CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM MỎ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH NGHĨA HƯNG
3.2.1. Đa dạng hóa các loại hình cho vay có tài sản bảo đảm
Thực tế với loại hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản, chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng mới chỉ tập trung chủ yếu vào hình thức cho vay thế chap gia tri quyen sư dụng đât, nhà cửa, vật kiên trúc; câm cô tài sản là sổ tiết kiệm, giay tơ co giá—là chủ yêu. Hiện nay danh mục tài sản bảo đảm thường giới hạn trong những tài sản thông dụng như: quyền sử dụng đất, nhà ở, sổ tiết kiệm trái phieu. o to, may móc thiêt bị, hàng hoá...Còn các loại tài sản khác như quyền sở
hữu công nghệ, phát minh sáng chế, hợp đồng bán hàng, các khoản phải thu, hợp đồng bảo hiểm, họp đồng nhận thầu....hầu như chưa xuất hiện hoặc có nhưng rất ít mặc dù đây là những loại tài sản rất có triển vọng trong tương lai.
Theo luật dân sự 2015 có đen 7 hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự là cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Chính vì vậy chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng cần đi sâu khai thác tiềm năng của các loại hình bảo đảm tín dụng mới để mở rộng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm của ngân hàng.
Việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng không những tạo sự thuận tiện cho việc bảo đảm và cấp tín dụng mà còn tăng tính chuyên nghiệp, tạo uy tín cho ngân hàng.
Chi nhánh Nghĩa Hưng cần thay đổi, đa dạng các hình thức bảo đảm, phát triển danh mục các tài sản nhận bảo đảm có giá trị, có tính thanh khoản cao phù họp với quy định của pháp luậtđể mở rộng hoạt động tín dụng, nhất là hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm mà vẫn bảo đảm an toàn cho khoản vay cũng như bảo đảm thu hồi giá trị khoản vay.
Việc xây dựng khung tiêu chuẩn cho từng loại hình tài sản cũng là điều cần thiết nhàm tạo sự linh hoạt và thuận tiện cho nhiều đổi tượng khách hàng khác nhau.
Đe đa dạng hóa các loại hình tài sản như vậy cần xét đến ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường vĩ mô đến sự biến động về đặc tính cũng như giá trị từng loại tài sản.
Bên cạnh đó ngân hàng cần ban hành những quy định bắt buộc khách hàng phải cam kết duy trì được giá trị tài sản đã thế chấp tại ngân hàng. Khi nhận tài sản bảo đảm, ngân hàng phải thường xuyên xem xét, đánh giá tính họp pháp, họp lệ, tính thị trường của tài sản đó, cần có biện pháp đôn đốc, kiểm tra, giám sát bảo đảm rang khách hàng không có ý đồ xấu trong việc sử dụng và bảo quản tài sản như việc bán, thay thế phụ tùng, thiết bị làm giảm giá trị tài sản.
Chi nhánh tiếp tục tiếp cận thêm với các khách hàng mới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh có uy tín, dự án kinh doanh khả thi, rủi ro thấp, có những danh mục về tài sản bảo đảm đa dạng để giúp cho khách hàng có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Song đa dạng hóa các loại TSBĐ không đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi loại TSBĐ
mà cân tuân thủ đúng quy định của hệ thống cũng như việc cân nhắc các lợi ích và mục tiêu chung.
3.2.2. Chú trọng tính pháp lý trong hợp đồng ký kết vói khách hàng
Trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm chính là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Trong trường họp khách hàng không hoàn trả được nợ gôc và lãi khi đên hạn thì tài sản bảo đảm sẽ là chiếc phao cứu sinh cho ngân hàng. Chính vì thế tính pháp lý trong họp đồng mà ngân hàng ký kết với khách hàng về tài sản bảo đảm cực kỳ quan trọng.
Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hung bao gồm:
- Bộ luật dân sự số 91 /2015/QH13
-Luật các tô chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật sửa đổi bổ sung một sổ điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành - Luật nhà ở số 56/2005/QH11
- Nghị định sô 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm
- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đổi với khách hàng
- Các văn bản luật, thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan.
