Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG
1.4. Nội dung quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Nghề theo tiếp cận CIPO
1.4.4. Quản lý tác động của bối cảnh
1.4.4.1.Quản lý ứng phó với sự thay đổi của môi trường khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, g p phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giảng dạy đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên c thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú.
Quản lý việc ứng dụng công nghệ bao gồm:
Công tác bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo.
Quản lý xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc triển khai, khai thác công nghệ thông tin phục vụ cho công tác đào tạo.
Quản lý công tác triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và quản lý đào tạo.
1.4.4.2. Quản lý ứng phó với sự thay đổi của môi trường chính sách
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu đổi mới chính sách giáo dục là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dụng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Riêng đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung vào đào tạo nhân lực c kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp th o hướng ứng dụng thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
1.4.4.3. Quản lý ứng phó với sự thay đổi yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng lao động
Thị trường lao động ngày càng đa dạng nên người sử dụng lao động càng c nhiều cơ hội để lựa chọn lao động phù hợp với vị trí, công việc mình cần sử dụng. Hơn nữa cơ cấu chuyển dịch lao động cũng đang diễn ra mạnh mẽ từ công nghiệp nặng sang công nghiệp dịch vụ và công nghệ thông tin. Do đ người sử dụng lao động sẽ c những yêu cầu cao hơn không c n là lao động phổ thông đơn thuần mà là lao động c tay nghề đã qua đào tạo, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Nắm bắt được xu thế sử dụng lao động của thị trường lao độngđể các Trường c những kế hoạch thay đổi nội dung đào tạo để trang bị cho người học những kiến thức cần thiết để đáp ứng được yêu cầu khi h a nhập vào thị trường lao động.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp và phân tíchcơ sở lý luận về quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề th o tiếp cận CIPO. Do đ , tác giả c thể rút ra một số kết luận như sau:
Đã c những nghiên cứu về quản lý đào tạo tại trường dạy nghề, trường Cao đẳng Nghề, Đảng, Nhà nước c nhiều chủ trương về giáo dục dạy nghề, giáo dục nghề nghiệp, quản lý đào tạo. Nhưng số lượng nghiên cứu quản lý đào tạo th o tiếp cận CIPO tại trường Cao đẳng Nghề đường sắt chưa c .
Trường Cao đẳng Nghề là một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, là bậc học đào tạo được cả ba trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và c những đặc thù riêng trong công tác quản lý đào tạo.
Đối với trường Cao đẳng Nghề thì hoạt động đào tạo là hoạt động chủ đạo của nhà trường. Mọi hoạt động của nhà trường đều hướng tới hoạt động này. Quá trình đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề gồm các yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra và tác động của bối cảnh. Do đ công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề th o tiếp cận CIPO c những nội dung cơ bản sau:
+ Quản lý đầu vào bao gồm quản lý công tác hướng nghiệp tuyển sinh học nghề, quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý cơ sở vật chất và tài chính
+ Quản lý quá trình là quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, phương pháp đào tạo, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và quản lý hoạt động kiểm định chất lượng.
+ Quản lý đầu ra bao gồm quản lý tư vấn việc làm, quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ và quản lý nắm bắt thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động.
+ Quản lý tác động của bối cảnh là quản lý ứng ph với sự thay đổi của môi trường công nghệ, quản lý ứng ph với sự thay đổi của môi trường chính
sách và quản lý ứng ph với sự thay đổi yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng lao động.
Quá trình đào tạo, quản lý quá trình đào tạo đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Các yếu tố này c thể là nhân tố thúc đẩy hoạt động quản lý đào tạo cũng c thể là nhân tố cản trở quá trình quản lý đào tạo tại các trường Cao đẳng Nghề. Chính vì vậy, người quản lý công tác đào tạo cần nắm rõ những yếu tố này để công tác quản lý đào tạo được thực hiện thuận lợi và hiệu quả.
Chương 2