Các chi tiêu đánh giá mỏ rộng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 26 - 31)

* Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tong dư nợ.

Công thức :

Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có Dư nợ có tài sản bảo đảm

, = --- xl00%

TSBĐ trên tông dư nợ Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này có ý nghĩa nói lên có bao nhiêu % dư nợ của tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì khi đó khoản vay sẽ được bảo đảm an toàn hơn. Thường tỷ lệ này trong khoảng 60% đến 80% là tốt. Các ngân hàng luôn muốn tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ cao vì tỷ lệ này càng cao thì càng bảo đảm khoản vốn mà ngân hàng đã cho vay sẽ thu hồi được nhiều nhất, giảm tỷ lệ rủi ro xuống mức thấp nhất.

Tuy nhiên, với tình hình phát triển nền kinh tế của đất nước như hiện nay thì không phải lúc nào tỷ lệ này cao cũng là tốt. Vì nó sẽ hạn chế khả năng kinh doanh của ngân hàng, đánh mất những khách hàng tiềm năng. Đây chính là trở ngại lớn của các ngân hàng có chính sách kinh doanh thận trọng.

Tỷ lệ này cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào tổng dư nợ có tài sản bảo đảm,nếu tổng dư nợ có TSBĐ cao thì tỷ lệ này sẽ cao và nsược lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố như: chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ, lĩnh vực ưu tiên của ngân hàng trong từng thời kỳ, cơ cấu cho vay trong sản xuất hay trong

H Ọ C V IỆ N NGÀN HÀNG TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƯ VIỆN S ố :...u / -...Ỉ&SỈ....

tiêu dùng..., quy định của Chính phủ và của NHNN.

* Chỉ tiêu sổ món vay có tài sản bảo đảm trên tổng sổ món vay Công thức:

Chỉ tiêu số món vay có số món vay có TSBĐ

= _____ “ _____ ________________ X 100%

TSBĐ trên tổng số món vay Tổng sổ món vay

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số món cho vay của ngân hàng thì có bao nhiêu món cho vay có TSBĐ. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ sự thận trọng trong cho vay của ngân hàng khi yêu cầu các khoản cho vay phải có TSBĐ đi kèm.

Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ là khách hàng có độ uy tín cao dẫn đến ngân hàng có thể cho vay mà không cần có TSBĐ.

* Chi tiêu tăng trưởng dư nợ có tài sản bảo đảm qua các năm Công thức:

Dư nợ có TSBĐ (năm sau) - Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ Dư nợ có TSBĐ (năm trước)

= _______________ X 100%

có TSBĐ qua các năm

Dư nợ có TSBĐ (năm trước)

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, mở rộng hoạt động cho vay có TSBĐ của ngân hàng năm sau so với năm trước; từ đó thấy được xu hướng cho vay có TSBĐ của ngân hàng. Chỉ tiêu càng tăng dần qua các năm chứng tỏ ngân hàng thận trọng hơn với các khoản vay của mình và quan tâm nhiều hơn đến TSBĐ là một trong những biện pháp giảm nguy cơ mất vốn cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ.

* Chỉ tiêu vê tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay có tài sản bảo đảm so với tông dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm.

Công thức:

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay có TSBĐ so với tổng =

dư nợ cho vay có TSBĐ

Dư nợ quá hạn cho vay có TSBĐ

xl00%

Tổng dư nợ cho vay có TSBĐ

Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu % nợ quá hạn có TSBĐ so với tống dư nợ cho vay có TSBĐ. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt.

Mỗi NHTM đều có những chính sách kinh doanh riêng của mình tuy nhiên họ đều có điểm chung là không muốn có nợ quá hạn đổi với khoản cho vay của mình. Đổi với khoản cho vay có tài sản bảo đảm mà vẫn có nợ quá hạn điều đó chứng tỏ rằng ngân hàng đã sử dụng TSBĐ làm nguồn thu nợ thứ hai, song vẫn chưa thu hồi được hết nợ và tình hình tài chính của khách hàng đi vay đang gặp khó khăn. Từ việc chỉ tiêu này cao hay thấp mà ngân hàng có thể tự điều chỉnh chính sách cho vay cho phù hợp đồng thời đưa ra những quyết định xử lý đổi với phần nợ quá hạn.

Chỉ tiêu mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm. còn tuỳ thuộc vào loại tài sản bảo đảm thuộc tài sản nào sẽ có mức cho vay tương ứng. Nhưng thông thường, mức cho vay của các NHTM tối đa là 70% giá trị TSBĐ.

* Chỉ tiêu phản ảnh sự tăng trưởng về doanh so cho vay có TSBĐ Công thức:

Giả trị tăng trưởng doanh sổ cho vay có TSBĐ tuyệt đối— Tổng doanh sổ cho vay có TSBĐ năm (t) - Tổng doanh số cho vav có TSBĐ năm (t-1)

Đây là chỉ tiêu tuyệt đổi phản ánh quy mô cho vay có TSBĐ đối với nền kinh tế của chi nhánh NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hoạt động cho vay có TSBĐ qua các nãm. Khi so sánh chỉ tiêu này qua các thời kỳ ta sẽ thây được phần nào xu thế của hoạt động cho vay có TSBĐ. Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay có TSBĐ năm (t) tăng so với năm (t-1) là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên tức là số tiền NHTM đã cho vay có TSBĐ qua các năm đã tăng lên và đồng nghĩa với việc cho vay có TSBĐ đang được mở rộng.

* Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tương đổi:

Công thức:

Chỉ tiêu tăng trưởng Giá tri tăng trưởng doanh số tuyệt đối

= ---7--- --- X 100%

doanh số tương đổi Doanh số cho vay có TSBĐ năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết trong năm (t), doanh số cho vay có TSBĐ tăng bao

nhiêu % so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này càng cao thì nó càng thể hiện tốc độ tăng doanh số cho vay có TSBĐ càng nhanh, hay chính là hoạt động cho vay có TSBĐ đang được ngân hàng chủ trọng mở rộng. Chỉ tiêu này thường được xem xét cùng với chỉ tiêu giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối đảm bảo cho hoạt động cho vay có TSBĐ của chi nhánh NHTM tăng về cả giá trị và quy mô so với năm trước.

1.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu đinh tính

Thứ nhát, nhóm chỉ tiêu thuộc về ngân hàng bao gồm: Trình độ cán bộ tín dụng, công tác giám sát khách hàng, uy tín thương hiệu của ngân hàng và một số công tác khác.

* Trình độ cản bộ tín dụng

Trình độ cán bộ tín dụng thể hiện ở việc thẩm định và đánh giá tài sản bảo đảm, phân tích và dự báo được biến động giá trị của TSBĐ; đến việc lập và tiến hành các giao dịch bảo đảm, thực hiện công chứng và đăne ký eiao dịch bảo đảm để bảo đảm nợ vay, định kỳ tái thẩm định TSBĐ, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để bảo đảm an toàn tín dụng. Tất cả các quy trình này chỉ cần cán bộ tín dụng mắc sai sót ở một khâu nào đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến khoản cho vay với khách hàng, mức độ cho vay là mở rộng hay thu hẹp khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Ngoài ra cán bộ tín dụng phải có đạo đức, nhạy bén trong phân tích sự việc đê thâm định được chính xác, họp lệ và khách quan; phải có kiên thức chuvên môn, nghiệp vụ, nắm vững và vận dụng tốt các quy định của nhà nước và của ngân hàng để đánh giá chính xác, kịp thời tính pháp lý, giá trị, tính chuyển nhượng, các yếu tố ảnh hưởng của tài sản được thẩm định. Ngày nay ở trong các ngân hàng thì vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

* Công tác giám sát khách hàng

Giám sát khách hàng thể hiện ở chỗ cán bộ ngân hàng thường xuyên phải xuông đơn vị đê năm được hoạt động của khách hàng thay vì chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính khách hàng đưa cho. Giám sát khách hàng giúp cho ngân hàng sớm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn của khách hàng để có các phương án giải quyết, có nên

mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay đối với khách hàng.

Uy tín, thương hiệu của ngân hàng

Uy tín, thương hiệu của ngân hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay có TSBĐ do những ngân hàng có uy tín, thương hiệu thì sẽ được nhiều khách hàng biết đến, khách hàng sẽ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng; ngân hàng huy động được vốn nhiều hơn, giúp ngân hàng có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, tăng hoạt động cho vay có TSBĐ.

* Một so công tác khác.

Một số công tác khác như công tác định giá TSBĐ, công tác quản lý TSBĐ vì trong quá trình quản lý TSBĐ những tài sản như máy móc, thiết bị...thường bị hao mòn theo thời gian vì vậy cần phải bảo quản tốt các TSBĐ để tránh những rủi ro không đáng có cho ngân hàng trong các trường họp khách hàng không có khả năng trả được nợ và phải xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ hai, nhóm chỉ tiêu thuộc về khách hàng bao gồm: Đạo đức, uy tín của khách hàng vay von và tình hình tài chính của khách hàng.

* Đạo đức, uy tín của khách hàng vay vốn.

Đạo đức, uy tín của khách hàng thể hiện ở việc trong quá khứ. khách hàng đã hoàn thành tổt các nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, không có nợ quá hạn. Bên cạnh đó, vị trí của khách hàng trên thị trường và mối quan hệ của khách hàng với bạn hàng cũng đánh giá được uy tín và đạo đức của khách hàng từ đó giúp cho ngân hàng có thể đưa ra được các quyết định có nên mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay đối với khách hàng vì uy tín của khách hàng tốt thì tài sản bảo đảm mà khách hàng đưa ra để bảo đảm cho món vay cũng được an toàn hơn. Ngoài ra, uy tín của khách hàng cao cũng giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng, tránh rủi ro cho ngân hàng.

*Tài chỉnh của khách hàng

Tình hình tài chính của khách hàng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá đểnviệc ngân hàng có nên mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không tốt, phương

án kinh doanh không khả thi, không có hiệu quả dù cho khách hàng có ý thức trả nợ cho ngân hàng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng khiến ngân hàng phải xem xét có nên mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)