Kết quả điều tra về giao đất nông lâm nghiệp ở 3 xã điều tra

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 78 - 88)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Tình hình giao đất nông lâm nghiệp ở 3 x∙ điều tra 1 Khái quát tình hình các xã nghiên cứu

4.2.2. Kết quả điều tra về giao đất nông lâm nghiệp ở 3 xã điều tra

Do trước đây huyện Ba Vì thực hiện giao đất theo chủ trương của tỉnh nên ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP và nghị định 02/CP quy

định về việc giao đất nông lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông lâm nghiệp, các địa phương đã tiến hành giao đất cho các hộ gia đình theo quy định mới.

- Đối với đất nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây ban hành quyết

định số 366-QĐ/UB ngày 05/9/1994 chỉ đạo địa phương (trong đó có huyện

Ba Vì) tiến hành điều chỉnh những quy định trong Quyết định số 250-QĐ/UB ngày 03/8/1992 của UBND tỉnh Hà Tây cho phù hợp với những quy định trong Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, cụ thể nh− sau:

+ Quỹ đất công ích trước đây để 10%, nay chỉ để lại 5% đất nông nghiệp và giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý, số đất còn lại sẽ giao bổ sung cho nhân khẩu tăng thêm hoặc giành đất quy hoạch cho các công trình phúc lợi công cộng của xã.

+ Điều chỉnh lại thời hạn giao đất cho phù hợp với Nghị định 64/CP

- Tháng 7/1994 bắt đầu triển khai giao đất lâm nghiệp; đất lâm nghiệp không giao như đất nông nghiệp, địa phương tiến hành giao theo khả năng, nhu cầu nhận đất để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp của từng gia đình.

- Những quy định về quỹ đất và thời hạn giao đất cho hộ gia đình ở các xã

nh− sau:

+ Đất nông nghiệp: đất nông nghiệp hiện có và đất ch−a sử dụng nh−ng có khả năng nông nghiệp thì thời hạn giao là 20 năm; đất vườn và đất trồng cây lâu năm thời hạn giao là 50 năm.

+ Đất lâm nghiệp: đất có rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu, đất trống đồi núi trọc mà đ−ợc quy hoạch trồng cây lâm nghiệp thì thời hạn giao

đất là 50 năm.

+ Đất ở: diện tích đất đ−ợc giao để làm nhà ở cho các hộ gia đình thuộc xã

đồng bằng (xã Chu Minh) là 200 mP2P/hộ), xã vùng đồi (xã Cẩm Lĩnh) là 300 mP2P/hộ, xã vùng núi (Vân Hoà) là 400 mP2P/hộ; thời hạn giao đất làm nhà ở là lâu dài.

a. X Chu Minh

Xã Chu Minh thực hiện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân vào cuối năm 1994 dựa trên tài liệu bản đồ đ−ợc chỉnh lý từ bản đồ 299-TTg. Do không có

đất lâm nghiệp nên xã Chu Minh chỉ thực hiện giao đất nông nghiệp và đất thổ c− cho hộ gia đình, tính đến tháng 12/2004 toàn xã có:

- Tổng số hộ đ−ợc giao đất: 816 hộ

- Tổng số khẩu tính đến thời điểm đ−ợc giao đất: 3591 khẩu

- Tổng diện tích đất đã giao: 504,72 ha (chiếm 100% diện tích tự nhiên) Trong đó:

Đất nông nghiệp đã giao: 205,97 ha

Giao cho hộ gia đình: 187,07 ha (bình quân 2.292 mP2P/hộ); chiếm 90,8%

đất nông nghiệp

UBND xã quản lý: 16,21 ha; chiếm 7,9%

Giao cho các tổ chức: 2,69 ha; chiếm 1,3%

Số hộ có diện tích đ−ợc giao trồng cây hàng năm d−ới 1,0 ha là 1.213 hộ, không có hộ nào có đất trồng cây lâu năm.

b. X Cẩm Lĩnh

Xã Cẩm Lĩnh cũng thực hiện giao đất cho hộ gia đình vào cuối năm 1994 dựa trên tài liệu bản đồ đ−ợc chỉnh lý từ bản đồ 299-TTg. Tính đến tháng 12/2004 toàn xã có:

- Tổng số hộ đ−ợc giao đất: 2900 hộ

- Tổng số khẩu tính đến thời điểm đ−ợc giao đất: 12767 khẩu

- Tổng diện tích đất đã giao: 2661,91 ha (chiếm 100% diện tích tự nhiên) Trong đó:

Đất nông nghiệp đã giao: 1355,98 ha

Giao cho hộ gia đình: 1040,85 ha (bình quân 3.589 mP2P/hộ); chiếm 76,8%

diện tích đất nông nghiệp

UBND xã quản lý: 161,13 ha; chiếm 11,9% diện tích đất nông nghiệp Giao cho các tổ chức: 153,82 ha; chiếm 11,3% diện tích đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp đã giao: 490,67 ha

