Đặc điểm của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 22 - 29)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

1.2 Đặc điểm, ý nghĩa, căn cứ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn

1.2.1 Đặc điểm của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế, trong đó có biện pháp ngăn chặn.

Biện pháp ngăn chặn là chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Năm 1988 khi Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đầu tiên ra đời các biện pháp ngăn chặn đã được quy định tại chương V và một số điều ở các chương khác. Kế thừa và phát triển, năm 2003 Bộ luật tố tụng hình sự được chỉnh lý và các biện pháp ngăn chặn được quy định tại chương VI.

Khi Bộ luật tố tụng hình sự chưa ra đời, các biện pháp ngăn chặn được quy định xen kẽ trong các văn bản khác nhau về tổ chức bộ máy Nhà nước như: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24.11.1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh số 13/SL ngày 20.7.1946 về tổ chức bộ máy Tư pháp và Công an; Sắc lệnh 85/SL ngày 07.11.1950 về cải cách bộ máy tư pháp.

Sau năm 1954, các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Luật 103- SL/005 ngày 20.5.1957 về việc đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân; Sắc luật 02-SL ngày 18.6.1957 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp; Nghị định 301-Ttg ngày 10.7.1957 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Sắc luật số 02/SL ngày 15.3.1976 cuả Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định các biện pháp ngăn chặn như:

bắt bình thường, bắt khẩn cấp, bắt quả tang, tạm giữ, tạm giam...

Các văn bản pháp luật hình sự thời kỳ trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự dùng thuật ngữ các biện pháp cưỡng chế để chỉ nội dung các biện pháp

ngăn chặn quy định trong luật tố tụng hiện hành. Cách gọi đó không phản ánh chính xác nội dung, phạm vi và mục đích của biện pháp ngăn chặn vì ngoài biện pháp ngăn chặn thì biện pháp cưỡng chế của Tố tụng hình sự còn có các biện pháp khác như: biện pháp điều tra thu thập chứng cứ, biện pháp bảo đảm cho việc giải quyết vụ án...

Luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định hệ thống các biện pháp ngăn chặn tương đối đầy đủ bao gồm: “bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo” [26, Điều 61]. Năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung vẫn kế thừa và giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật tố tụng hình sự năm 1988.

Những biện pháp ngăn chặn được áp dụng với mục đích ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho xã hội, không để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, đồng thời, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án như không để người phạm tội có thể xóa bỏ dấu vết phạm tội, tiêu hủy chứng cứ, làm giả chứng cứ, thông cung giữa những người phạm tội hoặc người làm chứng, đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo, bị án khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng... Với mục đích như vậy, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự khác với biện pháp cưỡng chế khác và hình phạt trong Luật hình sự.

Biện pháp cưỡng chế của Luật tố tụng hình sự là những biện pháp bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự nhanh chóng, khách quan theo quy định của pháp luật hình sự. Biện pháp cưỡng chế mà Luật tố tụng hình sự quy định bao gồm: các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp thu thập chứng cứ như: khám xét nhà, đồ vật, thư tín, xét hỏi bị can, lấy lời khai người làm chứng, nhận dạng đối chất...Những biện pháp bảo đảm cho

các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như: kê biên tài sản, áp giải bị can... Như vậy, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự có nội dung và phạm vi rộng hơn rất nhiều so với biện pháp ngăn chặn và không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa tội phạm...

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội và thông qua việc trừng trị nhằm mục đích giáo dục cải tạo phạm tội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Hình phạt là một trong những biện pháp tác động của trách nhiệm hình sự, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi phạm tội của mình gây ra, vì vậy cơ sở để áp dụng hình phạt đối với một người khi họ có hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, còn biện pháp ngăn chặn là một trong các biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự được áp dụng khi có căn cứ và trong phạm vi quy định của Luật tố tụng hình sự. Hình phạt chỉ do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội, còn biện pháp ngăn chặn thì do nhiều cơ quan, người người có quyền áp dụng. Hình phạt có nội dung trừng trị, còn các biện pháp ngăn chặn không mang nội dung đó mặc dù khi áp dụng nó hạn chế quyền tự do thân thể, tự do đi lại trong một thời gian nhất định của người bị áp dụng, nó chỉ mang tính phòng ngừa và nội dung là tạo điều kiện để làm rõ các tình tiết của vụ án góp phần vào việc xử lý tội phạm. Là hai chế định ở hai ngành luật khác nhau, hình phạt và các biện pháp ngăn chặn khác nhau về bản chất pháp lý cũng như điều kiện áp dụng, vì thế mọi nhận thức áp dụng biện pháp ngăn chặn để trấn áp, trừng trị người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là sai lầm.

Đối tượng bị cáp dụng các biện pháp ngăn chặn là bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang hoặc người mà cơ quan tiến hành tố tụng có tài liệu, chứng

cứ nghi họ phạm tội. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn các cơ quan có thẩm quyền chỉ được tiến hành trong phạm vi, giới hạn cũng như thủ tục mà Luật tố tụng hình sự quy định. Ngoài các đối tượng kể trên không ai có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, mọi hành vi áp dụng các biện pháp ngăn chặn không đúng đối tượng, thẩm quyền, căn cứ cũng như thủ tục đều bị coi là vi phạm pháp luật, người có hành vi vi phạm pháp luật tuy theo tính chất và mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn là những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc những người có chức vụ trong các cơ quan khác được giao thực hiện một số hoạt động tố tụng, công dân tham gia vào việc bắt người phạm tội quả tang. Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng giai đoạn tố tụng, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, Luật tố tụng hình sự quy định cho cơ quan đó được áp dụng tất cả hay một số các biện pháp ngăn chặn và trong phạm vi, giới hạn cũng như theo thủ tục của Luật tố tụng hình sự.

