Thùc hμnh Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài giảng theo hướng phát hy tính tích cực của học sinh trong dạy học chương IV SGK sinh học 11 ban cơ bản (Trang 24 - 28)

- Sau khi đ−ợc nghiên cứu kĩ về lí thuyết sinh sản ở thực vật. HS sẽ đ−ợc làm thực hành giâm cành, giâm lá, ghép chồi, ghép cành để củng cố phần lí thuyết đã học đồng thời vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.

II. Kiến thức trọng tâm

Học sinh biết đ−ợc các thao tác thực hành: Giâm cành, giâm lá, ghép cành, ghép mắt. Và phải làm đ−ợc sản phẩm.

III. Các thành phần kiến thức chủ yếu 1.Chuẩn bị

a) Giâm cành và giâm lá

- Mẫu vật: Cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống,..

- Dụng cụ: Dao, kéo, để cắt cành; chậu (hay luống) đất ẩm.

b) GhÐp c©y

- Mẫu vật: Cây đào, cây xời non 1 - 2 năm tuổi, cây cam, bưởi,…

- Dụng cụ: dao, kéo sắc để rạch vỏ cây và cắt thêm cây, dây nilon.

2. Nội dung và cách tiến hành a) Giâm cành và giâm lá

- Giâm cành: Cắt thân của một trong các cây: cây sắn, dây khoai lang, rau muống, thành nhiều đoạn (hom), mỗi đoạn dài chừng 10 - 15cm và có số l−ợng các chồi (mắt) bằng nhau. Đem các hom cắm nghiêng cho đầu d−ới vào

đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.

Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh ra từ các hom khác nhau xuất phát từ cùng mọt thân cây. Kết quả quan sát đ−ợc ghi lại và đ−a ra kết luận phần thân nào có khả năng nhân giống sinh d−ỡng tốt nhất?

Giải thích vì sao?

- Giâm lá: Cắt 1 lá cây lá bỏng (lá bánh tẻ) rồi đặt nó xuống đất ẩm.

Theo dõi sự xuất hiện các cây mới từ mép của phiến lá.

b) Ghép cành

- Dùng dao sắc cắt vát, gọn và sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc của cành ghép áp thật sát vào mặt vát của gốc ghép. Cắt bỏ tất cả

các lá có trên cành ghép và loại bỏ bớt chừng 1/3 số lá trên gốc ghép. Tiếp theo phải buộc thật chặt cành ghép với gốc ghép để cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

c) Ghép chồi (mắt)

- Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T (ở đoạn thân muốn ghép) dài khoảng 2cm. Dùng sống dao tách vỏ theo vết rạch một khoảng đủ để mắt ghép.

- Chọn một chồi mới nhú trên canh ghép (chồi ngủ) làm chồi ghép.

Dùng dao sắc cắt gọt lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép.

- Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ, sao cho lớp vỏ của gốc ghép và chồi ghép sát nhau ở đầu chữ T. Vỏ của gốc ghép phủ lên vỏ của chồi ghép. Buộc

áp vỏ gốc ghép vào chỗ chồi ghép và để cho phần gỗ của chồi ghép áp sát vào phần gỗ của gốc ghép giúp cho dòng mạch gỗ di chuyển dễ dàng từ thân gốc ghép sang chồi ghép.

Chú ý không buộc đè lên chồi ghép.

3. Thu hoạch

- Giâm cành và giâm lá học sinh sẽ tiến hành ở nhà. Mang kết quả đến lớp gồm các hom đã có chồi đang sinh trưởng và bảng số liệu theo dõi được (Với giâm cành) rút ra kết luận.

Số chồi đã nảy Ngày

Vị trí của hom trên cây mẹ kể

từ đỉnh

Chiều dài của chồi

(cm)

Đánh dấu x vào ô chỉ hom có chồi

dài nhất 1

2 3 4 5

Ghép cành và ghép chồi thực hiện tại tr−ờng→ Bản t−ờng trình gồm có:

+ T−ờng trình về thực hành giâm cành, bảng theo dõi, kết luận.

+ T−ờng trình thực hành ghép cành và ghép chồi.

IV. Kiến thức bổ sung, tài liệu tham khảo

1. Trang 202 - Giải phẫu hình thái học thực vật - Hoàng Thị Sản.

Giâm, chiết, ghép cây là hình thức sinh sản sinh d−ỡng của thực vật có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn. Trong tự nhiên, các phần khác nhau của cơ thể thực vật có khả năng tái sinh thành cây mới.

