Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 73 - 78)

2.3. Đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Sự chênh lệch giữa số lượng sản phẩm huy động bán lẻ và tín dụng bán lẻ Mặc dù đã tập trung đa dạng hóa danh mục sản phẩm bán lẻ tuy nhiên tại ngân hàng vẫn có sự chênh lệch về 2 mảng là huy động và tín dụng. Số lượng sản phẩm huy động luôn chiếm tới 70% trong tổng số sản phẩm của dịch vụ bán lẻ và liên tiếp phát triển các sản phẩm cải tiến. Đối với mảng tín dụng mặc dù có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể và vẫn chủ yếu phát triển mảng vay truyền thống tại ngân hàng.

Chính vì thế chưa tạo ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác để đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng trên thị trường.

- Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp tuy nhiên chưa đồng đều về khu vực và chưa thể so sánh với các ngân hàng quốc doanh.

Phủ khắp 45 tỉnh thành với 314 chi nhánh tuy nhiên đa phần các chi nhánh, PGD tại ngân hàng chỉ tập trung tại miền Bắc và miền Nam với các tỉnh thành lớn như miền Bắc tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương… miền Nam có TPHCM, Bình Dương, Cần Thơ… Đối với các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ và các tỉnh khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên mạng lưới hệ thống còn khá thưa thớt.

Với số lượng chi nhánh là 314 còn rất thấp so với các ngân hàng quốc doanh trên thị trường ngân hàng. Cụ thể mạng lưới chi nhánh các NHTM trong toàn ngành năm 2018 (Chi tiết xem tại Phụ lục 02 khóa luận này)

Techcombank mới chỉ đứng ở vị trí thứ 8 trên biểu đồ thể hiện mạng lưới chi nhánh tại các ngân hàng. Ngân hàng đứng đầu vẫn là Agribank với hơn 2.200 điểm giao dịch trên khắp cả nước, con số này gấp đôi cả VietinBank lẫn BIDV. Đứng sau Agribank, LienVietPostBank là trường hợp khá đặc biệt trong top những ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất hiện nay. Trên thực tế, ngân hàng này chỉ có 72 chi nhánh và 260 phòng giao dịch ngân hàng, bằng quy mô ở những ngân hàng như SHB, MB… Tuy nhiên, ngân hàng hiện còn có thêm hơn 1.300 phòng giao dịch bưu điện.

Các ngân hàng có nhiều điểm giao dịch sau Agribank và Liên Việt lần lượt là Vietinbank, BIDV, Sacombank. Vietcombank tuy là 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất về

65

tổng tài sản, dư nợ cho vay nhưng lại có mạng lưới chỉ đứng thứ 6, ít hơn Sacombank khoảng 50 điểm giao dịch.

- Khó khăn trong việc cung cấp thông tin sản phẩm tới khách hàng

Đây không chỉ là điểm yếu của riêng Techcombank mà còn là của nhiều ngân hàng lớn khác trong hệ thống. Trong khi các ngân hàng nhỏ, kém lợi thế về quy mô và thi phần luôn chú trọng vào hoạt động markrting, quảng bá giới thiệu sản phẩm qua nhiều kênh thông tin như internet, truyền hình, báo chí, tham gia tài trợ cho các chương trình giải trí, các chiến dịch cộng đồng nhằm gia tăng hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng thì các ngân hàng top đầu như Techcombank lại ít hoặc đầu tư hoạt động marketing mang tính chất đơn thuần với tần suất nhỏ. Do đó thông tin về các sản phẩm dịch vụ của Techcombank chưa được biết đến rộng rãi, chưa tiếp cận được với nhiều đới tượng khách hàng. Từ đó khách hàng không nắm bắt được các thông tin về ngân hàng, làm giảm tỷ lệ sử dụng sản phẩm của khách hàng.

- Sự chênh lệch về cơ cấu huy động vốn và hoạt động tín dụng

Thu nhập mang lại từ hoạt động bán lẻ chủ yếu là sản phẩm tín dụng, cơ cấu cho vay tập trung chủ yếu là kỳ hạn ngắn và trung hạn. Sự chênh lệch về cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế hoặc theo mục đích sử dụng, trong khi KH chủ yếu tập trung tại các sản phẩm quen thuộc với bản thân mình. Đối với sản phẩm huy động vốn chủ yếu là sản phẩm ngắn và trung hạn gây khó khăn trong việc sử dụng nguồn tiền này vì nguồn vốn từ ngắn hạn thường kém ổn định.

- Chưa đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi sang công nghệ số và hợp tác công ty Fintech

Ngày càng có nhiều ngân hàng đã nhận thức đầy đủ và có kế hoạch đầu tư để chuyển đổi sang kỹ thuật số mạnh mẽ như Vietcombank, BIDV, TP Bank, VP Bank…

Tuy nhiên hiện nay Techcombank còn tương đối hạn chế trong việc hợp tác để đẩy mạnh sử dụng sản phẩm dịch vụ. Công nghệ phát triển, nhu cầu con người ngày một nâng cao hơn, họ cũng dần nhận thức được vấn đề cần hạn chế sử dụng tiền mặt, họ đòi hỏi sự liên kết giữa ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ nhiều hơn.

b. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

+ Khung pháp lý và văn bản pháp quy

66

Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng còn nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Các văn bản hướng dân còn chưa cụ thể, thiếu tính cập nhật kịp thời gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc triển khai kế hoạch, đặc biệt là các chính sách về cho vay và ngân hàng điện tử.

