Tòa án cấp sơ thẩm cần nhận thức đúng đắn về việc áp dụng các

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

biện pháp ngăn chặn

3.2.1. Tòa án cấp sơ thẩm cần nhận thức đúng đắn về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn các biện pháp ngăn chặn

Liên quan trực tiếp đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 về một số việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000, trong đó quy định về việc xem xét, quyết định bắt trong những trường

hợp tuy phạm tội nhưng không đáng bắt, là: "Đối với trường hợp bắt, giam cũng được hoặc không bắt, giam cũng được thì không bắt, giam" [1]. Quan

điểm này tiếp tục được hoàn thiện và khẳng định trong Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm

công tác tư pháp trong thời gian tới, đó là: "Những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam" [2]. Mặc dù đây là quy định đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhưng

cần được coi là định hướng chung đối với hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bởi vì theo quy định của BLTTHS thì Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn hoặc hủy bỏ lệnh bắt của CQĐT.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị cũng đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội [2]. Đề án "Giải pháp hạn chế dùng các biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội phạm cụ thể" đã được Tổng cục Cảnh sát chủ trì nghiên cứu xây dựng [59]; Hiện nay theo sự phân công của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Đề án nêu trên đang được VKSNDTC tiếp tục hoàn thiện. Trong đó kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong những trường hợp có thể thay thế bằng các biện pháp khác.

Những quy định nêu trên thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta và Nhà Nước là kiên quyết hạn chế việc áp dụng biện pháp bắt người, mọi trường hợp bắt không đúng hoặc lạm dụng bắt giữ đều xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Nếu xảy ra oan sai trong khi bắt, giam giữ sẽ để lại những hậu quả rất phức tạp, khó giải quyết đến việc xem xét đền bù những thiệt hại vật chất và tinh thần do việc bắt, giam giữ oan gây ra. Đồng thời, dẫn đến mất lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật và hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Mặt khác, việc hạn chế bắt cũng nhằm làm giảm sự quá tải trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ, đây là một trong những vấn đề bức xúc của công tác tư pháp và được dư luận xã hội rất quan tâm.

Làm tốt vấn đề này cần phải nhận thức đúng đắn các qui định của pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn.

Đồng thời, Lãnh đạo các cấp cần quán triệt cho cán bộ, công chức nhận thức rõ việc chấp hành pháp luật trong bắt, giam giữ là vấn đề đang được quan tâm và nhạy cảm nhất trong quần chúng hiện nay, yêu cầu phải chấp hành đúng pháp luật và chế độ công tác của ngành trong bắt, xử lý đối tượng.

chức về tầm quan trọng của công tác này, trách nhiệm và những quy định về trình tự, thủ tục, nội dung... áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Lựa chọn các cán bộ có năng lực thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm với công tác trong lĩnh vực đặc biệt này.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)