Chính sách giao đất trước thời kỳ đổi mới (1976 – 1986)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 25 - 30)

2. Tổng quan nghiên cứu

2.2. Chính sách giao đất nông lâm nghiệp và quyền sử dụng

2.2.3. Chính sách giao đất trước thời kỳ đổi mới (1976 – 1986)

Năm 1976, để xoá bỏ những tàn tích làm cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng, đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải tạo

XHCN và xây dựng CNXH ở nông thôn miền Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188-CP ngày 25/9/1976 về Chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam; những vấn đề cần đ−ợc −u tiên tập trung giải quyết là quốc hữu hoá

toàn bộ đất đai và chia cấp đất ruộng cho nông dân lao động.

Trong quá trình chia cấp ruộng đất thực hiện nguyên tắc giữ “nguyên canh” ai thiếu thì đ−ợc bù thêm, ai thừa thì rút bớt, tránh xáo trộn không cần thiết, chỉ điều chỉnh trong trường hợp thật cần thiết. Khi chia cấp ruộng đất thành vùng lớn, khoảng lớn thì vận động nông dân tự nguyện đi vào con

đ−ờng làm ăn tập thể ngay. Chính quyền không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất cho những người được chia cấp đất. Người được chia cấp đất có quyền sử dụng ruộng đất để làm ăn sinh sống, nh−ng không đ−ợc sang tên hoặc bán cho người khác. Khi người được chia cấp đất không sử dụng nữa thì

phải trả lại ruộng đất cho chính quyền xã để cấp cho người khác sử dụng.

Cuối những năm 70, các HTX miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô, chuyên môn hoá, cơ giới hoá. Tính đến năm 1979, toàn miền Bắc có 4.154 HTX quy mô toàn xã, một số nơi đã đã hợp nhất 2-3 xã thành một HTX liên xã với quy mô trên 1000 ha. Mức độ phi lý của lối làm ăn tập thể theo quy mô lớn ngày càng thể hiện rõ; hiệu quả hoạt động kinh tế của các HTX giảm sút đến mức báo động, thu nhập của xã viên ngày càng thấp. Thu thập của xã viên từ kinh tế tập thể chỉ đáp ứng được 60 - 70% nhu cầu lương thực và 20-30% nhu cầu tiêu dùng khác; điều này làm cho xã viên không thiết tha với công việc tập thể, họ dồn sức đầu t− vào mảnh đất 5% (có nơi quỹ đất này để đến 10 - 20%

tổng diện tích đất canh tác của HTX). Mô hình HTX - tập thể hoá và sản xuất lớn đứng trước nguy cơ tan rã. Nhiều nơi đã xuất hiện hiện tượng “ khoán hộ chui” và dần trở thành phổ biến.

Trong thời gian này, toàn miền Nam đã xây dựng đ−ợc 1.518 HTX và 9.350 tập đoàn sản xuất, thu hút 35,6% số hộ nông dân vào con đ−ờng làm ăn tập thể. Tỷ lệ tập thể hoá t− liệu sản xuất khá cao, chiếm từ 50 – 90%. Về cơ

cấu thành phần xã viên, tuyệt đại là nông dân nghèo, ít ruộng đất, ít công cụ sản xuất. Ngay từ đầu đã hình thành HTX với quy mô lớn - bình quân một hợp tác xã có khoảng 312 ha đất canh tác, trên 500 hộ xã viên với 1000 lao

động; phương thức điều hành, quản lý HTX mang tính thống nhất cao. Quá

trình thực hiện phong trào hợp tác hoá, một số địa phương triển khai ồ ạt, gò ép, thiếu chuẩn bị nên nhiều HTX, tập đoàn sản xuất hoạt động ít có hiệu quả, rơi vào tình trạng khó khăn. Nhiều HTX giải thể chỉ sau một vài năm thành lập, điều này đã gây ra tình trạng xáo động lớn ruộng đất trong một thời gian dài [15].

Tại Hội nghị Trung −ơng 6 khoá IV tháng 9/1979, có một số quyết định

đặc biệt đ−ợc nêu trong Nghị quyết nh−: “ thừa nhận sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần; nới lỏng cơ chế quản lý tập trung trong HTX nông nghiệp, cho phép hộ xã viên đ−ợc m−ợn đất của HTX để sản xuất; thừa nhận sự tồn tại của kinh tế gia đình xã viên nh− bộ phận hợp thành của kinh tế xã hội chủ nghĩa...”. Nghị quyết này đ−ợc xem nh− một văn kiện đặt nền móng cho việc

đổi mới về chính sách đất đai.

2.2.3.2. Giai đoạn 1980 - 1986

Lần đầu tiên Hiến pháp 1980 quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, vùng biển và thềm lục địa...đều thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 19); “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai đ−ợc sử dụng hợp lý và tiết kiệm.

Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai đ−ợc tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động cuả mình theo pháp luật...Đất dành cho nông nghiệp

và lâm nghiệp không đ−ợc dùng vào việc khác, nếu không đ−ợc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép...” (Điều 20). Những quy định này đã đánh dấu một bước chuyển cơ bản và quan trọng về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta kể từ sau cải cách ruộng đất và tập thể hoá nông nghiệp.

