0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện tốt những qui định của

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 80 -84 )

của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội không chỉ đơn thuần là việc thực hiện theo pháp luật mà hiệu quả cao của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn còn cần phải thực hiện theo những phương pháp cách thức, chiến thuật phù hợp với đối tượng phạm tội này để vừa đạt mục tiêu pháp luật vừa đạt mục tiêu nghiệp vụ đề ra. Đây là một trong những nội

dung có ý nghĩa quan trọng trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng này.

Quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người người phạm tội đạt hiệu quả tốt nhất được thể hiện ở chỗ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng lựa chọn và thực hiện những hành vi ứng xử một cách hợp lý và có hiệu quả nhất, thực chất của quá trình này là thực hiện căn cứ hợp pháp, phương pháp sáng tạo, hiệu quả cao nhất.

Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, chúng tôi có những ý kiến đề xuất để khắc phục những sai lầm, thiếu sót, vướng mắc, tồn tại trên một số phương diện sau:

* Đối với các biện pháp ngăn chặn cụ thể

+ Trong hoạt động áp dụng biện pháp bắt người: Tình hình áp dụng biện pháp này đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Nó là vấn đề nhạy cảm của xã hội nên khi áp dụng biện pháp bắt, cần đảm bảo được yếu tố bí mật, bất ngờ, bắt đúng, bắt gọn, đồng thời xem xét đến tình hình chính trị tại địa phương để quyết định. Vì vậy cần:

- Tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật, đặc tình đảm bảo quán xuyến được địa bàn, cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ cho công tác bắt người đang có lệnh truy nã. Mỗi đơn vị Công an cấp huyện phải có lực lượng ở tại địa phương mình hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, việc bắt người chưa thành niên phạm tội đang có lệnh truy nã thực hiện đạt hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân: Lực lượng Cảnh sát hình sự thực hiện công tác bắt đối tượng truy nã còn gặp nhiều khó khăn vì lực lượng ít, phương tiện, điều kiện vật chất thiếu, cơ sở cung cấp thông tin về các đối tượng truy nã chưa quán xuyến được địa bàn, nhân dân thực hiện việc bắt đối tượng này chưa nhiều...

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Trên cơ sở pháp luật tố tụng hình sự quy định khi áp dụng trường hợp này cần xem xét đánh giá tính chất

của vụ án, vai trò của đối tượng, giá trị thông tin đã thu thập được để quyết định lựa chọn thời điểm, địa điểm, hình thức thực hiện việc bắt. Vấn đề này mấy năm qua còn có tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, thiếu cân nhắc, tính toán hoặc cán bộ điều tra viên tự xây dựng tình tiết cấp bách để áp dụng biện pháp này. Do vậy, cần phải kiên quyết chấn chỉnh việc bắt khẩn cấp theo hướng phân tích trên.

- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Việc bắt bị can bị cáo để tạm giam là tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự nhưng đồng thời đây là lý do hợp lý để áp dụng các tình huống nghiệp vụ như đưa đặc tình vào trại giam, hoặc tác động tâm lý đến các bị can khác trong vụ án có đồng phạm. Đối với Tòa án, khi xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo việc xét xử và thi hành án thì Tòa án ra lệnh tạm giam theo thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án.

* Đối với Lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, khi quyết định áp

dụng biện pháp ngăn chặn cần kiểm tra các căn cứ pháp lý mà luật tố tụng hình sự quy định. Diễn biến của quá trình điều tra để quyết định đúng lúc, tránh vội vàng, bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo, thể hiện kiên quyết trong tấn công tội phạm và tích cực bảo đảm an toàn trong hoạt động bắt giữ đối tượng.

Hai khuynh hướng cần tránh trong quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người người phạm tội đó là thiếu kiểm tra căn cứ pháp luật dẫn đến sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc do dự, thiếu kiên quyết làm mất thời cơ dẫn đến đối tượng có cơ hội bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, trên cơ sở đó đòi hỏi Lãnh đạo các đơn vị tố tụng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình, tránh tình trạng thiếu kiên quyết trong xử lý sai phạm và thiếu quyết đoán trong hành động.

* Áp dụng các biện pháp ngăn chặn luôn luôn có sự tác động của nhiều nhân tố, vì vậy trong quá trình này cần quán triệt các nội dung sau:

- Chỉ đạo sát, phối hợp đúng, kiểm tra chặt chẽ quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Thực thi các biện pháp cưỡng chế cần thiết, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó, có thể gặp phải sự chống đối của chính bản thân đối tượng hoặc những người khác bị lôi kéo, kích động vì vậy phải xây dựng kế hoạch một cách chi tiết tỷ mỷ, phân công trách nhiệm cụ thể, các nhóm, các cá nhân chịu trách nhiệm từng phần việc trong sự phối hợp tác chiến đảm bảo thống nhất dưới sự chỉ đạo của người điều hành, đặc biệt trong hoạt động bắt giữ các đối tượng côn đồ, hoặc bắt nhiều đối tượng cùng lúc.

CQĐT, các lực lượng trinh sát, những người được huy động vào việc tiến hành hoạt động bắt giữ đối tượng, cùng thống nhất nội dung, xây dựng kế hoạch diễn tập các tình huống dự kiến, để bảo đảm yếu tố bất ngờ, chủ động và đủ khả năng trấn áp sự chống cự của đối tượng trên cơ sở nắm chắc địa bàn, đặc điểm nhân thân đối tượng, địa hình, cấu trúc xây dựng... nơi cần tiến hành bắt giữ.

- CQĐT phải thiết lập được đường dây liên lạc thông suốt, kịp thời giữ CQĐT với chính quyền địa phương, để vừa kiểm tra, vừa chỉ đạo được hoạt động của các lực lượng ở địa phương, đặc biệt có sự chỉ dẫn để lực lượng cơ sở nắm bắt diễn biến tình hình, biết cách quản lý đối tượng.

- Thực hiện nhanh, bảo đảm bí mật, bất ngờ: Trong khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt trong việc bắt đối tượng, mọi thao tác phải thực hiện nhanh chóng, bất ngờ để tước bỏ điều kiện chống cự của người bị bắt, không để người bị bắt có điều kiện thời gian gây khó khăn cho lực lượng thi hành. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo đảm bí mật cả nội dung hoạt động điều tra và bí mật không để đối tượng tìm cách tẩu thoát, vấn đề này đòi hỏi điều kiện, môi trường hoàn cảnh hoặc tạo ra môi trường hoàn cảnh có lợi cho lực lượng tiến hành, hoặc chiến thuật hóa trang phù hợp, lựa chọn chiến thuật tùy thuộc vào từng loại đối tượng khác nhau.

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống tội phạm, lực lượng Công an nhân dân cả nước tiếp tục phát huy những thành tích của những năm qua, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội.

Trong đó, cơ quan Tòa án nhân dân với tư cách cơ quan tiến hành tố tụng, với nhiệm vụ xét xử các vụ án (trong đó có nhiệm vụ xét xử án hình sự), xác định sự thật của vụ án để giải quyết theo pháp luật, trong hoạt động của mình pháp luật cho phép được áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để đối tượng này gây cản trở cho hoạt động xét xử và chấp hành bản án hình sự, góp phần tích cực vào phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc. Do vậy, khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, xem xét việc có cần thiết hay không việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với các bị can, bị cáo. Nếu xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị cáo đối với bị cáo đang bị giam theo lệnh của Viện kiểm sát thì đề xuất Chánh án, Phó Chánh án phụ trách ký Lệnh tạm giam bị cáo theo thời hạn pháp luật đã quy định; nếu xét thấy việc giam bị cáo là không cần thiết, có thể cho bị cáo tại ngoại, thay đổi biện pháp ngăn chặn từ giam sang biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh hay đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 80 -84 )

×