý học tập và rèn luyện của học sinh sinh viên tại trường cao đẳng Nghề đường sắt đều thể hiện ở mức độ tốt, tỉ lệ tốt từ 61.9% đến 71.6%, tỉ lệ khá từ 17.6% đến 24.4%, tỷ lệ trung bình và yếu chiếm tỉ lệ thấp dưới 13.6%.

Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên trường Cao đẳng Nghề đường sắt đều được đánh giá ở mức độ tốt phải kể đến các lý do sau:

-Nhà trường đã xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp học, đội ngũ giáo viên này kết hợp cùng với giáo viên bộ môn, giáo viên khác thực hiện nhiệm vụ, chức năng về quản lý mọi hoạt động của học sinh sinh viên từ việc quản lý tinh thần, thái độ học tập, quản lý nề nếp học tập, rèn luyện...

- Nhà trường đã ban hành đầy đủ hệ thống văn bản, quy định về nề nếp học tập, rèn luyện, thông tin về các hoạt động đào tạo trong quyển nội quy của nhà trường.

- Khi học sinh sinh viên thực tập ngoài trường thì c giáo viên phụ trách, quản lý nhằm giúp đỡ, hướng d n và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh để học sinh sinh viên thực tập c hiệu quả và không bị ảnh hưởng đến chất lượng đào tại của nhà trường.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh sinh viên thường được tổ chức thành nhiều cuộc thi khác nhau trong năm học để thu hút được sự tham gia đông đảo của học sinh sinh viên. Học sinh sinh viên được hướng d n thực hiện công tác nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động học tập, từ những bài học cụ thể trên lớp đến những công trình nghiên cứu lớn c thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Phong trào Đoàn của nhà trường được thực hiện mạnh mẽ và phong phú các hoạt động do đ thu hút được đông đảo học sinh sinh viên tham gia và các hoạt động thể dục thể thao, phong trào đoàn luôn được thực hiện sôi nổi và đ m lại hiệu quả cao.

Chính vì những lý do trên mà công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên được đánh giá ở mức tốt.

2.2.2.3. Quản lý chương trình đào tạo

Bảng 2.5: Thực trạng quản lý chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề đường sắt

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng chương trình chi tiết

cho từng nghề đào tạo 53 30.1 97 55.1 17 9.7 9 5.1

2

Tổ chức chỉ đạo thực hiện theo chương trình đào tạo đã ban hành

47 26.7 116 65.9 13 7.4 0 0.0

3 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện

chương trình đào tạo 38 21.6 133 75.6 5 2.8 0 0.0

Cả ba nội dung: ây dựng chương trình chi tiết cho từng nghề đào tạo, tổ chức, chỉ đạo thực hiện th o chương trình đào tạo đã ban hành và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo đều được đánh giá ở mức độ khá vì mức độ khá chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt cho các nội dung là 55.1%, 65.9%

và 75.6% c n lại các mức độ khác đều thấp hơn 30%. Quản lý chương trình

đào tạo ở trường cao đẳng Nghề đường sắt được đánh giá ở mức độ khá do các công việc này thường thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra và đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo của các cá nhân, đơn vị thực hiện chưa được xử lý triệt để. Do vậy công tác này chỉ được thực hiện ở mức độ khá.

Ngoài ra, việc xây dựng chương trình chi tiết cho từng nghề đào tạo c n được đánh giá ở mức độ yếu với tỷ lệ 5,1%. Điều này c thể lý giải là do thời lượng chương trình cho kiến thức chuyên ngành bị khống chế trong 30% tổng lượng thời gian đào tạo nên kh để xây dựng một cách chi tiết, vì thế đã tạo nên sự kh khăn cho người xây dựng chương trình khi không thể xây dựng chi tiết hơn khối lượng kiến thức như mong muốn đến với người học.

