Tầm quan trọng và tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng ngân hàng số tại Việt Nam (Trang 47 - 51)

2.1. Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam

2.1.1. Tầm quan trọng và tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

Ngân hàng số và tài chính số đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới. Tại Việt Nam, cuộc đua sinh tồn trong lĩnh vực ngân hàng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết trong công cuộc số hóa dịch vụ và hoạt động ngân hàng. Công nghệ đã giúp loại bỏ nhiều rào cản để các tổ chức tài chính và NHTM có thể cung cấp dịch vụ và tạo ra các sản phẩm dễ tiếp cận hơn cho KH của họ với chi phí thấp hơn. Hơn nữa, các tổ chức tài chính này cũng góp phần làm giảm lượng thanh toán tiền mặt trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ số đã giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời trong phân khúc bán lẻ lên tới 45% (ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017). Các ngân hàng Việt Nam phải thực hiện các bước trong việc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin toàn diện trước khi các ngân hàng nước ngoài xâm nhập và dần chiếm được thị phần. Xu hướng cạnh tranh này đã và sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội mới cho ngành ngân hàng tại Việt Nam. Dự báo trong năm 2020, khoảng 40% giao dịch ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua mạng và thiết bị di động và khoảng hai phần ba hoạt động ngân hàng sẽ được hệ thống CNTT thực hiện.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự phát triển của NHS và ngành ngân hàng Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Khi thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng đang giảm, việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ số là cần thiết để tăng tỷ lệ dịch vụ dựa trên phí trong tổng thu nhập. Dịch vụ NHS, ngân hàng điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng để giúp KH có những trải nghiệm mới với thời gian giao dịch được rút ngắn trong khi các ngân hàng được tăng cường năng lực hoạt động, giảm chi phí và cải thiện khả năng cạnh tranh.

Trên thế giới, NHS cũng đang phát triển từng ngày với nhiều xu hướng khác nhau: xây dựng các mô hình lấy KH làm trung tâm; tối ưu hóa hệ thống phân phối;

39

đơn giản hóa mô hình kinh doanh; tạo lợi thế cạnh tranh về thông tin KH; khả năng đột phá; quản lý rủi ro chủ động, quản lý vốn và quản lý thay đổi quy định. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, các NHTM tại Việt Nam không thể "chạy" chậm trong cuộc đua này.

2.1.1.2. Tiềm năng của ngân hàng số (1) Tiềm năng do dân số

Theo báo cáo của We are social (2019), dân số Việt Nam đạt trên 96,96 triệu dân, trong đó cơ cấu dân số từ 15 - 45 tuổi chiếm 72,9%, đây là cơ cấu dân số vàng ở độ tuổi thành thạo kỹ thuật cho nên dễ tiếp cận tới công nghệ cao và đòi hỏi hệ thống NHTM cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian và đảm bảo tính an toàn, bảo mật về thông tin của khách hàng. Theo diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam (2019) cho biết số lượng người sử dụng ngân hàng số tăng gấp 4 lần chỉ sau 2 năm. Dịch vụ ngân hàng số dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ với thế hệ Z- những người yêu thích công nghệ, và đây là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng số tại Việt Nam. Chính vì thế, yếu tố dân số được xem là một tiềm năng lớn khi phát triển ngân hàng số.

(2) Tiềm tăng do internet

Internet đóng vai trò quan trong trong việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam. Bởi vì, nếu không có sự xuất hiện của internet thì sự ra đời của ngân hàng số trở nên vô nghĩa. Trong những năm gần đây, internet được phát triển mạnh mẽ, cụ thể:

40

Hình 2.1: Số người dùng internet tại Việt Nam từ 2015 đến 2019

Đơn vị: Triệu người

Nguồn: We are Social Theo thống kê của We are Social tại thời điểm năm 2017, Việt Nam có 51,2 triệu người dùng internet chiếm tới 50% dân số. Đến năm 2018 có 64 triệu người dùng internet chiếm tới 64% dân số, tăng 12,8 triệu người tương ứng với tỷ lệ tăng 25% so với năm 2017. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất về người sử dụng internet trong các năm trở lại đây. Đến năm 2019 có 68,17 triệu người chiếm 70% tổng dân số sử dụng internet, tăng 4,17 triệu người tương ứng với mức tăng là 6.5% so với năm 2018. Sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà đặc biệt là việc sử dụng internet trong những năm gần đây là một tiềm năng lớn cho sự trỗi dậy của các NHS trong tương lai.

(3) Tiềm năng do phương tiện kết nối internet

Phương tiện kết nối internet trở thành một công cụ hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số, nếu như không có sự xuất hiện của các công cụ vật lý thì ngân hàng số sẽ khó có thể tồn tại. Dưới sự phát triển của các công ty fintech đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm hay là các phương tiện kết nối internet như là: điện thoại di động, máy tính bàn, laptop, Ipad,…

44.3

48.2 51.2

64

68.17

0 10 20 30 40 50 60 70 80

2015 2016 2017 2018 2019

41

Hình 2.2: Số điện thoại thông minh sử dụng ở Việt Nam từ 2015 - 2019 Đơn vị: triệu người dùng

Nguồn: We are Social Theo thống kê của We are Social tại thời điểm năm 2017, Việt Nam có 35 triệu người dùng mạng xã hội (trong đó 28,77 triệu người dùng điện thoại thông minh) với 143 triệu điện thoại (chiếm 152% dân số), 46% có máy tính và 12% có máy tính bảng. Năm 2018, số người sử dụng điện thoại thông minh là 58,32 triệu người dùng tăng thêm 29,55 triệu người dùng tương ứng với tỷ lệ tăng 103% so với năm 2017. Năm 2019, số người dùng điện thoại thông minh tăng đột biến lên tới 145,8 triệu người dùng với mức tăng là 87,48 triệu người dung tương ứng với tỷ lệ tang 150% so với năm 2018. Ta thấy, quy mô thị trường điện tử của Viêt Nam rộng lớn, với tỷ lệ khách hàng sử dụng điện thoại thông minh cao là thị trường tiềm năng lớn cho lĩnh vực ngân hàng số.

(4) Tiềm năng từ thanh toán điện tử

Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh toán (2020) tại Việt Nam đã có 78 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 49 ngân hàng cho phép người sử dụng thanh toán trên điên thoại di động và có 34 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

20.69 24.48 28.77

58.32

145.8

0 20 40 60 80 100 120 140 160

2015 2016 2017 2018 2019

42

122.5

148.1

182.5

94.5

122.7

242.7

134

178.3

295.6

0 50 100 150 200 250 300 350

2017 2018 2019

Qua ví điện tử Qua di động Qua Internet

Hình 2.3: Số lượng thanh toán qua các kênh điện tử năm 2019 Đơn vị: Triệu giao dịch

Nguồn: số liệu thống kê của Vụ Thanh Toán Số lượng thanh toán qua các kênh điện tử tăng đáng kể, đặc biệt năm 2019, số lượng giao dịch qua điện thoại di động tăng 97,75%, giá trị giao dịch tăng 232,3%

so với năm 2018. Cho thấy công nghệ càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng thay đổi theo. Thanh toán qua internet cũng có tăng với số lượng giao dịch tăng 65,81%, giá trị giao dịch là 13,46% so với năm 2018. Thanh toán qua ví điện tử tăng với số lượng giao dịch 23,23% và gái trị giao dịch là 17,63%.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng ngân hàng số tại Việt Nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)