Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Eximbank Hải Phòng

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp xnk việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 68 - 71)

1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng

3.1. Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại Eximbank Hải Phòng

Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả n ăng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác, là nỗ lực hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất l ượng cao, chi phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực.

Có hai nhóm nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của một NHTM:  Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài ngân hàng gồm tác động từ các NHTM khác và từ khách hàng.

- Tác động từ các NHTM khác: Các NHTM khác luôn là nỗi lo th ường trực đồng thời cũng là động lực thúc đẩy ngân hàng phải liên tục nâng cao chất lượng nếu không muốn bị bại trận trong cuộc chiến giành thị phần. Tuy nhiên, các NHTM khác cũng góp phần hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi cùng nhau hợp tác trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Tác động từ phía khách hàng: Một điểm rất khác biệt trong lĩnh vực ngân hàng so với các lĩnh vực kinh doanh khác là khách hàng luôn mong muốn hưởng laic suất cao khi sử dụng dịch vụ tiền gửi và trả chi phí thấp khi vay vốn. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có một chiến lược kinh doanh thật hiệu quả để vừa hoạt động có lợi nhuận vừa giữ chân khách hàng cũ vừa thu hút khách hàng mới. Rõ ràng nhu cầu

và mong muốn của khách hàng vừa là thử thách vừa là động lực cho ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động của mình.

 Nhóm nhân tố chủ quan: Nhóm nhân tố này xuất phát từ nội tại của ngân hàng. Một ngân hàng muốn cạnh tranh tốt với đối thủ, đáp ứng tốt nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng thì trước tiên ngân hàng đó phải có cơ cấu, tổ chức về mặt vật chất và con người thật tốt. Điều này được xem xét, đánh giá dựa trên những khía cạnh sau:

- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng. - Quy mô vốn và tình hình tài chính của NHTM. - Công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng. - Chất lượng nhân viên.

- Cấu trúc tổ chức.

- Danh tiếng và uy tín của NHTM.

Qua phân tích các nội dung, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Eximbank Hải Phòng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

3.1.1. Chiến lược đa dạng hóa các hình thức tài trợ XNK tại chi nhánh

Đối với hoạt động tín dụng XNK, Eximbank nên đa dạng hóa các hình thức tài trợ như:

Nghiệp vụ chiết khấu

Nghiệp vụ chiết khấu là một nghiệp vụ tài trợ không mới của NHTM cho nhà XK. Tuy nhiên, hiện nay các NHTM Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng sử dụng nghiệp vụ này còn rất hạn chế. Eximbank nên đa dạng cả hai hình thức chiết khấu có truy đòi và miễn truy đòi để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Chiết khấu miễn truy đòi thường rủi ro hơn chiết khấu truy đòi do ngân hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro thiệt hại trong tr ường hợp không đòi được tiền của ngân hàng đối tác nhưng bù lại mức phí chiết khấu cao h ơn rất nhiều và tính hấp dẫn đối với khách hàng.

Trong bước đầu thực hiện, để đảm bảo chắc chắn sẽ thu được tiền hàng từ ngân hàng nước ngoài, Eximbank cần đưa ra một số yêu cầu sau:

- Khách hàng được phép chiết khấu miến truy đòi là khách hàng truyền thống, có giao dịch thường xuyên và có uy tín đối với ngân hàng.

- BCT xuất trình phải hoàn hảo và phù hợp với quy định của L/C. - Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được ủy quyền thanh toán phải là ngân hàng có uy tín và có quan hệ tốt, th ường xuyên với Eximbank.

- Mặt hàng XK phải là những mặt hàng chiến l ược, được khuyến khích XK.

Nghiệp vụ bảo lãnh

Eximbank nên mở rộng các nghiệp vụ bảo lãnh nh ư bảo lãnh tín dụng dự phòng, bảo lãnh ký hậu vận đơn, bảo lãnh chấp nhận hối phiếu…nhằm góp phần tài trợ về uy tín cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong kinh doanh mua bán ngoại thương.

Bên cạnh việc mở rộng các hình thức bảo lãnh, Eximbank cũng cần phải lưu ý việc thực hiện quy trình bảo l ãnh nghiêm ngặt như một khoản vay cùng loại: thẩm định và lập hồ sơ tín dụng, phân kỳ kế hoạch thu nợ, kiểm tra quản lý, tổ chức hạch toán nội bảng và ngoại bảng…nhằm hạn chế rủi ro cho chính ngân hàng.

Nghiệp vụ bao thanh toán

Bao thanh toán không chỉ là nghiệp vụ tài chính đơn thuần mà còn bao gồm nhiều dịch vụ tài chính bổ sung và các doanh nghiệp có thể sử dụng một số hoặc toàn bộ dịch vụ này tùy theo nhu cầu sử dụng.

Trong hoạt động XK, nhà cung ứng dịch vụ bao thanh toán muốn giúp đỡ các nhà XK trong nước bằng việc đánh giá uy tín vay mượn của nhà NK nước ngoài, bảo trợ tín dụng và các dịch vụ nhờ thu thông qua hệ thống ngân hàng đại lý. Hoạt động bảo lãnh không cần đến thư tín dụng cũng như các hối phiếu ngoại thương, vì nó thích hợp sử dụng cho các hoạt động XK thường xuyên theo định

kỳ và theo hợp đồng dài hạn. Đối tượng mua bán của bao thanh toán là những đơn vị kinh tế vừa và lớn với doanh số hoạt động XK hàng năm lớn. Đây cũng chính là những đối tượng mà Eximbank Hải Phòng đang muốn hướng tới và mở rộng.

Đa dạng hóa các loại L/C

Đối với tài trợ NK, chi nhánh mới chỉ cho vay trên cơ sở L/C. Nghiệp vụ mở L/C đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động XNK của chi nhánh còn khá mới mẻ.

Hiện nay, hai loại hình L/C đặc biệt tài trợ XNK là L/C chuyển nh ượng và L/C giáp lưng. Việc mở các loại L/C này còn rất hạn chế tại chi nhánh do khách hàng chưa có nhu cầu về loại hình này và chi nhánh ch ưa đủ kinh nghiệm mở những loại L/C này.

Sử dụng nhiều loại L/C trong thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng doanh số hoạt động, mở rộng các hình thức tài trợ mà còn góp phần nâng cao chất lượng tài trợ của ngân hàng. Bởi lẽ, nhiều loại L/C khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn được L/C phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho thương vụ mua bán, Từ đó chất lượng hoạt động tài trợ của ngân hàng theo loại L/C đó cũng được nâng lên.

Chi nhánh nên đưa ra một số biện pháp giúp khách hàng làm quen và sử dụng các L/C đặc biệt bằng cách giới thiệu cho khách hàng về tính ưu việt của chúng và tư vấn cho khách hàng loại L/C nào là phù hợp nhất đối với loại mặt hàng và thương vụ của khách hàng. Tuy nhiên, để mở rộng cung ứng các loại L/C đặc biệt thì chi nhánh cần chuẩn bị kỹ càng về nhân lực, công nghệ vì số lượng L/C càng tăng, tính ưu việt của L/C càng lớn thì quy trình nghiệp vụ thanh toán cũng như tài trợ càng phức tạp và ngân hàng càng dễ gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng tmcp xnk việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)