Giao cho hộ gia đình: 300,3 ha; chiếm 61,2% quỹ đất lâm nghiệp. Cẩm Lĩnh chỉ có 450 hộ có đất lâm nghiệp, bình quân 5.369 mP2P/hộ

Giao cho các tổ chức: 188,19 ha; chiếm 38,3% quỹ đất lâm nghiệp UBND xã quản lý 1,18 ha chiếm 0,3% quỹ đất lâm nghiệp

Trong đó số hộ có quy mô diện tích đ−ợc giao theo các loại đất cụ thể là:

+ Đất trồng cây hàng năm: d−ới 1,0 ha có 2900 hộ; không có hộ nào đ−ợc giao trên 1,0 ha

+ Đất trồng cây lâu năm: d−ới 1,0 ha có 1367 hộ; không có hộ nào đ−ợc giao trên 1,0 ha

+ Đất lâm nghiệp: d−ới 1,0 ha có 559 hộ; từ 1,0 - 5,0 ha có 2 hộ c. X Vân Hoà

Xã Vân Hoà cũng nh− các xã trên đều thực hiện giao đất cho hộ gia đình vào cuối năm 1994 dựa trên tài liệu bản đồ đ−ợc chỉnh lý từ bản đồ 299-TTg.

Kết quả giao đất tính đến tháng 12/2004 cụ thể nh− sau:

- Tổng số hộ đ−ợc giao đất: 17846 hộ

- Tổng số khẩu tính đến thời điểm đ−ợc giao đất: 10087 khẩu

- Tổng diện tích đất đã giao: 3289,2 ha (chiếm 100% diện tích tự nhiên) Trong đó:

Đất nông nghiệp đã giao: 1037,82 ha

Giao cho hộ gia đình: 574,41 ha (bình quân 3.842 mP2P/hộ); chiếm 55,3%

quỹ đất nông nghiệp

UBND xã: 61,76 ha; chiếm 5,9% quỹ đất nông nghiệp

Giao cho các tổ chức: 401,65 ha; chiếm 38,8% quỹ đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp đã giao: 1725,78 ha

Giao cho hộ gia đình: 455,72 ha; chiếm 26,4% quỹ đất lâm nghiệp. Vân Hoà có 836 hộ có đất lâm nghiệp, bình quân mỗi hộ là 5.445 mP2P/hộ

Giao cho các tổ chức: 1270,06 ha; chiếm 73,6% quỹ đất lâm nghiệp Trong đó số hộ có quy mô diện tích đ−ợc giao theo các loại đất:

+ Đất trồng cây hàng năm: d−ới 1,0 ha có 1495 hộ; không có hộ nào đ−ợc giao trên 1,0 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm: d−ới 1,0 ha có 1254 hộ; không có hộ nào đ−ợc giao trên 1,0 ha.

+ Đất lâm nghiệp: d−ới 1,0 ha có 836 hộ; không có hộ nào đ−ợc giao trên 1,0 ha.

Kết quả chi tiết đ−ợc thể hiện trong Phụ lục số 3.

4.2.2.2. Phơng thức giao đất cho hộ gia đình

a. Quỹ đất giao cho hộ gia đình của các xã điều tra

Do Ba Vì thực hiện giao đất theo chủ trương của tỉnh từ năm 1992-1993 nên khi thực hiện giao đất cho hộ gia đình theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP quỹ đất giao cho hộ gia đình chỉ đ−ợc bổ sung từ việc điều chỉnh quỹ

đất công ích trước đó để lại quá cao và quỹ đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác sử dụng. Quỹ đất nông lâm nghiệp đ−ợc giao cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: So sánh quỹ đất nông lâm nghiệp giao cho hộ gia đình

Tổng số X.Chu Minh X.Cẩm lĩnh X.Vân Hoà

Loại đất 1993 (ha)

2004 (ha)

01/93 (±%)

1993 (ha)

2004 (ha)

04/93 (±%)

1993 (ha)

2004 (ha)

04/93 (±%)

1993 (ha)

2004 (ha)

04/93 (±%) - Đất nông nghiệp 1692,6 1802 + 6,2 162,1 187,07 +15,4 975,5 1040,85 +6,7 555 574,41 -+2,9 - Đất lâm nghiệp 0 756,02 - 0 0 0 0 300,3 0 0 455,72 0 Céng 1692,6 2558,02 +51,1 162,1 187,07 +15,4 975,5 1341,15 +37,5 555 1030,13 +85,6

(Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng Ba Vì)

Qua kết quả điều tra cho thấy: sau khi điều chỉnh chính sách giao đất của tỉnh trước đây, diện tích đưa vào quỹ đất nông, lâm nghiệp giao cho hộ gia

đình tính chung cho 3 xã điều tra tăng 51,1%, trong đó: xã Vân hoà có mức tăng cao nhất là 85,6%; xã Cẩm Lĩnh là 37,5%; xã Chu Minh tăng ít nhất là 15,4%

Quỹ đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình ở các xã đều tăng so với trước

đây, xã Chu Minh có tỷ lệ tăng cao nhất là 15,4%, tiếp theo là xã Cẩm Lĩnh có tỷ lệ tăng 6,7% và xã Vân Hoà có tỷ lệ tăng ít nhất là 2,9%.

