ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH NGHĨA HƯNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 85 - 90)

2.4.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Nghĩa Hung

Trong giai đoạn 2014 đến 2018 chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng nhìn chung đã đạt được các mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Riêng đối với hoạt động cho vay, chi nhánh đã sử dụng các tiêu chuẩn tốt để xây dựng quy trình bảo đảm tín dụng, định hướng bảo đảm tín dụng họp lý, tôn trọng những quy định và định hướng của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và các quy định trong cho vay của hệ thống

NHNo&PTNT Việt Nam.

Đối với hoạt động cho vay có TSBĐ, chi nhánh đã đạt được một số thành tựu như sau:

v ề doanh số cho vay có TSBĐ:từ năm 2014 đến năm 2018, NHNo&PTNT chi nhánh Nghĩa Hưng luôn có doanh số cho vay có TSBĐ liên tục tăng, từ mức 452.780 triệu đồng vào năm 2014 lèn mức 765.686 triệu đồng năm 2018, tỷ lệ cho vay có TSBĐ so với tổng doanh số cho vay luôn đạt trên 70%. Như thế có thể nói, hoạt động cho vay có TSBĐ luôn được chi nhánh Nghĩa Hưng tập trung và chú trọng.

v ề tăng cường vận dụng các nguồn lực để mở rộng hoạt động cho vay cho vay có TSBĐ: chi nhánh đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn về tín dụng để xây dựng quy trình tín dụng hiệu quả, nhanh gọn, giúp rút ngấn thời gian hoàn thiện hồ sơ tín dụng, qua đó giảm thời gian cấp tín dụng cho khách hàng mà vẫn bảo đảm được các yếu tố cần thiết về an toàn cho vay.

v ề xây dựng chính sách cho vay có TSBĐ nói riêng: Chi nhánh Nghĩa Hưng cũng đã xây dựng được danh mục tài sản bảo đảm, có được quy trình bảo đảm tín dụng họp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận khoản vay.

v ề chất lượng của những khoản vay, có thể nói Agribank chi nhánh Nghĩa Hưng đã có nhiều thành tựu đáng kể trong việc mở rộng hoạt động cho vay có TSBĐ bên cạnh việc kiểm soát rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm và bản thân chi nhánh cũng đang tích cực xử lý các khoản nợ, cho thấy tại Agribank - chi nhánh Nghĩa Hưng việc tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với các biện pháp bảo đảm an toàn khoản vay.

Chi nhánh Nghĩa Hưng đã triển khai thác thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cũng như áp dụng các biện pháp bổ sung trong công tác bảo đảm tín dụng cho phù họp với tình hình thực tế khách hàng và khoản vay để phát huy tối đa hiệu quả công tác bảo đảm tín dụng. Các khoản vay đều được giám sát chặt chẽ từ trước, trong và sau khi giải ngân. Thêm vào đó là việc quy định, giám sát TSBĐ được thực hiện nghiêm ngặt bởi các cán bộ có kinh nghiệm tín dụng dày dặn đã giúp tăng tính hiệu quả của khoản vay có TSBĐ.

Do những điều kiện khó khăn của nền kinh tế nói chung cũng như ngành nông nghiệp nói riêng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh Nghĩa Hưng, hoạt động huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn; là đơn vị có dư nợ cho vay cao nhưng nguồn vốn huy động tại huyện Nghĩa Hưng còn thấp, chi nhánh vẫn còn phải sử dụng nguồn vốn đi vay của Ngân hàng cấp trên nên chi phí vốn cao và thiểu chủ động. Hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm có xu hướng tăng để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Chi nhánh Nghĩa Hưng đã có những thay đổi thích hợp trong công tác bảo đảm tín dụng để phù họp với những biến động kinh tế trong thời gian vừa qua góp phần mở rộng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm. Hơn nữa việc chú trọng hơn trong công tác phân tích và thẩm định tín dụng cũng góp phần làm cho hoạt động cho vay có TSBĐ nâng cao được chất lượng, tăng số lượng và mở rộng được các khoản vay có tài sản bảo đảm.