Chỉ thị 100 - CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban bí th− Trung −ơng Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao

động trong HTX nông nghiệp đã quy định về tổ chức giao ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm người lao động sử dụng để thực hiện sản lượng khoán, tránh để đồng ruộng chia cắt manh mún. Diện tích giao khoán cho người lao

động phải hợp lý và ổn định trong vài ba năm để họ yên tâm thâm canh trên diện tích đó. Chỉ thị này đã mở ra một khả năng mới cho xã viên đ−ợc quyền sử dụng ruộng đất trong khuôn khổ rộng rãi hơn, lôi cuốn mọi người hăng hái lao động và nó tạo ra một bước chuyển có ý nghĩa về chính sách ruộng đất.

Tuy nhiên, việc thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động ở nhiều hợp tác xã và tập đoàn sản xuất còn có nhiều khuyết điểm và lệch lạc nh−: Phân chia ruộng khoán manh mún, ch−a đúng đối t−ợng, mức khoán ch−a dựa trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật hợp lý cho từng hạng đất, từng thửa đất.

Ngày 18 tháng 01 năm 1984, Ban Bí th− Trung −ơng Đảng ban hành Chỉ thị 35-CT/TW về khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Nhà nước cho phép các hộ gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn đất mà HTX, nông lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất. Về thuế, Nhà nước không đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế gia đình; chỉ đánh thuế sát sinh và đất thuộc

đất phục hoá đ−ợc miễn thuế trong thời hạn 5 năm. Hộ gia đình nông dân

đ−ợc quyền tiêu thụ các sản phẩm làm ra.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 184-HĐBT ngày 06/11/1982 về đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và nhân dân trồng rừng, trước hết tập trung giao đất trống đồi núi trọc, rừng nghèo và rừng chưa giao cho lâm trường. Đối tượng được giao đất, giao rừng

được mở rộng hơn trước, đặc biệt là hộ nông dân cũng được Nhà nước giao

đất, giao rừng. Về mức đất và diện tích rừng đ−ợc xác định cho từng đối t−ợng cụ thể nh− sau: Giao cho tập thể kinh doanh không hạn chế, khả năng làm

đ−ợc bao nhiêu thì giao bấy nhiêu; mỗi hộ gia đình thuộc các tỉnh miền núi

được giao từ 2000 đến 2500 mP2P cho mỗi lao động để làm vườn rừng, ngoài ra có thể nhận khoán đất trống đồi núi trọc để trồng rừng theo quy hoạch.

Quyền lợi của tập thể, cá nhân đ−ợc giao đất trồng cây gây rừng hoặc tu bổ cải tạo rừng đ−ợc quy định cụ thể nh− sau:

- Rừng do tập thể trồng hoặc cải tạo bằng vốn tự có và sức lao động của mình khi khai thác đ−ợc sử dụng 20-30% sản phẩm chính đối với rừng trồng hoặc từ 10-20% sản phẩm chính đối với rừng cải tạo số còn lại phải bán cho Nhà n−ớc theo giá thoả thuận.

- Rừng do cá nhân trồng khi thu hoạch cá nhân phải nộp cho HTX 20%

sản phẩm chính, trong số 80% còn lại cá nhân đ−ợc sử dụng 30%, bán cho Nhà n−ớc 70% theo giá thoả thuận.

- Đối với sản phẩm nông lâm kết hợp và trồng cây phân tán thì tập thể hoặc cá nhân đ−ợc h−ởng toàn bộ.

Trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế miền núi và sản xuất lâm nghiệp, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, tách rời sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, không chú trọng đến kinh doanh tổng hợp; công tác quản lý, bảo vệ rừng bị buông lỏng; quy mô, tốc độ và chất l−ợng trồng rừng

còn nhiều bất cập. Để xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi, nhất là trong lĩnh vực lâm nghiệp, Ban chấp hành Trung −ơng Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao

đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức nông lâm kết hợp. Chỉ thị này đặt vấn đề giao đất giao rừng gắn liền với việc tổ chức bảo vệ và kinh doanh rừng, sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống

đồi núi trọc theo phương thức kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và lâm nghiệp; xem công tác giao đất, giao rừng là một cuộc vận động cách mạng mang nội dung kinh tế chính trị sâu sắc, một nhiệm vụ cấp bách để tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp; xác định trách nhiệm làm chủ cụ thể của từng đơn vị sản xuất, từng người lao động trên từng diện tích đất đai. Đặt ra kế hoạch đến hết năm 1985 cơ bản hoàn thành công tác giao đất, giao rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng có hiệu quả. Nội dung chỉ thị đã nêu ra một số chính sách quan trọng nh−:

- Nhà nước bán đối lưu lương thực theo giá đảm bảo kinh doanh cho những nơi thực sự không có đủ điều kiện để sản xuất đủ lương thực.

- Nhà n−ớc hỗ trợ 1 phần vốn, giống, công cụ chuyên dùng, vật t−...cho HTX và nhân dân tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Nếu tập thể và gia đình cần vay vốn ngắn hạn và dài hạn thì Ngân hàng Nhà n−ớc căn cứ vào khả năng tín chấp để cho vay với điều kiện −u đãi.

- Trong HTX phải vận dụng tốt chủ trương khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo chỉ thị 100 của Ban bí thư phối hợp với từng khâu công

đoạn của nghề rừng, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa 3 lợi ích, trong đó lợi ích của người lao động cần được khuyến khích thoả đáng.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)