Hiệu quả về kinh tế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 99 - 108)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi đ−ợc giao

4.5.1. Hiệu quả về kinh tế

a. Cơ cấu cây trồng

Chính sách giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình đã tạo điều kiện cho người nông dân chủ động bố trí cây trồng trên diện tích được giao, kết quả điều tra phỏng vấn nông hộ về vấn đề này ở 3 xã đ−ợc thể hiện trong bảng 4.15.

Bảng 4.15: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng sau khi giao đất

Loại cây trồng

Tổng số (ha)

Xã Chu Minh (ha)

Xã Cẩm Lĩnh (ha)

Xã Vân Hoà (ha)

1. .Lóa 93,4 21,1 38,5 30,8

2. Ngô 24,2 10,9 11,8 1,5

3. Sắn 1,2 0 0 1,2

4.Đậu t−ơng 1,0 0,4 0,3 0,3

5. Lạc 1,0 0,2 0,1 0,7

6. Vải, nhãn 17,6 0,1 16,5 1,0

7. ChÌ 31,4 0 0 31,4

8. Cây trồng khác 0,7 0 0,7 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua kết quả điều tra cho thấy việc bố trí cây trồng của các hộ gia đình theo h−ớng đa dạng hoá theo nền kinh tế thị tr−ờng trong giai đoạn hiện nay nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của mỗi vùng.

b. Năng suất cây trồng chính

Biểu đồ 4.3: Năng suất một số cây trồng chính

Do đ−ợc đầu t− thích đáng nên năng suất một số cây trồng chính hiện nay so với trước khi giao đất tăng lên đáng kể, Biểu đồ 4.2 thể hiện năng suất một số cây trồng chính.

Do đ−ợc −u tiên đầu t− nên năng suất lúa của nhiều hộ gia đình tăng lên

đáng kể. Trong thời kỳ trước khi giao đất, năng suất lúa bình quân của các hộ gia đình tính chung ở 3 xã điều tra chỉ đạt khoảng 3,16 tấn/ha/vụ nh−ng đến nay năng suất lúa đã đạt khoảng 6,4 tấn/ha/vụ. Nhờ có năng suất lúa tăng nhanh nên khả năng tự đáp ứng về nhu cầu sản xuất lương thực trong các gia

đình cũng tăng lên; so với trước kia, hiện nay số gia đình tự sản xuất đủ và thừa lương thực cho nhu cầu của gia đình tăng lên rất nhiều, số hộ thiếu lương thực từ 2-3 tháng trong mỗi năm chỉ còn 20 hộ trong số 534 hộ đ−ợc phỏng vÊn (3,7%).

Cây ngô đ−ợc xem nh− cây trồng có vị trí kinh tế quan trọng thứ 2 sau cây

3.16 2.26

5.28 6.4

3.8

6.38

0 2 4 6 8

Lúa Ngô Chè

N¨n 1993 N¨m 2004 N¨ng suÊt (tÊn/ha)

lúa, nhiều gia đình đã chủ động đ−a giống mới vào gieo trồng do vậy năng suất ngô bình quân cũng tăng đáng kể từ 2,26 tấn/ha năm 1993 lên 3,8 tấn/ha n¨m 2004.

Cây chè là loại cây đặc sản và hàng hoá có giá trị kinh tế cao của xã Vân Hoà và của huyện Ba Vì, do vậy trong những năm gần đây cũng đ−ợc chú trọng phát triển cả về diện tích lẫn năng suất. Năng suất bình quân chè búp tươi năm 1993 là 5,28 tấn/ha/năm, hiện nay đạt 6,38tấn/ha/năm (tăng 21,0%).

c. Sản phẩm hàng hoá

Một khía cạnh thể hiện khác thể hiện rõ xu h−ớng phát triển sản xuất và tính chủ động trong sản xuất của hộ gia đình đó là chủng loại và khối l−ợng sản phẩm mà họ mang ra trao đổi ngoài thị trường. Tìm hiểu về những sản phẩm mà các hộ thường đem bán để lấy tiền chi tiêu và những hộ có sản phẩm thừa đem bán ở thời điểm hiện nay với thời điểm trước khi giao đất cho thấy số hộ có sản phẩm bán đi ngày càng tăng. Những sản phẩm có khối l−ợng lớn

được trao đổi ngoài thị trường như: thóc, ngô, chè, lợn, trâu bò và nón.

Kết quả phỏng vấn hộ gia đình ở 3 xã về sản phẩm hàng hoá đ−ợc thể hiện trong biểu đồ 4.4.

Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng hộ gia đình có sản phẩm đem bán năm 1993 - 2004

18.4 4.8

23.5

40.3

122

7 8

32.2

5.2 78.6

3.5 13.7 12.4

0 20 40 60 80 100 120 140

Thóc Ngô, săn Vải, nhãn Chè SP chăn nuôi

SP l©m nghiệp

Ngành phô

N¨m 1993 N¨m 2004 Tỷ trọng (%)

4.5.1.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của nông hộ

Chính sách giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình đã tạo điều kiện cho người nông dân chủ động đầu tư sản xuất thúc đẩy kinh tế hộ phát triển vượt bậc. Tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn nông hộ về vấn đề này ở 3 xã cho thÊy:

- Giá trị sản xuất (GO) năm 2004 là 36,55 triệu đồng/ha/năm tăng 107,03% so với thời điểm trước khi giao đất năm 1993 là 17,65 triệu đồng.

Trong đó ở xã Chu Minh tăng nhiều nhất là 115%, xã Cẩm Lĩnh tăng 107,1%

và xã Vân Hoà tăng 93,2%. Nguyên nhân của sự tăng tr−ởng này là do sau khi

đ−ợc giao đất các gia đình đã chủ động khai thác cải tạo đất, đ−a đất vào sử dụng nhiều hơn.

- T−ơng ứng với sự gia tăng về giá trị sản xuất, chi phí trung gian (IE) tính chung cho 3 xã cũng tăng 57,41% từ 8,36 triệu/ha/năm tại thời điểm năm 1993 lên 13,16 triệu đồng năm 2004. Trong đó xã Cẩm Lĩnh có mức tăng cao nhất 74,30%, xã Vân Hoà tăng 73,56% và Chu Minh tăng 60,90%. Qua phỏng vấn

đ−ợc biết sở dĩ có sự gia tăng về chi phí trung gian vì sau khi các hộ gia đình

được Nhà nước giao đất ổn định lâu dài, họ đã mạnh dạn đầu tư về giống, thuốc trừ sâu, l−ợng phân bón trên một đơn vị diện tích đất đai (ha) đối với các cây trồng tăng lên rất lớn so với trước đây. Các hộ gia đình đã hăng hái liên kết cùng với địa phương đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu cho đồng ruộng, hoặc

đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi riêng cho vườn đồi, trang trại của mình.

- Giá trị gia tăng (VA) trung bình của 3 xã điều tra năm 2004 là 23,39 triệu đồng/ ha/ năm tăng 151,7% so với năm 1993 ( 9,29 triệu đồng). Xã Chu Minh có mức tăng cao nhất 154,9% do đây là xã đồng bằng nên khả năng, trình độ khai thác và đầu t− đạt hiệu quả cao nhất. Xã Vân Hoà có mức tăng thấp nhất 110,9% là do đây là xã miền núi, 30% dân số là ng−ời dân tộc thiểu

số nên trình độ canh tác, khả năng đầu t− về vốn...còn nhiều hạn chế.

- Giá trị sản xuất trên 1 công lao động (GO/LĐ) tính chung cho cả 3 xã

điều tra năm 2004 là 38.000 đồng tăng 133,84% so với năm 1993 (16.250

đồng). Trên cùng 1 đơn vị diện tích nh−ng giá trị sản xuất trên 1 công lao

động ở các xã khác nhau sẽ cho giá trị khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá trị sản xuất lớn, số công lao động trên một đơn vị diện tích ít thì giá trị sản xuất trên 1 công lao động sẽ lớn. Chu Minh là xã đồng bằng,

điều kiện canh tác thuận lợi, trình độ canh tác cao nên so với xã Cẩm Lĩnh và Vân Hoà số công lao động trên một đơn vị diện tích là ít nhất do đó giá trị sản xuất trên 1 công lao động là cao nhất 48.700 đồng tăng 143,5% so với năm 1993; tiếp đó là xã Cẩm Lĩnh 37.400 đồng tăng133,75%; xã Vân Hoà đạt 29.000 đồng tăng 119,69% so vớinăm 1993.

- Tại các xã điều tra, giá trị gia tăng trên 1 công lao động năm 2004 đạt 24.300 đồng tăng 183,87% so với năm 1993, trong đó xã Chu Minh có mức gia tăng lớn nhất đạt 34.300 đồng năm 2004 tăng 185,8% so với năm 1993.

- Do sự gia tăng về giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng(VA) nên thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động ở các xã điều tra đều tăng. Năm 2004, Chu Minh 28.917 đồng tăng 231,1% so với năm 1993; Cẩm Lĩnh có mức tăng thấp nhất đạt 19.300 đồng tăng 232,75% so với năm 1993.

