Kiến nghị vói Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 100 - 103)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN

3.3. MỘT SÓ KIÉN NGHỊ KHÁC

3.3.3. Kiến nghị vói Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh. Giám sát trên các mặt:

- Tuân thủ quy định của NHNN và quy định của toàn hệ thống - Tối thiểu hóa rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

- Quản lý, lưu trữ và công tác xử lý TSBĐ - Hiệu quả của hoạt động bảo đảm

Thứ ba. chi nhánh nên xem xét lại các chiến lược tín dụng, xem xét các quy định liên quan đến bảo đảm tín dụng để tìm ra những điểm còn bất cập và đề xuất thay đổi với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan. Ngoài ra cần hoàn thiện quy trình bảo đảm tiền vay sao cho thống nhất với các chi nhánh khác trong hệ thống.

Thử tư, nâng cao trách nhiệm của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ nhân viên, phát triển trình độ nguồn nhân lực bằng các chương trình đào tạo ngắn, trung và dài hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng nên tập họp ý kiến, nguyện vọng của cán bộ nhân viên ngân hàng để kịp thời giải đáp và đáp ứng tránh những suy nghĩ tiêu cực về đạo đức có thê xảy ra. Mặt khác tổ chức giao lưu học hỏi giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau.

Cuối cùng, NHNo&PTNT nên hiện đại hóa quy trình làm việc, đầu tư hơn nữa vào công nghệ thông tin và quy trình quản lý thông tin sao cho đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ tín dụng, cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về diễn biến

thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, và biến đông vĩ mô khác nhằm nâng cao năng lực dự báo và có biện pháp thích ứng kịp thời với những biến động đó.

Như vạy, nâng cao chât lượng bảo đảm tín dụng là vấn đề quan trọng trong thời diêm hiện tại. Những giải pháp nêu trên cần phải được thực hiện đồng bộ giữa Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan liên quan. Hơn nữa phai thực hiện nhiêu biện pháp linh hoạt khác nhau tùy vào những thay đổi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và thay đổi trên thị trường tài chính.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu ra những định hướng hoạt động, những biện pháp và kiến nghị hướng tới mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm của chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng dựa trên phân tích lý thuyết, đánh giá chủ quan thực trạng ngân hàng. Việc bảo đảm tiền vay luôn là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng nói riêng. Sự kêt họp giữa các cơ quan ban ngành, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chi nhánh sẽ giúp cho hoạt động tín dụng đặc biệt là việc mở rộng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm của ngân hàng được tốt hơn, góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng; nhăm tạo thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình phát triển và hội nhập.

Bảo đảm tiền vay thực sự là rất quan trọng với chi nhánh Nghĩa Hưng trong thời điểm hiện nay, do tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng có tính đặc thù riêng, phân lớn là sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp có xu hướng tăng lên- tuy nhiên địa bàn kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa có ngành kinh tế mũi nhọn có tính đột phá. Hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục có sự phát triển ổn định. Nợ xấu được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, mặt bằng lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh giảm bớt gánh nặng về chi phí góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế mở rộng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm tại chi nhánh Nghĩa Hưng la hoan toàn họp lý, phù họp với địa bàn kinh tế của huyện

KÉT LUẬN

Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế mang tầm quan trọng như hệ thống mạch máu trong cơ thể. Do đó một nền kinh tế phát triển khi và chỉ khi có một thị trường tài chính nói chung và một hệ thống ngân hàng nói riêng hoạt động vững mạnh. Xác định được tầm quan trọng của mình, các ngân hàng luôn coi tiêu chí chất lượng và an toàn là phương châm hoạt động tốt nhất. Vì vậy khoản mục tài sản bảo đảm luôn được các ngân hàng coi trọng. Trong quá trình tìm hiểu về Chi nhánh Agribank Nghĩa Hưng, em nhận thấy Chi nhánh đã rất chú ý tới vấn đề trên, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số vướng mắc nhất định. Đặc biệt tại địa bàn huyện Nghĩa Hưng có tính đặc thù riêng khi nền kinh tế của địa phương chưa thực sự phát triển, các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các hộ sản xuất, cá nhân gắn với các làng nghề truyền thống như làng nghề đóng tàu, làng nghề làm chiếu và các ngành nghề khác như chăn nuôi, dệt thủ công, nuôi thủy hải sản...việc cho vay với các đối tượng này gặp nhiều khó khăn do uy tín và năng lực của khách hàng còn hạn chế. Việc cho vay có tài sản đảm bảo sẽ giúp cho chi nhánh tránh được khả năng mất vốn trong trường họp khách hàng không trả được nợ, giải quyết được bài toán mâu thuẫn giữa mở rộng cho vay và siết chặt tiền vay.

Trước tình trạng này đòi hỏi phải có một sự kết họp chặt chẽ giữa ngân hàng với khách hàng, cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhàm tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng trong quá trình hoạt động. Bài viết mới nêu lên được thực trạng những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và một sổ giải pháp chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng em rất mong sẽ đóng góp một phần nào trong việc giảm thiếu những rủi ro mà ngân hàng mắc phải trong hoạt động tín dụng. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)