Giải pháp về tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm sát, kiểm tra

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện để bảo đảm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

quan trọng đặt ra trước mắt cũng như về lâu dài là tăng cường biện pháp để nâng cao trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Để nâng cao trách nhiệm của họ, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao trình độ pháp lý cho những người tiến hành tố tụng, mặt khác tăng cường công tác kiểm tra của Thủ trưởng các đơn vị, của cơ quan quản lý cấp trên đối với cán bộ thuộc quyền và với cán bộ cấp dưới. Một lĩnh vực giám sát quan trọng là cần tăng cường công tác kiểm sát của VKSND đối với việc bắt, tạm giữ và tạm giam. Mặc dù pháp luật có quy định VKSND có quyền thường kỳ hoặc bất thường trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam... nhưng các VKS cần có kế hoạch thường kỳ áp dụng quyền hạn này, hơn nữa cần tạo lập quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa VKS với cơ quan có thẩm quyền bắt, tạm giữ, tạm giam để bảo đảm mỗi khi có việc bắt, tạm giữ, tạm giam thì đều có hoạt động kiểm sát.

Bên cạnh đó, Lãnh đạo ngành Tòa án thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Đối với những trường hợp vi phạm, cần xác định rõ trách nhiệm của những người có liên quan để xử lý nghiêm minh, nhằm nâng cao trách nhiệm của những người có liên quan.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất với các hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự của các ngành, các lực lượng, các đơn vị có thẩm quyền. Phải coi việc này là một công tác quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền công dân. Thông qua công tác này mà hướng dẫn cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn thực hiện pháp luật đúng đắn và thống nhất, phát hiện được kịp thời việc làm sai trái trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự.

Chú trọng đúng mức đến việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo về sai phạm của cơ quan chức năng trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công

dân. Phải coi việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại tố các của công dân về vấn đề này là một trong các biện pháp khắc phục những nhược điểm trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội, phát hiện được các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Ngoài những vấn đề trên, việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân là việc làm rất quan trọng.

Một số kiến nghị

Thứ nhất: Đề nghị VKSND tối cao cùng với Bộ Công an phối hợp xây

dựng Quy chế về quan hệ phối hợp giữa cơ quan Công an và VKS trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong đó qui định quan hệ phối hợp là trách nhiệm của hai bên. Trên cơ sở quy định của BLTTHS, mỗi khi có trường hợp bắt quả tang hoặc khẩn cấp, cơ quan Công an phải thông báo ngay cho VKSND biết và hai bên phải phối hợp để xem xét, phân loại đối tượng, làm cơ sở cho VKS quyết định có phê chuẩn hay không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp cũng như phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ. Mỗi VKSND cần bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách công tác kiểm sát việc bắt, giữ, giam, hàng ngày thường xuyên quan hệ với cơ quan Công an để nắm vững những trường hợp bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Mọi thông tin về bắt và tạm giữ, tạm giam cần được thông báo kịp thời trong ngày cho lãnh đạo cơ quan Công an và VKS để xem xét và xử lý những vấn đề phát sinh.

Riêng đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Tòa án, Viện kiểm sát thông qua hoạt động giám sát giam giữ của mình tại các trại giam nhằm phát hiện sớm những sai sót của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là biện pháp bắt tạm giam.

Thứ hai: Hàng năm, các ngành Tòa án, Kiểm sát và Công an cần phối

liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam nhằm giúp cho cán bộ của các cơ quan này nắm vững những quy định của pháp luật, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, đồng thời qua tập huấn để rút kinh nghiệm về những trường hợp sai phạm trong công tác bắt, giam, giữ, tìm ra trách nhiệm của mỗi bên để từ đó rút kinh nghiệm cho công tác về sau.

Thứ ba: Nhà nước cần xem xét để đầu tư nhằm xây dựng cơ sở vật chất

đầy đủ trong vấn đề xây dựng nhà tạm giữ, trại tạm giam, trang bị công cụ vật dụng sinh hoạt cho nhà tạm giữ, trại tạm giam, bảo đảm cơ sở vật chất cho việc tạm giữ, tạm giam đúng quy định của pháp luật, hạn chế những vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam do nguyên nhân thiếu thốn cơ sở vật chất trong việc tạm giam, tạm giữ.

Thứ tư: Tuyên truyền để nhân dân hiểu biết về pháp luật và thực hiện

đúng các quy định trong việc trình báo các vụ việc. Nhân dân có trách nhiệm tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật. Qua tuyên truyền phổ biến pháp luật làm cho nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, nhất là trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ với tư cách là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo tố tụng hình sự. Bản thân họ phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật.

Khi nhân dân hiểu biết về pháp luật thì có thể giám sát được việc làm của các cơ quan bảo vệ pháp luật đồng thời hạn chế được những tình huống trong thực tế đã xảy ra như khi bắt người phạm tội quả tang, tránh có hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)