4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế x∙ hội
4.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Ba Vì
4.1.4.1. Thuận lợi
Ba Vì là huyện có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản, con người và môi trường cảnh quan; trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, phát huy thế mạnh trong khai thác tiềm năng, Ba Vì đã thu
được những kết quả đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 9%; GDP bình quân theo đầu người trong năm 2004 đạt 261 USD, tăng
72,8% so với năm 1993. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp hoá, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp từ 72,37% năm 1993 xuống còn 48,8% năm 2004, Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 18,9% năm 1993 lên 21,8% năm 2004, dịch vụ - du lịch tăng từ 5,38% năm 1993 lên 29,5% n¨m 2004 [24].
Những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế Ba Vì trong những năm qua là:
- Ba Vì là một huyện bán sơn địa thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng với
địa hình rất đa dạng (có cả đồng bằng, trung du và miền núi), điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi.
- Hầu hết quỹ đất nông nghiệp của huyện đã đ−ợc giao cho nông hộ sử dụng ổn định lâu dài, điều này tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy nông hộ đầu t− cũng nh− khai thác quỹ đất đ−ợc giao một cách có hiệu quả.
- Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, người dân ở đây có đức tính cần cù lao động. Trình độ dân trí vào loaị trung bình khá, huyện Ba Vì đ−ợc công nhận là huyện hoàn thành công tác phổ cập tiểu học (cấp 1), trình độ cấp 2 chiếm 63% dân số, trình độ cấp 3 chiếm 27% dân số.
- Ba Vì có nhiều cơ quan nghiên cứu Trung −ơng đóng trên địa bàn nh−:
Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ, Trung tâm nghiên cứu thụ tinh nhân tạo bò Moncada, Xí nghiệp gà giống Ba Vì...Các cơ quan này có thể cung cấp đầy
đủ các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến cho các hộ gia đình theo hướng thâm canh. Một số nông dân đã có kinh nghiệm chăn nuôi và áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt và sữa để có sản phẩm hàng hoá.
- Ba Vì gần Thị xã Sơn Tây, Thành phố Việt Trì và Thành phố Hà Nội -
đây là những thị tr−ờng có nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm trồng trọt và
chăn nuôi. Trong t−ơng lai với sự phát triển các khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao Vua, Suối Hai và sự mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của nước ta, chắc chắn những tiềm năng của Ba Vì sẽ được đánh thức
để góp phần phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Ba vì đã và đang đ−ợc nâng cấp, cải tạo để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội trên toàn địa bàn.
4.1.4.2. Khã kh¨n
- Mùa mưa thường gây nên úng ngập lúa ở vùng đất trũng và gây xói mòn
đất nghiêm trọng ở vùng đồi núi. Ngập úng ở vùng đất thấp làm giảm diện tích và năng suất lúa mùa, tăng chi phí điện năng để tiêu nước không mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể trong sản xuất lúa. Điều này làm cho nông dân ít quan tâm đầu t− sản xuất.
Hơn 50% diện tích đất cây hàng năm còn phải tưới nước trời là nguyên nhân hạn chế tiềm năng tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng cũng nh− năng suất và sản l−ợng cây trồng, nhất là cây màu.
- Các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất chất l−ợng cao ch−a đ−ợc phổ biến áp dụng đại trà, nhất là giống cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu l−ơng thực. Công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp chưa được phổ biến đến người dân ở vùng sâu, vùng xa của huyện; mặt khác trình độ dân trí ở vùng này còn thấp nên hạn chế đến việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm thiếu về số l−ợng và kém về chất l−ợng; các phụ phẩm trong trồng trọt ch−a đ−ợc chế biến để trở thành nguồn thức ăn bổ sung có chất l−ợng cao cho gia súc, gia cầm.
- Đa số các hộ gia đình hiện nay thiếu vốn đầu t− cho sản xuất nông lâm nghiệp.
- Một số chính sách ch−a đ−ợc cụ thể hoá hoặc chậm đổi mới nh−:
Khuyến lâm, khuyến nông và hỗ trợ vốn sản xuất cho những hộ nghèo của các tổ chức xã hội
- Mặc dù đã có sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng, nh−ng sự chuyển biến về sản xuất hàng hoá còn chậm, ch−a khai thác hết tiềm năng kinh tế của từng xã cũng nh− của từng vùng.
4.2. Tình hình giao đất nông lâm nghiệp ở 3 x∙ điều tra