Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 95 - 99)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất

Kết quả phỏng vấn 534 hộ gia đình về tình hình thực hiện các quyền sử dụng ở 3 xã cho thấy: Trong 10 năm (1994 – 2004) kể từ khi đ−ợc Nhà n−ớc giao đất theo quy định mới, chỉ có 37 hộ gia đình (6,9%) thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng phát triển nông nghiệp để đầu t−

sản xuất; các quyền sử dụng đất khác còn lại ch−a đ−ợc hộ gia đình thực hiện.

Khi được hỏi lý do làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các quyền sử dụng đất, các hộ gia đình có ý kiến trả lời nh− sau:

- Về chuyển đổi

Hiện nay bình quân mỗi gia đình đang sử dụng 9 thửa đất nông nghiệp (hộ có nhiều nhất là 19 thửa, hộ có ít nhất là 5 thửa), các thửa đất bị phân tán cách xa nhau; diện tích bình quân 1 thửa đất là 255 mP2P (thửa đất có diện tích lớn nhất là 600 mP2P và thửa đất có diện tích nhỏ nhất là 10 mP2P); đây là hậu quả của phương pháp giao đất theo kiểu phân chia đồng đều “có tốt có xấu, có gần có xa”, điều này gây lãng phí đất đai do phải làm nhiều bờ thửa, vấn đề quan trọng hơn là làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất của hộ gia đình, gây khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng [20], [4].

Khi đ−ợc hỏi về nhu cầu chuyển đổi, có 57,3% số hộ trả lời có nhu cầu chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn để tạo điều kiện phát triển sản xuất của gia đình; các hộ gia đình cho rằng muốn thực hiện việc chuyển

đổi ruộng đất thì trước tiên phải quy hoạch lại đồng ruộng, công việc này đòi hỏi phải có kinh phí. Hiện nay đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình còn khó khăn chưa có khả năng đóng góp kinh phí và nguồn ngân sách địa phương không có khả năng đáp ứng cho công tác này. Do vậy công tác chuyển đổi ruộng đất ch−a thực hiện trong thời điểm hiện nay.

- Về chuyển nh−ợng, cho thuê và góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Khi đ−ợc hỏi về lý do làm cho các quyền chuyển nh−ợng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ch−a xảy ra, các hộ gia đình đều trả lời là do hiện nay ch−a có ngành nghề nào bảo đảm cuộc sống ổn định nên dù có một số hộ gia đình có làm dịch vụ nh−ng vẫn giữ diện tích đất đ−ợc giao để sản xuất bảo

đảm lương thực cho gia đình. Cho đến nay chưa có nhà đầu tư nào đứng ra tổ chức hợp tác sản xuất nông lâm nghiệp do vậy việc thực hiện góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cũng chưa có trường hợp nào.

- VÒ quyÒn thÕ chÊp

Luật Đất đai 1993 đã cho phép những hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đ−ợc thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng để vây vốn theo quy định, tiếp theo đến Luật Đất đai sửa đổi 1998 lại khẳng định lại vấn đề này, nh−ng kể từ khi giao đất 1994 đến

đầu năm 1999 các hộ gia đình ch−a đ−ợc phép thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất với lý do đơn giản là Chính phủ chưa có văn bản hướng đẫn về thủ tục thực hiện quyền này; trong thời gian này, các hộ gia đình ở Ba Vì cũng năm trong tình trạng này.

Sau khi chính phủ ban hành Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục thực hiện các quyền sử dụng đất và Thủ tướng Chính phủ có quyết

định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 cho phép các hộ nông dân đ−ợc vay vốn đến 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản nh−ng với điều kiện là phải có đơn kèm theo GCNQSDĐ, đến đầu năm 2000 Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Ba Vì mới chính thức cho hộ nông dân vay vốn bằng thế chấp quyền sử dụng đất. Qua tìm hiểu đ−ợc biết quy định của Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Ba Vì cho hộ nông dân vay vốn để phát triến sản xuất nông lâm nghiệp nh− sau:

- Những hộ gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ c− mới

đ−ợc vay vốn của Ngân hàng huyện.

- Đối với hộ nghèo đ−ợc vay từ 3 - 5 triệu đồng với lãi xuất 1,0%/tháng, hộ đói được vay dưới 3 triệu đồng với lãi xuất 0,75%/tháng; những hộ khác muốn vay với số l−ợng tiền lớn phải lập dự án (dự án này phải đ−ợc Ngân hàng thẩm định) và lãi xuất đ−ợc quy định cao hơn lãi xuất dành cho hộ nghèo. Trong đơn xin vay tiền của những hộ đói nghèo phải có xác nhận của cán bộ tr−ởng thôn và UBND xã sở tại.

- Thời gian đối với hộ nghèo, đói đ−ợc phép vay trong vòng 6 tháng.

Qua phỏng vấn 534 hộ gia đình, có 37 hộ (xã Chu Minh có 12 hộ và Cẩm lĩnh có 25 hộ) vay vốn ngân hàng bằng thế chấp quyền sử dụng đất, xã Vân Hoà ch−a tổ chức xét cấp giấy chứng nhận đất thổ c− nên ch−a có hộ nào đ−ợc vay vốn ngân hàng bằng thế chấp quyền sử dụng đất; những hộ vay vốn bằng việc thế chấp quyền sử dụng đất thuộc diện nghèo đói (xã Chu Minh có 8 hộ nghèo và 4 hộ đói, xã Cẩm Lĩnh có 19 hộ nghèo và 6 hộ đói). Mục đích vay vốn của họ là để mua vật t− phân bón phục vụ sản xuất và mua cây con giống.

Hiện nay trong số 37 hộ nói trên chỉ còn 12 hộ nghèo và 2 hộ đói, qua tìm hiểu đ−ợc biết trong thời gian qua mặc dù đời sống có đ−ợc cải thiện nh−ng do một số gia đình có đông con (bình quân 5 – 6 người con/gia đình) nên mức thu nhập của họ ch−a thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Khi đ−ợc hỏi ý kiến của gia đình về mức cho vay và thời hạn cho vay của Ngân hàng, các hộ gia đình trả lời là: Ngân hàng nên nâng mức cho vay bằng quy định của Chính phủ (10 triệu đồng) và thời gian cho vay trong vòng 1 năm thì mới phát huy hiệu quả vốn vay.

4.4.2. Nhận định đánh giá

- Mặc dù các quyền sử dụng đất ch−a đ−ợc hộ gia đình thực hiện đầy đủ, nhưng trong các quyền sử dụng đất của hộ gia đình được Nhà nước quy định thì quyền đ−ợc vay vốn tại tổ chức tín dụng Nhà n−ớc có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ vốn cho hộ gia đình phát triển sản xuất, có ý nghĩa nhất là

đối với những hộ gia đình nghèo đói.

- Hộ gia đình khi thực hiện quyền thế chấp để vay vốn phát triển sản xuất vẫn còn trở ngại, đó là những quy định của địa phương còn quá khắt khe về

điều kiện vay, mức vốn cho vay và thời gian cho vay.

- Để khắc phục tình trạng manh mún đất đai, nhiều gia đình nhận thấy cần

có cuộc cách mạng về chuyển đổi ruộng đất để thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Để thực hiện công tác này, Nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí cho địa phương nhất là những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa và xã nghèo.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)