Nh− vậy, qua phân tích kết quả điều tra phỏng vấn các nông hộ, chúng tôi nhận thấy hiêụ quả kinh tế sử dụng đất của các nông hộ có mức tăng trưởng rõ rệt kể từ khi Nhà nước có chính sách giao đất ổn định lâu dài. Khi người dân

đ−ợc giao đất ổn định lâu dài họ sẽ yên tâm đầu t− vào sản xuất trên các mặt nh− : vốn, giống mới cho năng suất cao, giao thông, thuỷ lợi và sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng... làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

Kết quả điều tra hiệu quả sử dụng đất của các hộ đ−ợc thể hiện qua bảng 4.16

Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trước và sau khi giao đất (tính theo giá cố định năm 1994)

T.Bình Xã Chu Minh Xã Cẩm Lĩnh Xã Vân Hoà

Chỉ tiêu ĐVT

1993 2004 04/93

(%) 1993 2004 04/93

(%) 1993 2004 04/93

(%) 1993 2004 04/93 (%)

GO Triệu 17,65 36,55 +107,08 20,08 43,64 +115 17,80 36,88 +107,1 15,07 29,12 +93,2 IE Triệu 8,36 13,16 +57,41 8,03 12,97 +60,9 8,12 14,15 +74,3 7,15 12,41 +73,56 VA Triệu 9,29 23,39 +151,7 12,05 30,72 +154,9 9,68 22,73 +134,8 7,92 16,71 +110,9 NVA Triệu 6,40 18,36 +186,5 8/,75 25,91 +196,1 6,43 19,08 +196,7 4,92 13,09 +166 GO/IE LÇn 2,11 2,77 +31,3 2,5 3,38 +35,2 2,19 2,6 +18,72 1,69 2,35 +39,05 VA/IE LÇn 1,11 1,77 +59,5 1,5 2,38 +58,67 1,19 1,6 +34,45 1,1 1,35 +22,73 NVA/IE LÇn 0,76 1,47 +93,4 1,09 2,0 +83,5 0,78 1,35 +73,07 0,56 1,05 +87,51 GO/1côngLĐ Nghìn 16.250 38.000 +133,84 20.000 48.700 +143,5 16.000 37.400 +133,5 13.200 29.000 +119,7 VA/1côngLĐ Nghìn 8.560 24.300 +183,87 12.000 34.300 +185,8 8.730 23.000 +163,45 6.900 15.200 +120,3 NVA/1côngLĐ Nghìn 5.900 20.100 +240,60 8.732 28.917 +231,1 5.800 19.300 +232,75 3.500 13.000 +271,1

4.5.2. Hiệu quả về xã hội 4.5.2.1 TÝch luü

Chính sách đất đai mới đã thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện mức sống của nhiều hộ gia đình; tuy số hộ giàu ch−a nhiều nh−ng nhiều gia đình

đã có của ăn của để do vậy tốc độ mua sắm các tài sản có giá trị trong từng gia

đình cũng tăng lên đáng kể, điều này phản ánh mức độ tích luỹ của hộ gia

đình từ hoạt động sản xuất phát triển. Bảng 4.17 phản ánh tình hình mua sắm tài sản của 534 hộ gia đình đ−ợc phỏng vấn ở 3 xã.

4.5.2.2. Sử dụng lao động trong gia đình

Theo kết quả phỏng vấn từ 534 hộ gia đình, sau khi Nhà nước giao đất ổn

định lâu dài, có 94,6% hộ gia đình đã tận dụng hết khả năng số lao động chính trong gia đình. Trong số những gia đình có lao động phụ, có 76,2% số hộ gia

đình đã tận dụng hết nguồn lao động này. Có 79% số hộ đ−ợc hỏi nói rằng cơ

chế quản lý và mức đất giao nh− hiện nay đã tạo điều kiện cho họ tổ chức, sử dụng nguồn lao động tốt hơn thời kỳ trước

Sau khi giao đất khả năng thâm canh tăng vụ tốt hơn; sản xuất nông nghiệp không đơn thuần là trồng trọt và chăn nuôi mà bao gồm cả chế biến, bảo quản nâng cao chất lượng nông sản để cạnh tranh trên thị trường.

Sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi các hộ đ−ợc giao đất ổn định lâu dài diễn ra ngày một nhiều, có 124 hộ (chiếm 23,2% số hộ đ−ợc phỏng vấn) đã

chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh và làm nghề phụ với lý do thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp thấp lại th−ờng gặp rủi ro do thiên tai và dịch bệnh. Nh− vậy chính sách giao đất ổn định lâu dài đã tạo cho nguời dân lựa chọn đ−ợc các ph−ơng thức sản xuất phù hợp với điều kiện, khả năng và trình độ sản xuất.

