- ở bài 45 đã thấy đ−ợc sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.
Càng lên cao mức độ phức tạp càng nhiều hơn.
- Nội dung của bài 46 sẽ cho thấy sinh sản hữu tính ở động vật đ−ợc
điều hòa như thế nào? Thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản từ đó có các ứng dụng trong thực tiễn.
II. Kiến thức trọng tâm
- Vai trò của hoocmôn trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
III. Các thành phần kiến thức chủ yếu 1. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng 1.1. Cơ chế điều hòa sinh tinh
- Khi có kích thích vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên tiết hoocmôn FSH và LH.
- FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.
- LH kích thích tế bào tiết ra hoocmôn testosterone.
- Hoocmôn testosterone kích thích sản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosterone trong máu tăng cao gây ức chế ng−ợc tuyến yên và vùng dưới đồi gây giảm GnRH, FSH và LH.
- Khi tế bào kẽ giảm tiết testosterone →nồng độ testosterone giảm không gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên →tăng tiết hoocmôn GnRH, FSH và LH.
1.2. Cơ chế điều hòa sinh trứng
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH.
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ostrôgen.
- LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn progesterone và ostrôgen.
- Ơstrôgen và progesterone làm cho niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị
đón trứng.
- Khi nồng độ progesterone và ostrôgen trong máu tăng cao cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH.
- Nồng độ hoocmôn sinh dục biến động theo chu kỳ nên quá trình phát triển và rụng của trứng diễn ra theo chu kỳ.
Các loài động vật khác nhau có chu kỳ trứng chín và rụng trứng khác nhau.
Ví dụ: chuột 5 ngày, bò 21 ngày, ng−ời 28 ngày…
2. ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh tr−ởng
Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sự sinh tinh trùng.
Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
Điều kiện tự nhiên, nhiệt độ, độ ẩm, thiếu ăn, suy dinh d−ỡng, chế độ
ăn uống không hợp lý gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
Các chất kích thích nh− r−ợu, bia thuốc lá, ma túy…làm giảm khả nang sinh tinh trùng và buồng trứng kém hoạt động.
IV. Kiến thức bổ sung, t− liệu tham khảo
1. Trang 185, 186 - thiết kế bài giảng sinh học 11, tập 2 - Trần Khánh Ph−ơng.
Tác dụng của testosterone:
Trong thời kỳ bào thai: Tuần lễ thứ 7 tinh hoàn của thai nhi đã bài tiết ra một l−ợng
testosterone, tác dụng chủ yếu là kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài của thai như: Dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh… kích thích để đưa tinh hoàn từ xoang bụng xuống bìu ngoài. Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thì phát kể từ tuổi dậy thì nh−: phát triển d−ơng vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, mọc lông dài. Kích thích sự sản sinh ra tinh trùng.
Tác dụng lên sự chuyển hóa prôtêin trong cơ thể.
Tác dụng sinh lý Ơstrôgen.
Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổ dậy thì nh−: phát triển cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ d−ới da, giọng nói trong và dáng ng−ời mềm mại.
Tác dụng lên tử cung: Làm tăng các kích thích sự phát triển của các tuyến niêm mạc, tăng khối l−ợng tử cung và tăng co bóp tử cung
Tác dụng lên cổ tử cung
Tác dụng lên ống dẫn trứng: làm tăng sinh các mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng, tăng sinh các tế bào biểu mô lông rung theo mọt chiều về h−ớng tử cung.
Tác dụng lên âm đạo, tuyến mỡ.
Tác dụng lên xương: Tăng hoạt động của các tế bào xương, tăng sự lắng
đọng chất ca, làm cho xương chậu mở rộng ra.
Tác dụng sinh lý của progesterone
Tác dụng lên tử cung: làm giảm sự co bóp cơ trơn của tử cung nên có tác dụng ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài (sẩy thai).
Tác dụng lên ống dẫn trứng: Là kích thích lên niêm mạc của ống dẫn trứng bài tiết chất dịch có chứa các chất dinh d−ỡng để núm trứng đã thụ tinh và thực hiện các quá trình phân chia trong khi di chuyển về tử cung.
Tác dụng lên tuyến vú: Làm phát triển các thùy của tuyến vú, làm cho các tế bào bọc quanh tuyến vú tăng sinh to lên và có khả năng bài tiết.
Tác dụng lên thân nhiệt: Làm tăng nhiệt độ cơ thể,vì vậy nủa sau của chu kỳ kinh nguyệt nhiệt độ của cơ thể phụ nữ thường tăng cao hơn nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt từ 0,3 - 0,5oC.
2. Trang 224, 225 - Giải phẫu sinh lý ng−ời - Tạ Thủy Lan
Khả năng sản sinh tinh trùng và trứng ở ng−ời diễn ra quanh năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các hoocmon.
Các hoocmon sinh dục có tác dụng kích thích sự phát triển giới tính ở thai nhi. ở giai đoạn tr−ớc đây thì hoàm l−ợng các hoocmon này còn thấp, nh−ng đến tuổi dậy thì hàm l−ợng tăng cao kích thích chuyển hóa và hoàn thiện của các tế bào sinh dục là phát triển các đặc điểm sinh dục phụ.
Tuổi dậy thì là mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ
thể. Dậy thì là một quá trình, th−ờng kéo dài khoảng 3 - 4 năm và chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn tuổi dậy thì và giai đoạn dậy thì hoàn toàn. Đối với ng−ời Việt Nam, trẻ em nữ dậy thì hoàn toàn vào khoảng 12 - 14 tuổi, đánh dấu bằng lần kinh nguyệt đầu tiên; trẻ em nam dậy thì hoàn toàn vào khoảng 14 - 16 tuổi, đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên. ở tuổi dậy thì, d−ới tác dụng của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ em diễn ra hàng loạt những biến đổi về hình thể, về sinh lý và tâm lý.