Giâm cành là một hình thức tái sinh nhân tạo, phổ biến khá rộng rãi. Về nguyên tắc giâm cành dựa vào khả năng tái sinh khi cắt rời một cơ quan hoặc một bộ phận của cây, cắm xuống đất trong những điều kiện thuận lợi để mọc ra rễ và hình thành cây mới.

Chiết cây cũng là hình thức sinh sản sinh d−ỡng nhân tạo dựa trên nguyên tắc làm cho cành chiết ra rễ từ cây mẹ, rồi sau đó mới cắt rời ra đem đi trồng ở nơi khác. Chiết thì th−ờng chiết cành nh−ng cũng có thể là chiết rễ.

Ghép cây là dùng một cành hoặc chồi của cây này cắt rời ra đem ghép lên một cây khác. Cành hoặc chồi đem ghép gọi là cành ghép; cây đ−ợc ghép

vào gọi là gốc ghép. Có nhiều phương pháp ghép cây khác nhau nhưng đều phải làm cho cành ghép và gốc ghép dính hoàn toàn vào nhau.

2. Chiết cây (Trang 204, 205 -Giải phẫu hình thái học thực vật - Hoàng Thị Sản)

2.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Dao, kéo sắc; mảnh nilon trong, rộng13 – 15 cm, dài 20 – 30cm Các đoạn nilon bản rộng (không dùng loại dây gồm nhiều sợi xe trộn lại). Các gói bông thấm n−ớc.

- Dung dịch thuốc kích thích sinh trưởng (NAA hoặc IMA với nồng độ 2000 – 4000 PPm)

- Đất: chuẩn bị một ít đất vườn hoặc bùn ao phơi khô, đập nhỏ, trộn với mùn c−a, true, rơm rác mục hoặc rễ bèo tây… trộn theo tỷ lệ 2/3 là đất, 1/3 là các nguyên liệu trên. Cho thêm nước (nếu cần) để đảm bảo độ ẩm của đất là 70% (đất có thể vo nên để nặn được, không bị chảy nước khi bóp chặt đất trong tay). Cần chuẩn bị từ 200g – 300g đất để cho một bầu chiết.

- Cây để chiết: Cây cam, chanh, bưởi hoặc nhãn,vải….Chọn cành “bánh tẻ” cps chiều dài 40 – 60 cm, có 2 nhánh, đ−ờng kính gốc cành 2 -3cm (cành nhỏ ra rễ tốt hơn nh−ng tâm lý ng−ời trồng th−ờng thích cành to)

2.2. Cách làm

Chọn ngày thời tiết đẹp: râm mát. Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ cách gốc cành 1 - 1,5cm. Chiều dài khoanh vỏ 1,2 - 2 lần đ−ờng kính gốc cành chiết (2 - 3cm). Sau khi bóc lớp vỏ ngoài cùng dùng giẻ sạch lau sạch vết cắt. Buổi sáng cắt bỏ vỏ, buổi chiều bó bầu chiết.

- Bó đất đã trộn với các nguyên liệu trên vào vùng đã khoanh bóc vỏ, dùng mảnh nilon trong bọc ở bên ngoài (cần bọc thật kín) rồi lấy dây mềm buộc thất chắc 2 đầu của bầu chiết không xoay quanh cành chiết.

Trước khi bó đất nên dùng bông nhúng vào dung dịch kích thích sinh tr−ởng 2 - NAA hoặc IMA: 2000 – 4000 PPm, bôi vào vết cắt khoanh vỏ nhất là đối với cành chiết khó ra rễ nh− mơ, mận, mít, hang xiêm…

Sau khi chiết 30 - 80 ngày, tùy theo loại cây, mà cành chiết ra rễ. Khi rễ từ mầu trắng chuyển sang trắng ngà hoặc hơi xanh thì dùng c−a cắt ở phía dưới bầu chiết để cắt rời cành chiết ra khỏi cây mẹ và đưa đưa đi trồng ở vườn

−ơm hoặc ở nơi cố định.

B. Sinh sản ở động vật

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài giảng theo hướng phát hy tính tích cực của học sinh trong dạy học chương IV SGK sinh học 11 ban cơ bản (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)