Giám sát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH Gài gòn thương tín Lào (Trang 58 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.2.3. Giám sát rủi ro tín dụng

Sacombank Lào thực hiện các biện pháp giám sát để giảm thiểu rủi ro từ khi khách hàng bắt đầu có quan hệ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Công tác giám sát rủi ro được thực hiện thường xuyên đối với các hoạt động tín dụng thường ngày và định kỳ đối với hoạt động kiểm tra toàn diện. Thực trạng công tác giám sát rủi ro tín dụng nhƣ sau:

- Về giám sát và quản lý khoản vay sau giải ngân: Trước áp lực chỉ tiêu kinh doanh, Bộ phận bán hàng thường ít chú trọng đến công tác kiểm soát sau hoặc các điều kiện quản lý khoản vay. Mặc dù yêu cầu kiểm tra quản lý khoản vay sau giải ngân đƣợc quy định cụ thể trong quy trình tín dụng cũng nhƣ từng phê duyệt khoản vay, tuy nhiên việc kiểm tra giám sát khoản vay chỉ thực hiện chiếu lệ, chƣa đƣợc xem trọng và thực thi một cánh nghiêm túc trên thực tế. Quản lý khoản vay sau giải ngân cũng là một

cách quan tâm khách hàng nhằm tìm kiếm và mở rộng cơ hội kinh doanh mới, bán chéo sản phẩm và sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, quản lý số lƣợng khách hàng quá đông (đặc biệt KH cá nhân), không sắp xếp và phân bổ khoa học thời gian bán hàng và thời gian kiểm soát sau. Mặt khác, hệ thống quản lý thông tin tại các DN quá lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin Sacombank Lào yêu cầu dẫn đến trong thời gian qua Sacombank Lào chƣa thực hiện tốt công tác này đúng nghĩa, đầy đủ, còn mang nặng tính hình thức và đối phó, cụ thể:

Cán bộ ngân hàng thường đưa mẫu KH ký trước khi thực hiện hồ sơ vay vốn và chỉ liên hệ khi KH chậm trả lãi/gốc hay chuyển nợ quá hạn.Hoặc chỉ đi kiểm soát sau và lập biên bản khi biết có đoàn kiểm tra. Điều này dễ dẫn đến rủi ro KH cố tình tẩu tán tài sản, trốn nợ hoặc thái độ thiếu hợp tác khi NH tiến hành thu hồi nợ. Cán bộ ngân hàng sẽ khó tìm đƣợc khách hàng trong trường hợp chuyển nơi cư trú, không xác định được địa điểm làm việc mới của KH, xấu hơn là trường hợp khách hàng thất nghiệp và mất nguồn trả nợ chính. Thực tiễn cho thấy hầu hết các khoản nợ có vấn đề tại Sacombank Lào đều xuất phát từ mục đích vay mua xe. Phương thức vay nợ này khá dễ dàng do TSĐB là tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, do khoản vay có thời gian dài (4 đến 5 năm) trong khi CBTD thay đổi liên tục dẫn đến không ai quản lý khách hàng trên thực tế, đến khi nợ xấu phát sinh thì việc tìm kiếm TSĐB vô cùng khó khăn vất vả chứ chƣa nói đến việc xử lý tài sản. Nhiều trường hợp tài sản bán qua tay 3, 4 chủ do giá trị rẻ nên người mua chấp nhận rủi ro không cần giấy tờ hay khách hàng cầm cố vay nợ nặng lãi. Việc xử lý TSĐB mất rất nhiều công sức và cần sự phối hợp từ phía cơ quan chức năng chuyên ngành như công an khu vực, công an giao thông… rõ ràng ở những nước trình độ dân trí chƣa cao cũng làm nảy sinh rủi ro cho NH.

Bên cạnh đó, do yêu cầu cạnh tranh các ngân hàng đều muốn thu hút

khách hàng. Điều này có thể dẫn đến cho vay quá nhu cầu khách hàng, đặc biệt hình thức cấp hạn mức tín dụng. Thông thường Sacombank Lào thường ràng buộc lộ trình để KH chuyển toàn bộ giao dịch về Sacombank Lào. Tuy nhiên, trên thực tế bộ phận bán hàng do chạy theo chỉ tiêu thường không quản lý chặt điều kiện này, thiếu sự giám sát tín dụng do thiếu kiến thức về hoạt động lĩnh vực, ngành nghề của KH vay vốn. Do không thực hiện kiểm soát sau nên việc xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ hàng quý vô cùng khó khăn vì thiếu thông tin, phần lớn dựa vào thông tin thời điểm cấp tín dụng dẫn đến việc xếp hạng không phát huy đƣợc tác dụng và chƣa phản ánh đúng tình hình hiện tại của khách hàng.

