4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế x∙ hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết a. Vị trí địa lý
Ba Vì là một huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây bắc tỉnh Hà Tây, cách tỉnh lỵ và thủ đô Hà Nội khoảng 53 ữ55km, có toạ độ địa lý 105PoP17P’Pữ105PoP28P’P kinh độ Đông và 21PoPữ21PoP19P’P vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh T−ờng (tỉnh Vĩnh Phúc) - Phía Nam giáp huyện L−ơng Sơn (tỉnh Hoà Bình) - Phía Đông giáp Thị xã Sơn Tây
- Phía tây giáp huyện Tam Thanh và Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ)
Huyện Ba Vì có 31 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên 42804,37ha. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Tây Đằng.
b. Địa hình
Nhìn chung địa hình huyện Ba Vì thấp dần từ hướng Tây nam đến hướng
Đông bắc và có thể chia thành 3 tiểu vùng khác nhau:
- Vùng núi gồm 7 xã có diện tích tự nhiên chiếm 46,6% và diện tích nông nghiệp chiếm 33,5% so với diện tích đất toàn huyện. Độ cao trung bình của toàn vùng từ 150 - 300 m. Khu vực này có Vườn quốc gia Ba Vì ở độ cao trên 300 m.
- Vùng đồi gò gồm 15 xã có diện tích tự nhiên chiếm 38,6% và diện tích nông nghiệp chiếm 49,5% so với diện tích đất toàn huyện. Địa hình thấp dần từ độ cao 150 m xuống 15 m theo hướng Tây, chủ yếu là đồi gò xen lÉn ruéng cao.
- Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng gồm 10 xã có diện tích tự nhiên chiếm 14,8% và diện tích nông nghiệp chiếm 17,0% so với diện tích đất toàn huyện. Địa hình thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, từ đê sông Hồng tới tả
ngạn sông Tích. Độ cao trung bình vùng này từ 12 - 16 m.
Ba vùng địa hình khác nhau đã tạo cho huyện Ba Vì có một sắc thái riêng về điều kiện tự nhiên và khả năng đa dạng hoá trong phát triển sản xuất và kinh tế xã hội.
c. KhÝ hËu thêi tiÕt
Ba vì nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng nên cũng chịu ảnh h−ởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, các yếu tố khí t−ợng trung bình nhiều năm ở trạm khí t−ợng khu vực Sơn Tây - Ba Vì đ−ợc thể hiện ở bảng 4.1.
- Nhiệt độ độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 3 xấp xỉ 20P0PC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 15,8P0PC; từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình đều v−ợt 23P0PC; tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6P0PC.
- L−ợng m−a bình quân năm đạt 2016,2 mm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa m−a bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với tổng l−ợng m−a là 1832,2 mm (chiếm 90,87% l−ợng m−a cả năm); l−ợng m−a qua các tháng đều v−ợt trên 100 mm, tháng 8 có l−ợng m−a lớn nhất là 339,6 mm. Mùa khô bắt
đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với tổng l−ợng m−a là 1832,2 mm (chiếm 9,13% l−ợng m−a cả năm); l−ợng m−a các tháng biến động từ 15,0
đến 64,4 mm (tháng 12 có l−ợng m−a ít nhất là 15 mm).
