CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng
Trên cơ sở kết quả phân loại nợ hàng quý và hàng năm, Sacombank Lào tính toán và trích lập dự phòng để ứng phí khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Trường hợp số dự phòng phải trích theo kết quả phân loại nợ kỳ hiện hành lớn hơn số dư quỹ dự phòng cuối kỳ trước thì phải trích thêm phần quỹ dự phòng rủi ro còn thiếu, trường hợp số dự phòng phải trích theo kết quả phân loại nợ kỳ hiện hành nhỏ hơn số dư quỹ dự phòng cuối kỳ trước thì thực hiện thoái trích quỹ dự phòng quỹ dự phòng rủi ro thừa. Quỹ dự phòng rủi ro đƣợc hạch toán vàochi phí.
Thời gian qua, việc thực hiện trích dự phòng rủi ro tại Sacombank Lào tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước Lào. Tình hình trích dự phòng rủi ro tín dụng tại Sacombank Làonhƣ sau:
ĐVT: Tỷ đồng
Hình 2.5. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Sacombank Lào (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Năm 2017, Sacombank Lào trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 270,4 triệu Lak, tỷ lệ trích lập dự phòng là 2,01%. Tuy nhiên năm 2018 ngân hàng đã trích lập 292,2 triệu lak, tỷ lệ trích lập dự phòng là 2,05%. Tỷ lệ này tiếp
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Trích lập dự phòng RRTD 270.446 292.228 591.063
Tỷ lệ trích lập 2.01% 2.05% 2.89%
270.446 292.228
591.063 2.01%
2.05%
2.89%
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
100 200 300 400 500 600 700
tục tăng lên 2,89% vào năm 2019 với dự phòng RRTD cho là 591 triệu lak.
Việc trích lập quỹ dự phòng cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Lào, đồng thời mức trích lập dự phòng RRTD càng cao càng cho thấy công tác quản trị RRTD còn hạnchế.
Bên cạnh đó, Sacombank Lào thực hiện tài trợ rủi ro tín dụng cho các đối tƣợng khách hàng với các điều kiện, trình tự và thủ tục nhƣ sau:
Đối tƣợng và điều kiện khoản nợ đƣợc xem xét tài trợ rủi ro tín dụng với Khách hàng là cá nhân bị chết hoặc mất tích: Điều kiện là có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoàn cảnh gia đình người vay gặp khó khăn về tài chính.
Khách hàng xếp nợ nhóm 5, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý: Điều kiện là khách hàng gặp khó khăn về tài chính
- Trình tự thực hiện
Định kỳ cuối quý, phòng tín dụng khách hàng, phòng giao dịch rà soát danh mục các khoản nợ xấu thuộc đối tƣợng và đủ điều kiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thì lập tờ trình đề xuất xử lý rủi ro trình lên Giám đốc phê duyệt. Trường hợp đồng ý thì tiếp tục trình Hội đồng tín dụng xem xét, phê duyệt.
Hội đồng tín dụng xét duyệt các khoản nợ đề xuất sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng để trình Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng Ngân hàng Sacombank Lào xem xét, phê duyệt.
Trong thời gian qua, tại Sacombank Lào có nhiều khoản nợ không thu hồi đƣợc và ngân hàng bắt buộc phải tài trợ rủi ro bằng cách xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng, cụ thể nhƣsau:
Bảng 2.8. Tình hình bù đắp rủi ro tín dụng
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Bù đắp dự phòng RRTD 9,55 11,97 19,22
Tỷ lệ bù đắp RRTD 0,071% 0,084% 0,094%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)
Năm 2017, Sacombank Lào đã sử dụng 9,55 triệu lak để bù đắp những khoản nợ xấu mất trắng không đòi đƣợc, những khoản nợ này bị kết xuất ra ngoại bảng, tỷ lệ bù đắp ở mức 0,07%. Đến năm 2018, tỷ lệ bù đắp này tăng lên 0,084% tương ứng 11,97 triệu lak. Sang năm 2019, tỷ lệ bù đắp rủi ro tăng lên 0,094% tương ứng Sacombank Lào phải bù đắp 19,22 triệu lak cho những khoản nợ xấu từ mà ngân hàng không đòi đƣợc. Sacombank Lào cũng xác định rõ việc xử lý nợ bằng dự phòng không phải xóa nợ nên không đƣợc phép thông báo cho khách hàng dưới mọi hình thức. Các khoản nợ được xử lý tiếp tục đƣa ra tài khoản ngoại bảng để theo dõi và thu hồi, tính lãi nhƣ bình thường. Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng quyết định việc sử dụng quỹdự phòng.
Nhƣ vậy, mức bù đắp rủi ro tăng lên qua các năm, mặc dù Sacombank Lào đã thực hiện tài trợ RRTD cho khách hàng nhƣng điều này cũng gây thiệt hại cho ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng cần có biện pháp tăng cường công tác quản trị RRTD trong thời giantới.
Bảng 2.9: Đánh giá về tài trợ rủi ro tại Sacombank Lào
Câu hỏi 1 2 3 4 5 TB
Công tác trích lập RRTD đƣợc thực
hiện đúng theo quy định 0 0 56 26 118 4,31 Công tác bù đắp RRTD đƣợc thực hiện
đúng theo quy định 0 0 87 45 68 3,905 (Nguồn: tác giả thu thập và xử lý dữ liệu)
Qua đánh giá có thể thấy các cán bộ tín dụng đều đánh giá cao công tác tài trợ RRTD của Sacombank, nhìn chung, công tác tài trợ RRTD đƣợc xử lý đúng theo quy định của Nhà nước vì đây là bước cuối cùng khi RRTD đã xảy ra. Do vậy, quản trị RRTD cần tập trung ở những khâu trước như nhân diện RRTD, đo lường, kiểm soát RRTD, có như vậy công tác quản trị RRTDmới hiệu quả.