+ Môi trường kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam tuy đang có sự phát triển nhưng vẫn gặp phải khó khăn trong việc theo kịp đối với các quốc gia phát triển chính vì vậy cũng gây ra không ít bất lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Thu nhập của người dân còn hạn chế so với nhiều quốc gia, trình độ dân trí chưa cao cộng thêm thói quen thích sử dụng tiền mặt khiến cho việc nâng cao các sản phẩm ngân hàng điện tử tiếp cận sản phẩm với khách hàng rất hạn chế. Từ đó việc mở rộng phát triển dịch vụ NHBL gặp tương đối khó khăn.

+ Đối thủ cạnh tranh

Dịch vụ NHBL ngày nay được triển khai phát triển ở hầu hết các ngân hàng trong hệ thống chính vì vậy trên con đường phát triển của mình, Techcombank sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng trên thị trường. Điều đó

đòi hỏi ngân hàng cần có các phương hướng phát triển khác biệt so với các đối thủ và để làm được điều đó thì cần rất nhiều yếu tố khác nhau.

+ Bản thân khách hàng

Sự so sánh sản phẩm giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường khiến khách hàng trở nên e dè hơn trong việc đồng ý sử dụng sản phẩm tại ngân hàng. Khách hàng luôn ưa chuộng những sản phẩm tiện lợi dễ dàng, ít chi phí đòi hỏi ngân hàng phải có

những sản phẩm ưu việt này mới có thể đáp ứng nguyện vọng của khách hàng. Khách hàng quá quen thuộc với các sản phẩm nên khi có sự thay đổi khách hàng sẽ cảm thấy khó nắm bắt. Và thói quen và tin tưởng các ngân hàng lớn như nhóm ngân hàng Big4 cũng khiến khách hàng ngại chuyển sang ngân hàng có quy mô nhỏ hơn vì ngại rủi ro.

- Nguyên nhân chủ quan + Nghiên cứu thị trường

67

Để phát triển dịch vụ NHBL, Techcombank đã thực hiện việc nghiên cứu thị trường tuy nhiên việc nghiên cứu này đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối lớn để đưa ra các phương pháp phù hợp. Việc cung cấp các sản phẩm mới ra thị trường vẫn chưa có nhiều khác biệt và ưu việt so với sản phẩm truyền thống khác trên thị trường.

+ Các chính sách về giá, phí của Techcombank còn chưa linh hoạt

Mặc dù “zero-fee” với tất cả các giao dịch thực hiện trên ngân hàng điện tử tuy nhiên với biểu phí như hiện tại vẫn đem đến cho khách hàng sự khó hiểu ở một vài điều khoản, phí quản lý tài khoản cũng tương đối cao so với các ngân hàng trong hệ

thống. Thiết kế bảng lãi suất không được thay đổi liên tục nên sẽ vấp phải sự so sánh với các đối thủ và lãi suất huy động tại Techcombank cũng tương đối thấp thiếu hấp dẫn và thu hút với khách hàng.

+ Hoạt động marketing còn hạn chế

Hoạt động marketing của Techcombank được đánh giá là còn kém và thiếu sự đồng bộ, chưa được đầu tư toàn diện, chủ yếu được quảng bá trên internet hoặc qua báo giấy mà chưa tiếp cận được phương tiện quảng bá hữu hiệu hiện nay là truyền hình và báo mạng. Do vậy những sản phẩm dịch vụ của Techcombank chưa tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chưa tạo được sự ấn tượng mạnh về những tiện ích và tính năng của sản phẩm, chưa chủ động tiếp cận thuyết phục khách hàng, chưa tạo ra được lực hút khách hàng đến với ngân hàng và sử dụng dịch vụ NHBL nhiều hơn.

+ Một số sản phẩm quy trình phức tạp

Sự không thống nhất trong việc thực hiện cung cấp sản phẩm giữa các chi nhánh, sự phức tạp trong việc hoàn thành thủ tục để trải nghiệm sản phẩm khiến cho khách hàng cảm thấy không hài lòng. Các chính sách ưu đãi áp dụng khác nhau với các đối tượng khác nhau đặc biệt là giữa khách hàng Vip và khách hàng thường và chính sự không rõ ràng và thiếu nhất quán đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngay trong nội bộ và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ NHBL mà Techcombank cung cấp cho khách hàng.

68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với chương 2 khóa luận đã cung cấp thông tin khái quát tình hình hoạt động phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trên các khía cạnh cụ thể của mảng dịch vụ bán lẻ. Đồng thời đánh giá được những kết quả đạt được cũng như chỉ ra tồn tại và nguyên nhân đang hiện hữu tại bản thân ngân hàng.

Để có thể hoàn thiện được sự phát triển dịch vụ NHBL đến với chương 3 khóa luận sẽ đi vào mục tiêu chiến lược để đề xuất kiến nghị và biện pháp phù hợp để giúp Techcombank phát triển dịch vụ NHBL nói riêng, đạt được thành công và mục tiêu đề ra của toàn Ngân hàng nói chung.”

69

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)