Bảng 4.1: Tổng hợp khí hậu thủy văn huyện Ba Vì
Tháng YÕu tè khÝ hËu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm
1. Nhiệt độ không khí (0PoPc)
- Nhiệt độ trung bình 15.8 17.2 20.0 23.6 27.0 28.6 28.6 28.1 26.9 24.1 20.5 17.3 23.1 - Nhiệt độ thấp nhất 13.6 15.2 18.0 21.2 23.9 25.5 25.6 25.2 24.3 21.5 17.7 14.2 20.5 - Nhiệt độ cao nhất 19.1 20.2 23.5 27.2 31.4 32.8 32.9 32.1 31.1 28.4 24.9 21.0 27.0 2. M−a
- L−ợng m−a (mm) 29.6 31.1 47.8 106.9 280.7 291.5 336.3 339.6 265.6 211.7 60.4 15.0 2016.2
- Số ngày m−a 11.6 10.7 13.8 13.6 16.2 16.5 14.6 18.2 14.3 10.7 5.7 5.4 1513 3. Độ ẩm không khí
trung b×nh (%)
85 86 87 87 84 82 83 85 85 83 82 81 84.2
4. Số giờ nắng (giờ) 64.0 47.7 53.2 80.4 166.5 169.5 187.7 174.8 184.8 157.1 135.8 124.1 1545.6 (Nguồn số liệu: Trạm khí t−ợng khu vực Sơn Tây - Ba Vì)
- Độ ẩm tương đối trung bình các tháng biến động từ 81 – 87%; tháng 6, tháng7 và tháng 12 có độ ẩm thấp nhất (81 - 82%); tháng 2 đến tháng 4 là những tháng có độ ẩm cao nhất (86 - 87%).
- Ba Vì có tổng số giờ nắng là 1545,6 giờ/năm. Các tháng có d−ới 100 giờ nắng là tháng 1, 2, 3 và tháng 4; các tháng mùa m−a đều có trên 150 giờ nắng, trong đó tháng 7 và tháng 9 có số giờ nắng cao nhất (187,7 và 184,8 giờ nắng). Các tháng mùa khô (tháng 11 và 12) có số giờ nắng giảm dần.
- Một hiện tượng thời tiết khác đáng lưu ý là bão thường xảy ra từ tháng 7
đến tháng 10. Bão gây ra gió mạnh và m−a lớn - đây là thiên tai đáng lo ngại
đối với Ba Vì, bão thường kèm theo mưa lớn từ 150 - 300 mm (có khi lên tới 500 - 600 mm) gây nên úng ngập lúa ở vùng đất trũng và gây xói mòn đất nghiêm trọng ở vùng đồi núi.
Với đặc điểm khí hậu nêu trên, Ba Vì có thể nuôi trồng nhiều loại động, thực vật quý hiếm, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ở khu vực miền núi, trồng cây vụ đông ở đồng bằng; tuy nhiên, do mùa khô m−a ít nên cây trồng thiếu nước, mùa mưa thường gây úng lụt ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và thời vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp [3].
4.1.1.2. Tài nguyên đất
a. Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh
Ba Vì có hai nhóm đất: nhóm đất phù sa vùng đồng bằng và nhóm đất đỏ vàng (Feralit) vùng đồi núi [25].
* Nhóm đất phù sa vùng đồng bằng
Nhóm đất này có 12841,29 ha chiếm khoảng 30% diện tích đất toàn huyện, gồm có các loại đất sau:
- Đất phù sa đ−ợc bồi ngoài đê sông Hồng và sông Đà, đây là loại đất có
thành phần cơ giới nhẹ, tương đối phì nhiêu được trồng hoa và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa không đ−ợc bồi ít chua và trung tính ở địa hình cao phân bố ven sông Hồng và sông Đà, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, chủ yếu đ−ợc trồng 2 vụ lúa và hoa màu.
- Đất phù sa glêy phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước dài ngày vào mùa m−a, chủ yếu trồng lúa.
- Đất bạc màu và bạc màu glêy trên phù sa cổ, đất này đ−ợc hình thành từ mẫu chất phù sa cổ; do canh tác lâu đời, bị rửa trôi bề mặt lớn nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua và nghèo dinh d−ỡng. ở vùng địa hình cao trồng hoa màu và vùng thấp trồng lúa.
* Nhóm đất đỏ vàng (Feralit) đồi núi
Nhóm đất này có 29963 ha chiếm khoảng 70% diện tích đất toàn huyện, có các loại đất sau:
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất này phân bố xung quanh núi Ba Vì, đất chua nghèo dinh d−ỡng, đ−ợc dùng để trồng cây ăn quả (nhãn, vải, dứa), cây chè và các loại cây hoa màu ngắn ngày khác.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, phân bố ở chân núi Ba Vì. Đất có độ phì
nhiêu trung bình thấp, đ−ợc trồng chè, dứa và hoa màu.