Nội dung của các biện pháp ngăn chặn là hạn chế quyền tự do thân thể, tự do đi lại, quyền về tài sản... trong một thời gian, do vậy ảnh hưởng đến các quyền cơ bản cơ bản của công dân, đặc biệt là quyền tự do thân thể được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy, so với các biện pháp cưỡng chế khác của Tố tụng hình sự thì biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc hơn nên khi áp dụng các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải cân nhắc thận trọng, tránh áp dụng tràn lan, tùy tiện, gây thiệt hại lợi ích hợp pháp của công dân. Luật tố tụng hình sự nước ta quy định các biện pháp ngăn chặn nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án nhưng cũng đồng thời đòi hỏi khi áp dụng các cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, không được áp dụng tùy tiện, chỉ khi nào thật cần thiết mới được áp dụng và trong khuôn khổ quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

BLTTHS Việt Nam hiện hành mặc dù không đưa ra một khái niệm về BPNC, tuy nhiên tại Điều 79 BLTTHS 2003 cũng đã quy định các căn cứ áp dụng các BPNC như sau:

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm [32, Điều 79].

Các căn cứ này cũng đã phản ánh một phần bản chất của của các BPNC của pháp luật TTHS Việt Nam. Tuy nhiên, BPNC là biện pháp cưỡng chế tố tụng rất nghiêm khắc, đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng về chủ thể áp dụng, về thẩm quyền áp dụng, về đối tượng bị áp dụng, về căn cứ và mục đích áp dụng để từ đó mới có thể hiểu một cách thấu đáo và vận dụng đúng đắn vào thực tiễn.

- Giáo trình luật TTHS Việt Nam - Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “BPNC là biện pháp cưỡng chế trong TTHS áp dụng với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang và người cần phải bắt trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm của họ, ngăn chặn người đó gây khó khăn cho việc điều tra truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội hoặc trốn” [65].

Các tài liệu nêu trên về cơ bản đã nêu được một phần khái niệm về các BPNC, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được một khái niệm đầy đủ, khoa học chứa đựng tất cả các yếu tố cấu thành nên BPNC thể hiện ở các dấu hiệu đặc trưng như căn cứ áp dụng, mục đích, thẩm quyền áp dụng và đối tượng bị áp dụng BPNC. Một khái niệm hoàn chỉnh, chính xác về các biện pháp ngăn chặn thì trong khái niệm đó phải hàm chứa tất cả các dấu hiệu đặc trưng của các BPNC như: căn cứ áp dụng; mục đích áp dụng; thẩm quyền áp dụng và đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Từ sự phân tích trên, chúng tôi rút ra khái niệm về các biện pháp ngăn chặn như sau:

Các biện pháp ngăn chặn là các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo và người chưa bị khởi tố về hình sự để kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, cũng như không cho họ có những hành động làm cản trở hoạt động điều tra, xét xử hoặc thi hành án hình sự.

Như vậy, với khái niệm trên chúng ta có thể thấy Biện pháp ngăn chặn có những đặc điểm sau:

Đặc điểm thứ nhất: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế

Đặc điểm thứ hai: Biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với các đối tượng là bị can, bị cáo và người chưa bị khởi tố về hình sự (nhưng người này có dấu hiếu đã thực hiện tội phạm);

Đặc điểm thứ ba: Biện pháp ngăn chặn dùng để ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người thực hiện tội phạm tiếp tục phạm tội, ngăn chặn không cho người phạm tội có những hành động làm cản trở các hoạt động điều tra, xét xử hoặc thi hành án hình sự.

Biện pháp ngăn chặn là một chế định pháp lý quan trọng của Luật tố tụng hình sự. Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự ra đời, các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Luật số 103-SL/005 ngày 20.5.1957, Sắc luật số 002-SL ngày 18.6.1957 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Sắc luật 02-SL ngày 15.3.1957 của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam bao gồm các quy định về việc bắt người, giam, tha, khám xét và được gọi là những biện pháp cưỡng chế.

Những biện pháp ngăn chặn là một trong những nhóm của biện pháp cưỡng chế. Những biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây

khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để đảo bảo thi hành án.

Những biện pháp ngăn chặn khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Kế thừa có chọn lọc và phát triển luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta từ sau Cách mạng tháng tám đến nay, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định những biện pháp ngăn chặn trong Chương VI. Những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự có nội dung tương đối rộng và cụ thể, được chia thành ba nhóm:

Nhóm 1: Gồm những biện pháp nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người có hành vi phạm tội bỏ trốn hoặc có hành vi gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án như: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Nhóm 2: Gồm những biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ như khám xét người, khám xét chỗ ở, địa điểm nơi làm việc, khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết trên thân thể…

Nhóm 3: Gồm những biện pháp bảo đảm sự thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như kê biên tài sản, áp giải bị can, bị cáo, người bị kết án, dẫn giải người làm chứng, những biện pháp xử lý do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa áp dụng đối với người có hành vi phạm nội quy phiên tòa.

Trong ba nhóm biện pháp cưỡng chế trên, các biện pháp ngăn chặn nằm ở nhóm thứ nhất, được quy định cụ thể từ Điều 79 đến Điều 94 Bộ luật tố tụng hình sự.

Tại Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cung như khi cần đảm bảo thi hành án, Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm [32, Điều 79].

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)