2.2.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Quản lý việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tháng, học kỳ, năm học, khóa học, xây dựng ngân hàng đề thi

30 17 135 76.7 11 6.3 0 0.0

2

Quản lý việc tổ chức kiểm tra, coi thi, chấm thi kết thúc môn học, thi chứng chỉ, thi kết thúc khóa học

123 69.9 32 18.2 16 9.1 5 2.8

3

Quản lý việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên đánh giá quá trình đào tạo của nhà trường

47 26.7 22 12.5 105 59.7 2 1.1

Kết quả điều tra cho thấy thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề đường sắt như sau:

Quản lý việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tháng, học kỳ, năm học, kh a học, xây dựng ngân hàng đề thi được đánh giá ở mức độ khá, tỉ lệ khá c số lượng ý kiến đánh giá cao nhất 76.7%.

Quản lý việc tổ chức kiểm tra, coi thi, chấm thi kết thúc môn học, thi chứng chỉ, thi kết thúc kh a học được đánh giá ở mức độ tốtvì c 69.9% ý kiến đánh giá nội dung này thực hiện ở mức độ tốt.

Quản lý việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên đánh giá quá trình đào tạo của nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình do c 59.7% ý kiến đánh giá nội dung này ở mức độ trung bình.

Như vậy qua đây ta c thể khẳng định trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo thì nội dung quản lý việc tổ chức kiểm tra, coi thi, chấm thi kết thúc môn học, thi chứng chỉ, thi kết thúc kh a học được thực hiện tốt nhất, sau đ là nội dung quản lý việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tháng, học kỳ, năm học, kh a học; xây dựng ngân hàng đề thi và cuối cùng là quản lý việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên; đánh giá quá trình đào tạo của nhà trường.

2.2.2.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

Để quá trình đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề đường sắt đảm bảo chất lượng đào tạo là yếu tố vô cùng quan trọng. Thực trạng của các yếu tố này được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề đường sắt

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % 1

Quản lý quá trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên

20 11.4 47 26.7 103 58.5 6 3.4

2

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

15 8.5 127 72.2 32 18.2 2 1.1

3 Quản lý nguồn lực tài

chính phục vụ đào tạo 9 5.1 144 81.8 20 11.4 3 1.7

Quản lý quá trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên của trường Cao đẳng Nghề đường sắt c tỉ lệ ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình là cao nhất 58.5%, mức độ tốt chiếm 11.4%, mức độ khá chiếm 26.7% và mức độ yếu chiếm tỉ lệ 3.4%.

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo: Th o ý kiến của đối tượng khảo sát đánh giá về nội dung này thì mức độ thực hiện ở mức độ khá chiếm tỉ lệ cao nhất 72.2%, tiếp th o là mức độ trung bình chiếm 18.2%, mức độ tốt chiếm 8.5% và mức độ kém chiếm 1.1%. Qua đây cho thấy nội dung quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo của trường Cao đẳng Nghề đường sắt ở mức độ khá và c sự đồng thuận cao.

Quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo được đánh giá ở mức độ khá do tỉ lệ ý kiến đánh giá nội dung này ở mức độ khá chiếm tỉ lệ cao nhất là 81.8% và tỉ lệ này thể hiện sự đồng thuận cao. Các mức độ khác lần lượt là mức độ trung bình 11.4%, mức độ tốt 5.1%, mức độ kém 1.7%.

T m lại, công tác quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề đường sắt thực hiện chưa tốt, nội dung thứ nhất thực hiện ở mức độ trung bình, nội dung thứ 2 và nội dung thứ 3 thực hiện ở mức độ khá.

C thể lý giải cho thực trạng trên là do những nguyên nhân sau:

- Nội dung quản lý quá trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên được đánh giá ở mức thấp như vậy là do:

+ Việc sử dụng, đánh giá giáo viên chưa hợp lý, giáo viên không phát huy hết năng lực của mình. Nhà trường đã xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên hàng tháng và lấy ý kiến đánh giá của học sinh sinh viên về giáo viên qua các môn học, tuy nhiên các tiêu chí đánh giá này chưa đánh giá chính xác về năng lực, chưa thực sự phù hợp.

+ Ngoài ra, hoạt động đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên chưa được thường xuyên và cho mọi đối tượng giáo viên.

Do kinh phí cho hoạt động này c n hạn chế và do số lượng giáo viên c n thiếu so với quy mô đào tạo của nhà trường do đ kh khăn để tổ chức cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề đường sắt theo tiếp cận CIPO (Luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)