2.4.2. Một số hạn chế trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Nghĩa Hưng

Hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm trong giai đoạn 2014- 2018 của chi nhánh Nghĩa Hưng mặc dù đã đạt được một sổ thành tích nhất định như đạt được chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra, mở rộng, thu hút thêm được một lượng khách hàng nhất định tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động cho vay này. Đó là việc nhận tài sản bảo đảm cũng gặp không ít khó khăn như việc khó thanh lý các tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, chi phí lưu kho, bảo quản hàng tồn kho...

Giá trị của tài sản được xử lý đôi khi chênh lệch nhiều so với giá trị đánh giá ban đầu dẫn đến tình trạng khoản nợ mất vốn không được bù đắp họp lý. Nguyên nhân một phần do quá trình bảo quản tài sản và theo dõi tài sản thế chấp còn chưa được sát sao. Đôi khi có trường họp khách hàng sử dụng tài sản cầm cố vượt quá ngưỡng quy định nhưng không được phát hiện. Hay những trường họp tài sản được đem đi thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau, có những dấu hiệu, hành vi gian dối mà ngân hàng không phát hiện ra...

Việc thực hiện bảo đảm tín dụng của chi nhánh chủ yếu dựa vào quy định của NHNN, của hệ thong và theo kinh nghiệm từng thời kỳ. Việc tự chủ động đánh giá chi tiết công tác bảo đảm tín dụng còn chưa được thực hiện nhiều và chưa thực sự tốt. Nhiều khoản tín dụng xấu do việc thực hiện bảo đảm chưa tốt vẫn chưa được xử lý nghiêm. Công tác xử lý TSBĐ còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục.Nauyên nhân là do chưa phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro một cách tối ưu. Mặt khác hệ thống thông tin quản lý còn hạn chế, đặc biệt là thông tin khách hàng, những thône tin về việc sử dụng tài sản thế chấp còn chưa được cập nhật thường xuyên.

Một bộ phận nhỏ cán bộ còn chưa chủ động kiểm tra, đánh giá, phân loại các tài sản nhận bảo đảm, còn bị động khi chỉ nhận thông tin một chiều từ phía khách hàng vay vốn mà không tích cực chủ động kiểm tra. Mặc dù khoản vay được đánh giá, tiếp nhận qua nhiều cấp từ tiếp nhận hồ so đến thẩm định, phê duyệt, giải ngân...nhưng vẫn có một bộ phận nhỏ thiếu trách nhiệm trong công viêc,còn ỷ lại cho lãnh đạo cấp trên. Như vậy rất cần chi nhánh có biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm, năng lực của đội ngũ nhân viên, có như vậy chi nhánh mới hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó vẫn có những hạn chế như danh mục tài sản nhận bảo đảm của chi nhánh chưa thực sự đa dạng để hấp dẫn khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng được tiếp cận các khoản vay. Nếu tăng được danh mục các tài sản bảo đảm sẽ giúp cho chi nhánh Nghĩa Hưng mở rộng tốt hơn hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản của mình trong thời gian sắp tới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Như vậy qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm của chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng có thể thấy được bên cạnh những thành tích, nồ lực của chi nhánh trong giai đoạn 2014- 2018 thì vẫn còn những khó khăn, thiếu sót gây ảnh hưởng, cản trở đển hoạt động tín dụng.

Chưong 2 đã đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động của chi nhánh và đi sâu vào hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm; sự suy giảm do bổi cảnh chung của nền kinh tế và những bất cập trong nội tại của ngân hàng. Chính những tồn tại này cân được xem xét một cách nghiêm túc đê có thể đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục điều này, góp phần giúp cho chi nhánh ổn định và mở rộng đươc hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm trong thời gian tới, thực hiện được kế hoạch đặt ra.Các giải pháp cụ thể và đề xuất một số kiến nghị nhàm mở rộne hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm của chi nhánh Nghĩa Hưng sẽ được đề cập ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)