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất này phân bố ở vùng núi ở độ cao trên 800 m, có độ dốc lớn. Đây chính là Vườn quốc gia Ba Vì, rừng ở đây đ−ợc bảo vệ và cấm khai thác.
b. Phân loại đất theo mục đích sử dụng
Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2004 [10], tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Ba Vì là 42.804,37 ha; cơ cấu các loại đất của huyện
Ba Vì đ−ợc thể hiện theo bảng 4.2:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng các loại đất huyện Ba Vì
(đến ngày 31/12/2004) Diện tích các loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 42804,37 100
1, Nhóm Đất nông nghiệp 29103,71 67,99 2, Nhóm Đất phi nông nghiệp 13065,73 30,52
3, Nhóm Đất ch−a sử dụng 634,93 1,49
13065.73 (ha) 30.52%
29103.71 (ha) 67.99%
634.93 (ha) 1.49%
Nhóm đất nông nghiệp
Nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất ch−a sử dụng
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu các nhóm đất của huyện Ba Vì năm 2004
Huyện Ba Vì đã triển khai giao đất ổn định lâu dài để sử dụng vào mục
đích sản xuất nông lâm nghiệp cho tất cả các xã (32/32 xã); trong đó toàn bộ quỹ đất nông lâm nghiệp đã đ−ợc giao cho các chủ sử dụng. Tuy nhiên, huyện Ba Vì còn có diện tích đất ch−a sử dụng rất ít (634.93 ha chiếm 1,4% diện tích
đất toàn huyện). Diện tích đất này chủ yếu là đất trống đồi trọc, trong những
năm tới, huyện cần phải có kế hoạch khai thác quỹ đất ch−a sử dụng để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. Ba vì nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt có điều kiện thời tiết thuận lợi phù hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và phát triển rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
4.1.1.3. Thuỷ văn sông ngòi
Ba Vì có sông Đà và sông Hồng bao bọc từ phía Tây nam lên Đông bắc dài gần 50 km tạo nên nguồn n−ớc t−ới phong phú và mang phù sa mầu mỡ cho đất đai vùng đồng bằng của huyện. Do địa hình chia cắt của vùng núi và
đồi gò đã hình thành nên hệ thống khe suối phân bố theo từng lưu vực nhỏ,
đặc biệt là tạo nên sông Tích chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam phân chia huyện thành 2 vùng: vùng núi đồi gò ở hữu ngạn và vùng đồng bằng phì nhiêu ở tả ngạn. Sông Tích là hệ thống tiêu tự chảy chính cho đất đai toàn huyện và cũng là nguồn cung cấp nước tưới bổ sung cho các khu vực đất ven sông.
4.1.1.4. Thảm thực vật và cây trồng
Thảm thực vật tự nhiên và cây trồng trên địa bàn huyện Ba Vì bao gồm 2 dạng sau:
* Rừng và cỏ
- Rừng cây xanh đ−ợc phủ kín bởi nhiều loại cây đặc tr−ng của rừng nhiệt
đới, chúng được phân bố tập trung ở khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì (khoảng 3000,0 ha).
- Các trảng cỏ chủ yếu là cỏ tranh rải rác phủ trên các sườn đồi nơi mà rừng và cây bụi đã bị chặt phá từ lâu.
* Cây trồng
- Nhóm cây trồng nông nghiệp: cây trồng hàng năm (lúa, ngô, khoai, sắn,
đậu, lạc...), cây công nghiệp (chè, dứa, trẩu), cây ăn quả (vải, nhãn, mít, cam, chuối...), cây d−ợc liệu (xả, h−ơng nhu...)
- Nhóm cây lâm nghiệp: chủ yếu là cây lấy gỗ nh− bạch đàn, keo và xoan
đ−ợc trồng tập trung và phân tán nhằm cải tạo môi tr−ờng, góp phần phát triển ngành du lịch sinh thái trong các khu Suối Hai, Ao Vua, Đồng Mô - Ngải Sơn và trồng rừng kinh tế.