Các thành phần kiến thức chủ yếu

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài giảng theo hướng phát hy tính tích cực của học sinh trong dạy học chương IV SGK sinh học 11 ban cơ bản (Trang 33 - 36)

1. Sinh sản hữu tính là gì?

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử l−ỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật

Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:

- Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.

- Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử). - Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

+ Động vật đơn tính: Trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái (có con đực, con cái riêng biệt).

+ Động vật l−ỡng tính: Trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái (không tự thụ tinh đ−ợc - thụ tinh chéo).

3. Các hình thức thụ tinh

a. Thụ tinh ngoài: Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi tr−ờng n−ớc còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.

b. Thụ tinh trong: Là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Vì vậy, thụ tinh phải có quá trình tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Vì vậy, thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái.

™ Ưu điểm của thụ tinh trong: + Thụ tinh trong không cần n−ớc.

+ Tinh trùng đ−ợc đ−a vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.

4. Đẻ trứng và đẻ con

- Tất cả thú (trừ thú thấp) đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh d−ỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai.

Tuy nhiên, có vài loài cá và loài bò sát đẻ con. Trứng thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng chứ không phải nhờ trao đổi chất qua nhau thai nh− ở thú.

™ Ưu điểm của mang thai và sinh con:

+ Thai phát triển rất tốt trong bụng mẹ nhờ đ−ợc cung cấp chất dinh d−ỡng từ cơ thể mẹ.

+ Thai trong bụng mẹ đ−ợc bảo vệ an toàn tránh đ−ợc tác nhân từ môi tr−ờng.

IV. Kiến thức bổ sung, t− liệu tham khảo

1. Trang 309, 310 - Sinh học tập 1 - WD.Philips and T.J.Chilton

Sinh sản hữu tính gặp ở hầu hết các loài động vật và là ph−ơng pháp sinh sản duy nhất đối với các cơ thể phức tạp nh− các loài động vật có x−ơng sống. Điển hình đó là sự kết hợp của các tế bào sinh dục đực và cái đã đ−ợc biệt hóa gọi là giao tử, chúng đ−ợc sinh ra từ hai cơ thể bố, mẹ khác nhau. Giao tử đực hay tinh trùng là một tế bào nhỏ, di động, nó bơi một cách tích cực về phía giao tử cái lớn hơn đó là trứng. Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau thông qua quá trình thụ tinh để tạo ra một tế bào hợp tử và cuối cùng phát triển thành một cơ thể tr−ởng thành.

Cả hai dạng giao tử đều hình thành nhờ quá trình phân chia tế bào theo kiểu giảm phân tức là số l−ợng nhiễm sắc thể trong nhân tế bào sẽ giảm đi một nửa.

Sinh sản hữu tính có một thuận lợi rất lớn là thế hệ con cháu tạo ra rất đa dạng về mặt di truyền và làm nguyên liệu tốt cho “chọn lọc tự nhiên”.

2. Trang 190 – Sách giáo viên Sinh học 11, nâng cao – Vũ Văn Vụ

Trong sinh sản hữu tính có các ph−ơng thức thụ tinh nh−: Tiếp hợp, tự phối và giao phối, trong đó giao phối tiến hóa hơn tiếp hợp và tự phối.

Tiếp hợp là ph−ơng pháp thụ tinh xảy ra ở động vật bậc thấp, ch−a có sự khác biệt rõ về giới tính, khi kết hợp hai cá thể áp chặt vào nhau và tạo ra một cầu nối tế bào chất, qua các cầu nối này diễn ra sự trao đổi nhân, ở đây có sự tổ hợp lại vật chất di truyền.

Tự phối là ph−ơng thức thụ tinh mà một cá thể có thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, rồi giao tử đực và giao tử cái của cá thể này thụ tinh với nhau.

Giao phối là ph−ơng pháp thụ tinh mà cả hai cá thể: Một cá thể sản xuất ra tinh trùng, một cá thể sản xuất ra trứng rồi hai loại giao tử đực và cái này thụ tinh với nhau để hình thành cơ thể mới.

Bμi 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

I. Lôgic bài học

- ở bài 45 đã thấy đ−ợc sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật. Càng lên cao mức độ phức tạp càng nhiều hơn.

- Nội dung của bài 46 sẽ cho thấy sinh sản hữu tính ở động vật đ−ợc điều hòa nh− thế nào? Thấy đ−ợc các yếu tố ảnh h−ởng đến quá trình sinh sản từ đó có các ứng dụng trong thực tiễn.

II. Kiến thức trọng tâm

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài giảng theo hướng phát hy tính tích cực của học sinh trong dạy học chương IV SGK sinh học 11 ban cơ bản (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)