Mặt khác việc xây dựng chính sách, chiến lược về bảo đảm tín dụng phải dựa trên những quy định và luật pháp liên quan nhằm thực hiện đúng pháp luật và định hướng của NHNN.Vẩn đề bảo đảm tiền vay cũng rất cần phải có đủ các luật hay một luật chung mang tính chuyên ngành, có tính hệ thống để điều chỉnh nó nhằm tạo môi trường pháp lý cho hoạt động bảo đảm, phù họp với thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Trong các họp đồng ký kết với khách hàng ngoài việc áp dụng các văn bản, nghị định, thông tư trên thì chi nhánh Nghĩa Hung cũng nên xem xét, cân nhắc các điều khoản trong họp đồng cho phù họp với điều kiện và khả năng của hai bên.
Việc thoả thuận giá trị tài sản bảo đảm giữa ngân hàng và khách hàng cũng
nên phù hợp với thực tể tại thời điểm vay. Trong họp đồng tín dụng cũng nên nêu rõ và giải thích cho khách hàng hiểu về các quy định như quy định về việc nắm giữ tài sản, sử dụng tài sản, thanh lý tài sản cầm cổ, thế chấp để tránh xảy ra các tranh chấp và giảm được nguy cơ khách hàng lợi dụng các khe hở trong họp đồng tín dụng để trục lợi cho mình. Với những khoản vay quá hạn, khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng nên sớm đưa thị trường bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp; giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý được tài sản cầm cố, thế chấp. Mặc dù mục tiêu là mở rộng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm nhưng vấn đề an toàn và tính pháp lý trong các họp đồng tín dụng là điều ngân hàng phải quan tâm trước mắt.
3.2.3. Nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng
Có thể nói nhân lực là yếu tổ cốt lõi tạo nên sự thành bại trong mọi công việc; đặc biệt đối với ngành ngân hàng nơi có môi trường cạnh tranh thì các phẩm chất về đạo đức, trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụlà những nhân tố cơ bản cần thiết của một cán bộ ngân hàng. Với chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng thì việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là cán bộ tín dụng trong ngân hàng là hết sức quan trọng.
Chính vì vậy ngân hàng nên có những biện pháp như: tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng và cập nhật các quy định pháp luật, định hướng chỉ đạo từ NHNo hoặc Hội sở đến từng nhân viên trong ngân hàng; tổ chức họp, trao đổi thông tin, đúc rút kinh nghiệm Pong việc thực hiện các quy chế cho vay, bảo đảm tín dụng; tập họp các V kiến, nguyện vọng đội ngũ cán bộ để bảo đảm sự hài lòng Pong công việc; thường xuyên đánh giá lại việc bố trí cán bộ mà việc sắp xếp cán bộ phải hợp lý theo kinh nghiệm, năng lực và trình độ. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng chính sách khen thưởng họp lý để kích thích tạo động lực cho cán bộ tín dụng nhiệt huyết với công việc.
3.2.4. Nâng cao chất lượng thắm định tài sản
Với chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng, việc nâng cao chất lượng thẩm định tài sản cũng như đánh giá, phân tích, đánh giá khách hàng vay vốnlà cơ sở mấu chốt cho việc ra quyết định cho vay và các quyết định liên quan. Việc phân tích khách hàng vay vốn bao gồm phân tích chủ yếu về tư cách đạo đức, tư cách pháp lý
với doanh nghiệp và phân tích năng lực tài chính của khách hàng đó nhằm bảo đảm khả năng sử dụng cũng như hoàn trả vốn, đánh giá mức độ rủi ro.
Với các tài sản quen thuộc như bất động sản, công trình xây dựng, giấy tờ có giá.. .thì ngân hàng cần tăng cường chất lượng thẩm định bằng cách hoàn thiện và phát triên những chỉ tiêu đánh giá tài sản phù họp từng thời kỳ và sự biến động giá trị tài sản trong suôt thời hạn khoản vay. Bèn cạnh đó, chi nhánh Nghĩa Hưng cũng cần cập nhật thường xuyên thông tin thị trường, những quy định mới nhất để xác định giá trị tài sản bảo đảm một cách chính xác, minh bạch. Để chắc chắn TSBĐ được đánh giá chính xác về đặc tính cũng như giá trị, chi nhánh cần đưa ra những tiêu thức quy định cụ thể vê việc định giá TSBĐ. Những tiêu thức này cần được xây dựng có cơ sở pháp lý, có căn cứ khoa học. Mặt khác cần dựa trên kinh nshiệm tích lũy trong hoạt động định giá tài sản của chi nhánh để TSBĐ được định giá họp lý nhất.