- Về công tác kiểm tra nội bộ: Tại Sacombank Lào, công tác kiểm tra nội bộ thực hiện theo định kỳ 2 lần/năm hoặc từng thời kỳ ở nhiều cấp khác nhau (cấp CN, cấp khu vực, cấp hội sở). Tuy nhiên, ở các CN, PGD vẫn còn tình trạng đƣa ra các giải pháp đối phó tạm thời khi có đoàn kiểm tra khu vực/

hội sở.Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của kiểm tra viên tại Sacombank Lào chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về kinh nghiệm tín dụng trên thực tế, chƣa nắm vững quy trình quy chế. Việc kiểm tra, rà soát của bộ phận phân tích chỉ mang tính hỗ trợ PGD, CN đối phó công tác kiểm soát Hội sở nên mang tính chiếu lệ, chưa có biện pháp chế tài, kết quả kiểm tra thường không được quan tâm đúng tầm.

- Về quản lý danh mục TSĐB: Cho tới nay, Sacombanl Lào chƣa xem trọng việc quản trị danh mục TSBĐ, chƣa có sự kết hợp hài hòa giữa các loại tài sản để phòng tránh rủi ro. Một số chi nhánh chủ yếu dựa vào tài sản là khoản phải thu, hàng tồn kho do khách hàng đã thế chấp hết tài sản BĐS tại các ngân hàng khác mà không đàm phán đƣa tài sản về. Tùy thuộc quan điểm cán bộ quản lý phụ trách mà chấp nhận một danh mục TSBĐ mất cân đối.

Tâm lý dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lƣợng thẩm định khoản vay.Đây là thực trạng đáng lo ngại trong quan điểm cấp tín dụng hiện nay tại Sacombank Lào. Bên cạnh đó về tình trạng pháp lý của TSĐB, thực tế rất

khó phân biệt giấy tờ thật – giả với công nghệ tinh vi nhƣ hiện nay, thậm chí ngay cả công chứng viên nhiều khi cũng thể phát hiện đƣợc.

Tại Sacombank Lào, vấn đề định giá BĐS còn nhiều tranh luận. Giá đưa ra theo quy định hội sở chỉ đạo thường quá thấp và mang tính chủ quan làm cho các đơn vị kinh doanh gặp khó khăn trong quá trình cấp TD. Do đó, bộ phận kinh doanh thường chọn giải pháp yêu cầu bên thứ 3 độc lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản định giá BĐS. Tuy nhiên, vấn đề tiêu cực lại nảy sinh từ đây.Một số nhân viên thường nhận tiền KH và thổi phồng giá dẫn đến rủi ro khó lường.Đây là hậu quả việc không phải chịu trách nhiệm về giá trị định giá đối với BĐS dẫn đến những hành xử tắc trách.Các biện pháp bảo đảm nếu không hiểu đúng bản chất đôi khi lại trở thành công cụ để một số đối tƣợng lạm dụng trục lợi.

Thông tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng và ngân hàng cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Khi thế chấp chỉ khách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản. Trong khi đó, nhân viên ngân hàng thường không đủ trình độ chuyên môn để đánh giá chính xác tình trạng máy móc thiết bị, cũng nhƣ không nắm vững yếu tố liên quan đất đai, nhà ở mà điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mua bán của tài sản. Vì vậy, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp không ít khó khăn.

Kiểm soát sau TSĐB: Một rủi ro khác là tại Sacombank Lào chỉ thực hiện kiểm tra pháp lý và lưu kho quỹ TSĐB hàng năm, chưa có bộ phận chịu trách nhiệm đánh giá định kỳ TSĐB. Theo quy trình TD, việc định giá TSĐB thuộc bộ phận hỗ trợ nhằm tạo sự khách quan, tuy nhiên bộ phận bán hàng mới là người đi thực tế tài sản, trong khi bộ phận thẩm định lại chịu trách nhiệm thẩm định khoản vay và đánh giá TSĐB. Rõ ràng có sự chồng chéo và chƣa thống nhất trong phân công nhiệm vụ công việc. Nên việc TSĐB giảm giá trị hay hư hỏng, thất thoát chưa được Sacombank Lào quan tâm trước khi khoản vay có vấn đề. Chính điều này dẫn đến việc không thu hồi đủ lãi và gốc

quá hạn từ KH do tài sản giảm giá trị nhanh chóng dưới mức giảm dư nợ gốc, đặc biệt đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.

Một loại rủi ro khác liên quan TSĐB là việc nhận thế chấp hàng tồn kho và khoản phải thu. Đây là 2 loại tài sản NH khó quản lý nhất.Dựa chủ yếu vào thiện chí và uy tín KH và đối tác giao dịch với KH.Trên thực tế, khi NH phải xử lý TSĐB thì hàng tồn kho thường không đủ đảm bảo dư nợ nhƣ quy định.

Đối với vấn đề bảo hiểm tài sản, cán bộ ngân hàng thường không nhớ kiểm tra thời hạn bảo hiểm và cũng không ý thức tự xây dựng cách thức quản lý đối với vấn đề này để kịp thời yêu cầu KH mua bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi NH.

Trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ngoài công tác kiểm soát rủi ro thường xuyên theo hồ sơ trình vay, phòng quản lý tín dụng đã thực hiện kiểm tra toàn diện định kỳ 01 lần mỗi năm. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng tại Sacombank Lào nhƣ sau:

Bảng 2.6. Kết quả tình hình giám sát tín dụng tại Sacombank Lào

STT Tiêu chí Số lƣợng (lỗi/khách hàng)

2017 2018 2019

1 Vi phạm thẩm quyền phán quyết 7 4 9

2 Vi phạm quy định về tài sản đảm bảo 32 22 25

3 Thiếu hồ sơ pháp lý 11 6 7

4 Vi phạm quy chế, chính sách khách

hàng 7 5 12

6 Vi phạm quy định về đánh giá, kiểm

tra sau cho vay 12 16 16

7 Vi phạm liên quan đến cán bộ - - 1

8 Số lƣợng khách hàng có dấu hiệu rủi ro

tín dụng 68 132 143

9 Giá trị các khoản tín dụng có nguy cơ

gặp rủi ro (triệu lak) 349 446 458,7

(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng – Sacombank Lào)

Theo kết quả giám sát, năm 2017 có 68 khách hàng của Sacombank Lào có nguy cơ mất khả năng thanh toán, xuất hiện dấu hiệu có nguy cơ rủi ro tín dụng, theo đó số tín dụng tương ứng có khả năng gặp RRTD là 349 triệu lak. Năm 2018, số khách hàng tăng lên 132 khách hàng tương ứng 446 triệu lak. Năm 2019, số lƣợng khách hàng xếp vào đối tƣợng có nguy cơ xảy ra RRTD là 143 khách hàng, tổng dƣ nợ tín dụng tiềm ẩn RRTD cao tăng lên 458,7 triệu lak do phát sinh thêm một số khách hàng có dƣ nợ lớn. Ngoài ra, các vi phạm về quy định, quy trình tại Sacombank Lào năm 2017 có dấu hiệu tăng mạnh đặc biệt là các vi phạm trong công tác định giá tài sản đảm bảo và thực hiện đúng quy chế, chính sách khách hàng.

Thực tế hoạt động tại ngân hàng cho thấy, việc kiểm tra, giám sát các khoản vay chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là sợ gây phiền hà cho khách hàng hoặc không có thời gian nên cán bộ quan hệ khách hàng chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, cán bộ quan hệ khách hàng không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chƣa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểmtra.

Ngoài ra, theo thực trạng cho thấy nhiều trường hợp, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không tốt, có nguy cơ xuất hiện rủi ro tín dụng là do quá trình tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có một số khách hàng thông báo không trung thực về kết quả hoạt động kinh doanh, hoặc làm giả giấy tờ pháp lý để có thể vay vốn cho dự án đầu tƣ… Trong tình trạng khách hàng không trung thực, trong khi đó áp lực công việc của các cán bộ tín dụng rất lớn về doanh số cho vay, đồng thời phải trả lời về việc cấp tín dụng cho khách hàng đúng quy định, nên xảy ra tình trạng không thu thập đủ thông tin

và phân tích, xếp hạng khách hàng còn sơ sài, dẫn đến tình trạng xảy ra RRTD tại ngânhàng.

Tùy theo mức độ và nguyên nhân phát sinh rủi ro của từng khoản cấp tín dụng, Sacombank Lào sẽ áp dụng các biện pháp xử lý nhƣ: Khách hàng tự trả nợ, khuyến khích khách hàng trả nợ, phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện, xử lý bằng quỹ dựphòng rủi ro.

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về giám sát tín dụng tại Sacombank Lào

Câu hỏi 1 2 3 4 5 TB

1. Chính sách khách hàng đầy đủ và

đƣợc thực hiện nghiêm túc 3 34 56 26 81 3,74

2. Công tác kiểm tra, giám sát của CBTD trong cấp phát tín dụng đƣợc

thực hiện nghiêm túc và đầy đủ

13 33 107 45 2 2,95

3. Công tác giám sát khách hàng đã phát huy hiệu quả trong phòng ngừa

và giảm thiểu rủi ro tín dụng

12 45 87 56 0 2,93

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua kết quả khảo sát về giám sát tín dụng, thời gian qua tại Sacombank Lào chưa thực hiện nghiêm túc và sát sao, vẫn còn trường hợp tin tưởng khách hàng, thiếu vắng kiểm tra hoặc kiểm tra lấy lệ. Trong khi áp lực chủ yếu của nhân hàng đối với nhân viên thường là mức tăng dư nợ mà chƣa chú trọng giao chỉ tiêu về chất lƣợng tín dụng. Chính vì vậy, đánh giá của cán bộ ngân hàng về công tác này chỉ ở mức trên trung bình một chút với 2,95 điểm. Và do đó, phát huy hiệu quả của công tác giám sát trong phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng còn hạn chế, mức điểm trung bình cũng chỉ đạt 2,93 điểm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH Gài gòn thương tín Lào (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)