CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH Gài gòn thương tín Lào (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO

2.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

- Nợ quá hạn, nợ xấu, tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn, nợ xấu

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của Sacombank Lào đang có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng biến động không đồng đều các năm qua. Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức 5,21%. Một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ quá hạn bắt nguồn từ yếu tố suy giảm của nền kinh tế Lào, đặc biệt là giai đoạn 2017-2019, Lào đối mặt với thiên tại hạn hán nhiều, đặc biệt là lũ lụt và vỡ đập Xepian – Xenamnoy. Đến thời điểm này, mức tăng trưởng của nền kinh tế chưa cao, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó, nợ quá hạn của các ngân hàng chủ yếu là ở phía khách hàng doanh nghiệp, bởi với những khách hàng cá nhân có lượng vốn vay thường nhỏ, dễ quản lý và đánh giá tài sản thế chấp cũng nhƣ công tác thu hồi nợ. Tới năm 2017, nợ quá hạn tăng lên 766,92 triệu lak, tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 5,38%.

Theo đó, Sacombank Lào cũng đã có những biện pháp để xử lý các khoản nợ quá hạn nhƣ: đôn đốc khách hàng thu hồi công nợ, phát mại tài sản. Tuy nhiên đến năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên 5,61% tương ứng 1147,36 triệu lak.

Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank Lào giai đoạn 2017 – 2019

Đvt: triệu lak

Chỉ tiêu Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh 2018/2017

So sánh 2019/2018 Số

tiền

Tốc độ tăng trưởng

Số tiền

Tốc độ tăng trưởng 1. Tổng dƣ nợ 13.455 14.255 20.452 800 5,95% 6.197 43,5%

- Nợ nhóm 1 12.753,99 13.488,08 19.304,64 734 5,76% 5.817 43,1%

- Nợ nhóm 2 301,39 337,84 466,31 36 12,09% 128 38,0%

- Nợ nhóm 3 213,91 204,58 388,45 (9) -4,37% 184 89,9%

- Nợ nhóm 4 103,4 134,4 189,3 31 29,98% 55 40,8%

- Nợ nhóm 5 82,3 90,1 103,3 8 9,48% 13 14,7%

2. Tổng nợ xấu 399,61 429,08 681,05 29 7,37% 252 58,7%

3. Nợ quá hạn 701,01 766,92 1147,36 66 9,40% 380 49,6%

4. Tỷ lệ nợ xấu 2,97% 3,01% 3,33%

5. Tỷ lệ nợ quá

hạn 5,21% 5,38% 5,61%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm) Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng tăng mạnh mẽ. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 2,97% thì tới năm 2017 tăng lên 3,01% và tiếp tục tăng lên 3,33% vào năm 2019. Nguyên nhân là nhiều khoản nợ đến hạn không thanh toán đúng hạn, dù đã gia hạn nợ nhƣng khách hàng không trả nợ đúng hạn nên bị cơ cấu nợ sang nhóm 2,3,4.

- Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo nhóm nợ

Qua bảng 2.10, xem xét cơ cấu nợ xấu thì gần nhƣ các nhóm nợ 3,4,5 đều tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy Sacombank Lào cần phải thắt chặt kiểm soát tín dụng nhiều hơn nữa. Thực tế, là một ngân hàng nước ngoài

xâm nhập vào thị trường Lào, đây là một thị trường giàu tiềm năng phát triển, tại Lào, các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh đang được Chính phủ Lào hết sức quan tâm, theo đó không chỉ ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng đƣợc tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn.

Địa bàn kinh doanh của Sacombank Lào rộng lớn, số lƣợng khách hàng nhiều nên công tác kiểm soát chất lượng tín dụng tại ngân hàng lại tương đối khó khăn, thêm vào đó, khách hàng là người nước ngoài, các thông tin về doanh nghiệp hay cá nhân vay vốn cũng khó có thể tiếp cận hơn. Bên cạnh đó, do chất lƣợng cán bộ nhân viên còn hạn chế và do lơ là, thậm chí do rủi ro đạo đức nên những năm qua vẫn phát sinh những sai phạm trong công tác cho vay nên đã làm phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ của ngân hàng tương đối thấp, có một số khách hàng có nợ xấu quá hạn lớn đã phải khởi kiện, xử lý tài sản qua cơ quan Thi hành án nhƣng tiến độ xử lý chậm, vì là ngân hàng của Việt Nam đầu tƣ tại Lào, hoạt động theo sự chỉ đạo của Sacombank Việt Nam, tuy nhiên là một ngân hàng có yếu tố nước ngoài đặt trên địa bàn Lào thì các thủ tục về pháp lý có nhiều phần khó khăn hơn. Nợ nhóm 5 này chủ yếu tập trung ở các khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khả năng quản trị sản xuất không cao, những năm gần đây làm ăn khó khăn do chịu tác động lớn của tình hình kinh tế Lào. Bên cạnh đó, các khách hàng còn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn vay kém hiệu quả dẫn tới không có nguồn trả nợ. Điều này là tín hiệu xấu về rủi ro tín dụng tại ngaan hàng vì đây là nhóm nợ có khả năng thu hồi thấp nhất.

- Cơ cấu nợ xấu theo tài sản bảo đảm

Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu được đảm bảo bằng TSĐB của Sacombank Lào giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Năm 2017

Nợ xấu có TSĐB 82,98% 83,56% 89,79%

Nợ xấu không có TSĐB 18,02% 17,46% 10,21%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)

Có thể thấy trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng thì nợ xấu có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, mọi năm đều trên 70%. Bên cạnh đó, tỷ trọng của nợ xấu có TSĐB đã tăng lên qua các năm. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng hầu hết nợ xấu của ngân hàng đều đƣợc đảm bảo bởi TSĐB, chỉ một số ít khoản nợ không có TSĐB. Điều này tạo ra những thuận lợi nhất định cho Sacombank Lào khi thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên, ngay cả khi những khoản nợ có TSĐB nhƣng Sacombank Lào vẫn rất khó khăn trong quá trình phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Nguyên nhân là do các khoản vay có TSĐB hầu nhƣ là bất động sản nên giá trị của TSĐB phụ thuộc lớn vào tình hình biến động của thị trường, trong khi hệ thống định giá của Việt Nam và Lào khác nhau nên cũng gặp nhiều khókhăn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TNHH Gài gòn thương tín Lào (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)