Tr−ớc năm 1994, Đất lâm nghiệp ở xã Cẩm Lĩnh và Vân Hoà vẫn do HTX và các tổ chức kinh tế khác quản lý, ch−a giao cho hộ gia đình. Khi thực hiện giao đất lâm nghiệp theo nghị định 02/CP, diện tích đất lâm nghiệp đ−ợc giao cho hộ gia đình là 756,02 ha (xã Cẩm lĩnh có 300,3 ha và Vân Hoà có 455,72 ha)

b. Mức đất giao cho hộ gia đình

Qua phỏng vấn hộ gia đình ở 3 xã cho thấy: 100% số hộ đều có đất để sản xuất, mức đất nông lâm nghiệp giao cho các hộ phổ biến dưới 1,0 ha, cá biệt có những hộ có diện tích từ 1- 2 ha (xã Vân Hoà có 31 trong số 212 hộ đ−ợc phỏng vấn, xã Cẩm Lĩnh có 4 hộ trong 170 hộ phỏng vấn). 100% số hộ đ−ợc phỏng vấn trả lời là họ đ−ợc giao đất nông nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp, ngoài xã Chu Minh không có đất lâm nghiệp, các xã còn lại có số hộ đ−ợc giao đất lâm nghiệp với tỷ lệ khác nhau nh−: xã Cẩm Lĩnh có 24/170 hộ (14,1%), xã Vân Hoà có 13/212 hộ (6,1%) đ−ợc giao đất lâm nghiệp.

Quá trình thực hiện giao đất nông lâm nghiệp cho hộ gia đình sử dụng ổn

định lâu dài theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP đã làm thay đổi mức

đất giao đã thực hiện trong những năm 1992 – 1993, mức diện đất bình quân giao cho hộ gia đình tính chung cho 3 xã điều tra thể hiện trong bảng 4.10.

Bảng 4.10: So sánh mức đất nông lâm nghiệp giao cho hộ gia đình (trước và sau khi giao đất)

Tổng số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

1993

(mP2P/hé)

2004 (mP2P/hé)

04/93 (±%)

1993 (mP2P/hé)

2004 (mP2P/hé)

04/93 (±%)

1993 (mP2P/hé)

2004 (mP2P/hé)

04/93 (±%) Chu Minh 2.206 2.292 + 3,9 2.206 2.292 + 3,9 0 0 0 Cẩm Lĩnh 4.054 5.315 + 31,1 4.054 3.589 - 11,5 0 1.726 - Vân Hoà 4.902 4.384 - 10,6 4.902 3.842 - 21,6 0 5.445 - B×nh qu©n 3.986 4.117 + 3,3 3.986 3.358 - 15,8 0 2390,3 -

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng Ba Vì)

Diện tích bình quân giao cho hộ gia đình ở thời điểm năm 2004 tính chung cho 3 xã điều tra là 4.117 mP2P/hộ tăng 3,3% so với thời điểm năm 1993, trong

đó: ở xã Cẩm Lĩnh tăng nhiều nhất là 31,1%; xã Chu Minh tăng 3.9% và xã

Vân Hoà diện tích giao cho hộ gia đình lại giảm 10,6%.

- Về đất nông nghiệp, nhìn chung diện tích đất nông nghiệp bình quân mà hộ gia đình đang sử dụng ít hơn so với năm 1993, cụ thể:

+ Xã Vân Hoà có tỷ lệ giảm nhiều nhất: năm 1993, diện tích đấtP Pnông nghiệp bình quân là 4902 mP2 P/hộ, đến năm 2004 chỉ còn 3842 mP2 P/hộ giảm 1060 mP2 P(21,6%)

+ Xã Cẩm Lĩnh có tỷ lệ giảm thứ 2: năm 1993, diện tích đấtPPnông nghiệp bình quân là 4054 mP2 P/hộ, đến năm 2004 chỉ còn 3589 mP2 P/hộ giảm 465 mP2

P(11,5%)

+ Xã Chu Minh là xã duy nhất trong các xã điều tra có tỷ lệ tăng: năm 1993, diện tích đấtP Pnông nghiệp bình quân là 2206 mP2 P/hộ, đến năm 2004 là 2292 mP2 P/hé t¨ng 86 mP2 P(3,9%)

Diện tích đất nông nghiệp bình quân mà hộ gia đình của xã Vân Hoà và Cẩm Lĩnh đang sử dụng đều giảm so với năm 1993 đ−ợc giải thích bởi các lý do sau:

+ Do bổ sung thêm đối tượng được giao đất theo quy định của Nhà nước về giao đất nông lâm nghiệp

+ Do có hiện t−ợng sụt lở đất ở một số xã ven sông Đà và sông Hồng, trong năm 1994 và 1995 UBND huyện Ba Vì đã tổ chức di dời hàng loạt những gia đình thuộc khu vực sạt lở nghiêm trọng đến định c− ở những xã

thuộc khu vực đồi núi nh− Cẩm Lĩnh và Vân Hoà [11].

- Về đất lâm nghiệp, chỉ có xã Cẩm Lĩnh và Vân Hoà có đất lâm nghiệp.

Khi thực hiện Nghị định 02/CP, các xã này đã bắt đầu thực hiện giao đất lâm nghiệp cho các gia đình, cụ thể:

+ Xã Cẩm Lĩnh đã giao đất lâm nghiệp cho các hộ với diện tích bình quân

là 1726 mP2 P/hộ.

+ Xã Vân Hoà giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình với mức bình quân 5445 mP2 P/hé.

4.2.2.3. Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình

Kết quả tìm hiểu về nhu cầu sử dụng đất nông lâm nghiệp đối với nông hộ ở 3 xã điều tra đ−ợc thể hiện trong bảng 4.11

Bảng 4.11: Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình

Tổng số X.Chu Minh X.Cẩm Lĩnh X.Vân Hoà Néi dung

Sè hé % Sè hé % Sè hé % Sè hé % Sè hé ®iÒu tra 534 100 161 100 172 100 201 100

- Số hộ cần thêm đất 255 47,8 89 55,3 72 41,9 94 46,7

Trong đó:

Đất nông nghiệp 162 30,3 89 55,3 32 18,6 41 20,4

Đất lâm nghiệp 65 12,2 0 0 30 17,5 35 17,4

Đất nông - lâm nghiệp 28 5,3 0 0 10 5,8 18 8,9

- Số hộ không cần thêm đất 279 52,2 72 44,7 100 58,1 107 53.2 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

- Tổng số hộ có nhu cầu nhận thêm đất tính chung cho 3 xã điều tra là 255 hộ/534 hộ (chiếm 47,8% số hộ điều tra), trong đó xã Chu Minh có số hộ có nhu cầu giao thêm đất chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tiếp theo là xã Vân Hoà, xã

Cẩm Lĩnh.

Các hộ muốn nhận thêm đất trồng lúa nước trả lời là họ cần có đất ruộng

để bảo đảm nhu cầu lương thực của gia đình, riêng một số hộ thuộc xã Chu Minh trả lời là để tận dụng số lao động nhàn rỗi trong gia đình và tăng thêm thu nhập (mặc dù làm lãi rất ít).

Các hộ muốn có đất trồng rừng trả lời là họ cần đất để trồng rừng sản xuất kinh doanh.

- Tổng số hộ không muốn nhận thêm đất để sản xuất ở 3 xã là 279 hộ (chiếm 52,2% số hộ điều tra), lý do chính dẫn đến số hộ này không muốn nhận thêm đất bởi các lý do sau: tỷ lệ lãi thu đ−ợc từ hoạt động sản xuất trồng trọt rất thấp so với các ngành khác, không có vốn đầu t− và do khả năng lao

động có hạn.

Nhận định đánh giá

- Chính sách giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp đã làm cho người dân hăng hái nhận đất kể cả đất bỏ hoang hoá trước đây chưa sử dụng, do vậy quỹ đất nông lâm nghiệp tăng lên đáng kể.

- Tất cả những hộ gia đình sống bằng nghề nông đều có đất sản xuất.

- Một số tổ chức kinh tế (nông lâm trường, trạm trại..) đã được giao đất nh−ng vẫn còn có nhiều diện tích ch−a đ−ợc sử dụng, ví dụ nh− xã Vân Hoà có trên 40,0 ha đất đồi (chiếm 2% diện tích tự nhiên toàn xã) đã giao cho các tổ chức kinh tế nh−ng ch−a đ−ợc sử dụng [10].

- Mặc dù công tác giao đất đã cơ bản hoàn thành nh−ng việc hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ gặp khó khăn về kinh phí do ngân sách địa phương không đáp ứng được.

Theo báo cáo của huyện Ba Vì [24], Hiện nay mới hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp đạt 88,1% so với yêu cầu; đất thổ c− mới đạt 40,9% và đất lâm nghiệp mới cấp đ−ợc 3,4%.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)