Phưong pháp điều tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 78 - 82)

2.3. ĐIỀU TRA THỤC TRẠNG CHO VAY CỎ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.1. Phưong pháp điều tra

Đe điều tra thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Nghĩa Hưng, bài viết có kết họp cả hai phưong pháp là phỏng vấn trực tiếp

và dùng bảng hỏi.

2.3.1.1. Phỏng vấn trực tiếp

Để làm rõ thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT - chi nhánh Nghĩa Hung, việc thu thập nhận định, đánh giá của Ban giám đốc chi nhánh là điều cần thiết; kết quả phỏng vấn sẽ phác họa định hướng và chính sách cho vay nói chung và cho vay có TSBĐ nói riêng tại chi nhánh. Hiện nay, cho vay có TSBĐ tại chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng có khá nhiều điểm thuận lợi như Agribank vốn là thương hiệu có nhiều mạng lưới, phòng giao dịch, nhiều nhân sự nhất trong hệ thống ngân hàng, tại địa bàn Nghĩa Hưng cũng vậy. Qua một thời gian tìm hiểu tại chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng và được lắng nghe ý kiến của các chuyên gia là giám đốc, phó giám đốc ngân hàng; có thể thấy được với chi nhánh Nghĩa Hưng luôn tập trung đưa nguồn vốn tín dụng đến với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, phát triển ổn định, đồng thời góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Đối với việc điều tra hoạt động cho vay có TSBĐ của chi nhánh qua phương pháp phỏng vẩn trực tiếp, có hai nhóm người cần điều tra. bao gồm: Ban giám đốc và cán bộ tín dụng.

Ban giám đốc là nhóm những người ra quyết định cho vay vốn đối với khách hàng. Ban giám đốc là những người nắm rõ về tình hình kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay có TSBĐ nói riêng tại chi nhánh. Bởi chính họ là những người ra quyết định cho vay, “khẩu vị cho vay” xuất phát từ chính những nhận định chủ quan của Ban giám đốc, họ sẽ quyết định việc cho vay có sử dụng TSBĐ để vay hay không sử dụng TSBĐ? Tỷ lệ TSBĐ như thế nào để bảo đảm các yêu cầu về dự phòng rủi ro? Loại tài sản nào được chấp nhận để mang ra thế chấp?

Đổi với những khách hàng có nhu cầu vay tín chấp (không sử dụng TSBĐ), có nên hướng khách hàng sang phương án vay có TSBĐ hay không? Việc này có làm chấm dứt quyết định vay vốn tại chi nhánh hay không? Bởi điều này ảnh hưởng đến kết quả cho vay nói chung tại chi nhánh Nghĩa Hưng.

Cán bộ tín dụng là nhóm những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, có nhiệm vụ thu thập thông tin các loại hồ sơ pháp lý, hồ sơ TSBĐ, hồ sơ tài chính và đề xuất cho vay đối với các hồ sơ tín dụng. Một đặc điểm khác có liên quan đến việc cho vay có TSBĐ đó là: các cán bộ tín dụng thường có xu hướng ưu tiên các đề nghị vay vốn của các khách hàng có dùng TSBĐ hơn, lý do là các khoản vay nàv thường có giá trị lớn hơn, dễ được cấp trên phê duyệt; nhờ vậy việc hoàn thành các KPIs kinh doanh của cán bộ tín dụng cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc tư vấn các gói vay đối với khách hàng do chính đội ngũ cán bộ tín dụng thực hiện, vì vậy việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tín dụng sẽ làm rõ được hành vi tư vấn về sản phẩm cho vay có dùng TSBĐ /không dùng TSBĐ, từ đó có thể nhận định chung về tình hình tỷ trọng cho vay có TSBĐ tại chi nhánh Nghĩa Hưng. Thêm vào đó, chính những cán bộ tín dụng là những người quản lý khoản vay của các khách hàng, họ là những người giám sát các khoản vay đó nên chất lượng của các khoản vay, các cán bộ tín dụng là người nẳm rõ nhất.

2.3.1.2. Bảng hỏi

Một nhân tố ảnh hưởng tới việc cho vay có TSBĐ hay không dùng TSBĐ chính là khách hàng, bởi tình hình tài chính và tài sản của mỗi khách hàng là khác nhau; do đó phương án vay vốn phù họp với từng đối tượng khách hàng cũng khác nhau. Việc sử dụng bảng hỏi để lấy kiến của chính những khách hàng đã và đang vay vốn có TSBĐ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng sẽ giúp chi nhánh thống kê và đánh giá được mức độ hài lòng và lý do khách hàng sử dụng phương án vay vốn có TSBĐ mà không lựa chọn phương án vay vốn không dùng TSBĐ. Kết quả điều tra khách hàng vay vốn sẽ giúp Ban giám đốc chi nhánh đưa ra được những giải pháp để khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong việc cho vay có TSBĐ nhằm giải quyết bài toán hướng đến việc cho vay có dùng TSBĐ của khách hàng nhiều hơn.

BẢNG HỞI LÁY PHIẾU Ỷ KIÉN CỦA KHÁCH HÀNG (về hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm tại Chi nhánh Nghĩa Hưng)

Câu hỏi Câu trả lòi

1. Anh chị có hài lòng về các sản phẩm, dịch vụ cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Nghĩa Hưng không?

A. Rất hài lòng

B. Hài lòng c . Chưa hài lòng

2. Đổi với các hình thức vay vốn tại chi nhánh, anh chị thích hình thức vay dùng tài sản bảo đảin hơn hay không dùng tài sản bảo đảm?

A. Hình thức dùng TSBĐ

B. Hình thức không dùng TSBĐ

c. Cả hai

3. Lý do anh chị thích hình thức dùng tài sản bảo đảm để vay vốn hơn là gì?

A.Lãi suất thấp hơn so với không dùng TSBĐ

B. Không đủ điều kiện vay không dùng TSBĐ

c. Lý do khác

4. Lý do anh chị thích hình thức cho vay không dùng tài sản bảo đảm đề vay vốn hơn là gì?

A.Tôi không có tài sản thế chấp

B. Tôi thấy tín chấp thì giải ngân nhanh hơn

c . Lý do khác

5. Theo anh chị, tỷ lệ vay vốn/giá trị tài sản bảo đảm hiện nay của chi nhánh Nghĩa Hưng có hợp lý không?

A. Họp lý B. Không họp lý

6. Nếu cùng mức lãi suất thì anh chị thích vay có tài sản bảo đảm hay không có tài sản bảo đảm hơn? Vì sao?

A. Vay có TSBĐ, vì tôi sẽ vay được nhiều hơn

B.Vay không dùng TSBĐ vì nhu cầu vốn tôi ít và giải ngân nhanh hơn

C.Còn tuỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nghĩa Hưng (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)