Bảng 4.17: Tình hình mua sắm tài sản của hộ gia đình N¨m 1993 N¨m 2004 Tài sản

Số l−ợng (%) Số l−ợng (%)

So sánh (± %)

1- Nhà xây kiên cố 309 57,8 521 97,6 + 39,8

2- Xe máy 15 2,8 168 31,5 + 28,7

3- Ti vi 69 12,9 381 71,3 + 58,4

4- Xe đạp 453 84,8 662 123,9 + 39,1

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Có 88,6% số hộ đ−ợc hỏi cho rằng: với cơ chế quản lý và chính sách đất

đai hiện nay, họ đã tổ chức sử dụng lực l−ợng lao động trong gia đình tốt hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Tuy nhiên việc sử dụng lao động và tư liệu sản xuất trong hộ gia đình ở các địa phương vẫn chứng tỏ quy mô và trình độ sản xuất ở mức thấp.

4.5.2.3. Đoàn kết cộng đồng

Qua báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng Ba Vì [11] và kết quả

điều tra thực tế cho thấy: chính sách giao đất nông lâm nghiệp đến từng hộ gia

đình còn có tác dụng hạn chế tình trạng tranh chấp và lấn chiếm đất đai.

Nhiều vùng đất trở thành hoang vu trước đây cũng có phần bắt nguồn từ tranh chấp quyền sử dụng đất, đất không đ−ợc giao cho chủ cụ thể nên mạnh ai người ấy chiếm sử dụng và tìm cách lấy đi những có trên đất, kết quả là đất sẽ bị nghèo kiệt và trở thành đất hoang. Sau khi thực hiện giao đất, các thửa đất

đã có chủ cụ thể nên tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình đã giảm

đi rất nhiều. Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng Ba Vì [11] cho biết ở 3 xã điều tra tr−ớc năm 1993, hàng năm mỗi xã th−ờng xảy ra từ 1 - 2 trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất đai; nhưng sau năm 1993 ở những xã điều tra không xảy ra vụ tranh chấp nàonghiêm trọng. Điều này chứng tỏ chính sách

giao đất mới này đã góp phần củng cố tình đoàn kết cộng đồng dân c−.

4.5.3. Hiệu quả về môi trờng

Rừng đ−ợc xem là lá phổi của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất cũng như đời sống con người. Trong các yếu tố môi trường sinh thái thì rừng là một chỉ tiêu sinh thái quan trọng trong việc sử dụng đất dốc. Nhà n−ớc ta coi công tác bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nội dung hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn sự rửa trôi thoái hoá đất. Độ che phủ rừng là một tiêu chí dùng để đánh giá tình hình bảo vệ và phát triển rừng cũng như hoạt động bảo vệ môi trường.

Chính sách giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài

đ−ợc xem là biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ và phát triển rừng ở n−ớc ta hiện nay. Sau khi thực hiện Nghị định 02/CP thì quỹ đất lâm nhiệp của hộ gia

đình mới được xác định. Các địa phương đã xây dựng chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung phủ xanh đất trống đồi núi trọc, từng bước hình thành khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và khu rừng sản xuất.

Do thực hiện chính sách giao đất tới từng hộ gia đình nên nhiều hộ gia

đình đã chủ động nhận diện tích đất đồi ch−a sử dụng để cải tạo thành đất sản xuất lâm - nông nghiệp nhờ đó mà quỹ đất này tăng lên tạo thêm đ−ợc sản phẩm lương thực, hàng hoá cho xã hội; cũng từ đó mà độ che phủ rừng tăng lên đáng kể. So sánh độ che phủ rừng ở thời điểm trước và sau giao đất lâm nghiệp trên địa bàn 3 xã điều tra cho thấy: độ che phủ rừng tăng từ 24,8%

(trước khi giao đất) lên 25,3% (năm 2004). Màu xanh đã được phủ trở lại trên nhiều diện tích đồi trọc.

Qua điều tra phỏng vấn 534 hộ, có 37 hộ đ−ợc giao đất lâm nghiệp với 11,6 ha , hiện nay số diện tích này đã đ−ợc trồng rừng theo quy hoạch, trong

đó 3,4 ha là rừng đặc dụng và 8,2 ha là rừng sản xuất. Qua đây cho thấy chính sách giao đất lâm nghiệp tới hộ gia đình được nhân dân hưởng ứng rất cao.

Tuy nhiên đối t−ợng nhận đất lâm nghiệp chủ yếu là những hộ gia đình có tiềm lực về kinh tế và có nguồn lực lao động.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)