Với những tài sản có độ phức tạp chuyên môn cao, giá trị khó dự đoán và biến động mạnh trên thị trường, chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng cần liên kết và nhận hô trợ từ các tô chức định giá chuyên nghiệp. Bên cạnh đó việc hoàn thiện quy trình, văn bản, thủ tục định giá là vấn đề vô cùng quan trọng, vì nó tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý bù đắp nợ khó đòi của ngân hàng. Biên bản thông thườns cần có đầy đủ các giấy tờ về tài sản, quy định về trách nhiệm nắm giữ, xử lý tài sản. Các hình thức định giá chủ yếu là định giá theo giá thị trường, so sánh, đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, ví dụ như việc định giá bất động sản, chi nhánh dựa trên việc cân đối giá trị thị trường và giá trị đất theo khung giá đất của Nhà nước. Để có thể đạt kết quả chính xác nhất thì cần kết họp nhiều phương pháp khác nhau. Thêm nữa việc định giá tài sản bảo đảm phải có sự phê duyệt chéo và tư vấn của bên thứ ba nhằm tránh việc cố ý thông đồng của cán bộ tín dụng với khách hàng để làm khống giá trị TSBĐ.
Ngoài ra việc hoàn thiện quy trình trên cần được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có năng lực, kinh nghiệm và được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin cập nhật, đầy đủ, chính xác. Định giá chính xác tài sản bảo đảm sẽ giúp ngân hàng ra quyết định cho vay đúng đắn, vừa tạo dựng mối quan hệ an toàn giữa ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng nên áp dụng các biện pháp như: bố trí những cán bộ có trình độ kinh
nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức những buổi thảo luận, những khóa học về thẩm định dự án để cập nhập thông tin, cách thức thẩm định. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần thẩm định trước, trong và sau khi cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án, phương án kinh doanh. Thực hiện thâm định như vậy là một biện pháp để ngăn chặn và phát hiện kịp thời các sai sót trong cho vay.
3.2.5. Tô chức đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm một cách thường xuyên Khi thẩm định xem xét cho vay, về nguyên tắc, các ngân hàng đều phải thâm định, đánh giá đây đủ các yếu tố chủ quan, nội tại của khách hàng như: năng lực pháp luật, năng lực hành vi, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả sinh lời, đánh giá tính ôn định cũng như dự lường các rủi ro từ thị trường đầu vào, đầu ra của phương án vay; thẩm định và kiểm soát được dòng tiền tính toán và dự báo được nguồn trả nợ, dòng tiền thu hồi để trả nợ... Khi xác định và yên tâm rằng khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện cần trên thì đã có thể xem xét cấp tín dụng. Còn biện pháp kiểm soát và tài sản bảo đảm là điều kiện bổ sung.
Xuất phát từ các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy nênviệc đánh giá đúng dẩn giá trị của tài sản bảo đảm và đánh giá giá trị TSBĐ một cách thường xuyên là vô cùng quan trọng. Giá trị của tài sản bảo đảm có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn của khoản vay vì tài sản trong quá trình sử dụng phải chịu tác đọng của nhiêu yêu tô như môi trường, mức biên động giá cả trên thị trường và hao mòn. Chính vì vậy, chi nhánh Nghĩa Hưng cần thường xuvên thu thập thông tin giá cả của các tài sản tương đương trên thị trường, xác định mức khấu hao họp lý cho mỗi tài sản. Trong quá trình đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, nếu như giá trị của nó hao hụt nhanh, không thể bù đẳp giátrị của các khoản vay thì ngân hàng có thểgiảm giá trị các khoan vay hoặc yêu câu khách hàng bô sung thêm tài sản bảo đảm và phải lập quỹ dự phòng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.