CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
Các khách hàng vay vốn từ phía ngân hàng vì nhiều lý do mà không trả nợ cho ngân hàng, một là chây ì không muốn trả nợ, hai là họ kinh doanh thua lỗ, phá sản mà không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, điều này dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng, theo đó Sacombank Lào cần sàng lọc kỹ khách hàng trước khi cho vay đồng thời kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay xem khách hàng vay vốn có đúng mục đích sử dụng không, tình hình kinh doanh nhƣ thế nào.
- Hệ thống thông tin khách hàng
Các kênh thông tin để kiểm tra, đối chiếu thông tin khách hàng vay vốn chƣa đa dạng, các ngân hàng cạnh tranh nhau nên giữ bảo mật thông tin khách hàng của mình chính vì vậy mà có những khách hàng có tiền sử vay vốn không tốt tại Ngân hàng này nhƣng Ngân hàng khác không kiểm tra thông tin đƣợc, chính vì vậy mà cũng khó khăn trong công tác thẩm định, đặc biệt là việc khai thác thông tin từ ngân hàng nội địa Lào rất khó vì Sacombank Lào là ngân hàng của Việt Nam hoạt động tại Lào nên chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng nội địa và các ngân hàng nước ngoài khác tại Lào.
- Đặc thù của hoạt động tín dụng
Do bản chất hoạt động tín dụng mang sẵn rủi ro chính vì vậy mà rất khó có thể tránh 100% rủi ro tín dụng xảy ra, chính vì vậy cũng đòi hỏi các
NHTM nói chung và Sacombank Lào nói riêng có đội ngũ nhân lực tốt, nhanh nhạy, hệ thống quản trị RRTD chặt chẽ.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Bộ máy quản trị rủi ro chưa hoàn thiện
Tại Sacombank Lào, trong quản trị rủi ro tín dụng phần lớn các công việc đƣợc giao cho bộ phận quản lý tín dụng thực hiện là chủ yếu. Hiện chƣa đầu tƣ vào công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro, chƣa có một quy trình nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro một cách cụ thể, chủ yếu việc nhận định rủi ro đƣợc cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý món vay đƣa ra đánh giá một cách chủ quan mà chƣa dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng.
- Năng lực nhân sự còn yếu
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn chƣa đồng đều về trình độ, là ngân hàng Việt Nam hoạt động tại Lào, vừa tuyển nhân sự Việt Nam, vừa tuyển nhân sự Lào, đồng thời là ngân hàng ngoại quốc nên nhân sự chƣa kịp thời cập nhật thông tin về những thay đổi trong nền kinh tế thị trường tại Lào, còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều đặc điểm và biến động lớn lao, không ngừng. Nhiều vấn đề mới về lý luận của nền kinh tế thị trường như: kỹ thuật, chiến lược marketing ngân hàng, các vấn đề kinh tế vĩ mô; khả năng phân tích dự đoán thị trường tương lai của cán bộ còn yếu vàthiếu.
Sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận nhân viên ngân hàng hiện nay, nhiều khoản vay không đủ điều kiện cho vay nhƣng vì khách hàng có những hành vi đút lót để cán bộ tín đồng ý cho vay, kết quả dẫn đến tại Sacombank Lào có những khoản tín dụng không đảmbảo chất lƣợng tín dụng.
Sacombank Lào chƣa sức hút lớn về chế độ đãi ngộ nhƣ BIDV, Vietinbank,Vietcombank…nên nhân sự giỏi trên thị trường gần như tập trung
hết vào các ngân hàng lớn, do vậy đội ngũ nhân sự của Sacombank Lào ngay từ ban đầu đã có nền tảng không tốt bằng các đối thủ cạnh tranh.
- Hệ thống thông tin khách hàng còn hạn chế
Hiện nay tại Sacombank Lào cơ sở dữ liệu về khách hàng còn hạn chế, đôi khi cũng còn bất cập khi Sacombank Lào là ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Lào, có nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu thông tin của khách hàng, vì nhiều luật lệ, nhiều phong tục cũng như các yếu tố về môi trường, văn hóa xã hội…nên việc thu thập thông tin tương đối khó khăn và độ chính xác cũng chƣa thực sự cao.
- Do công tác thanh tra kiểm tra nội bộ chưa tốt
Công tác thanh tra kiểm tra nội bộ chƣa chặt chẽ, còn sơ sài và chƣa có chế tài xử phạt: Hầu nhƣ hệ thống giám sát chƣa chủ động phát hiện các sai sót trong tuân thủ quy trình nghiệp vụ mà chỉ giải quyết sau khi đã phát sinh những vụ việc hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng. Nguyên nhân chính là do hệ thống kiểm tra nội bộ còn chƣa đƣợc trú trọng nên không phát huy hiệu quả hoạt động. Mặt khác, ngân hàng chƣa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ tín dụng và thẩm định đối với kết quả, chất lƣợng tín dụng. Các sai phạm chƣa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.
- Công tác ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn còn chưa quyết liệt Khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn, Sacombank Lào cũng còn chƣa có nhiều biện pháp quyết liệt để thu hồi nợ, đặc biệt khi khách hàng có ý chây ì, trốn nợ, do vậy ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục, tăng cường quản lý nợ quá hạn nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ cơ sở lý luận chương 1 đưa ra , tác giả sẽ tiến hàng phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH Sacombank Lào, cụ thể, tác giả đã bám sát vào nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: (i) Nhận dạng rủi ro tín dụng, (ii) Đo lường rủi ro tín dụng, (iii) Giám sát rủi ro tín dụng và (iv) Tài trợ rủi ro tín dụng. Tác giả đã phân tích chi tiết 4 nội dung này tại ngân hàng, đồng thời đánh giá các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, từ đó đƣa ra những kết quả mà chi nhánh đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua.