Một số nghiên cứu về việc cha mẹ tham gia vào việc học tập định hướng nghề nghiệp của con

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Biểu hiện căng thẳng của phụ huynh về việc học tập định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 46)

CUA HOC SINH LOP 12

H. Selye giới thiệu toàn bộ lý thuyết của mình và khái niệm stress được đưa

1.1.2. Một số nghiên cứu về việc cha mẹ tham gia vào việc học tập định hướng nghề nghiệp của con

Việc học tập và định hướng nghề nghiệp cho con cái là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt là cha mẹ có con học ở bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên, sự quan tâm đến việc học tập định hướng nghề nghiệp cho con cái phụ thuộc vào nền văn hóa khác nhau của mỗi quốc gia [35], năng lực của con cũng như nhu cầu, bối cảnh của xã hội. Vì thé, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chi tìm hiểu những công trình nghiên cứu trước về việc học tập, định hướng nghề nghiệp cho con của cha mẹ tại Việt Nam.

Trong những năm qua nền kinh tế đất nước ta phát triển vượt bậc với nhiều ngành mới xuất hiện, nhu cầu việc làm của xã hội đang thay đổi dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đứng trước bối cảnh đó, nhiều thanh niên học sinh bối rối trước việc chọn nghề. Không chỉ riêng với thanh niên học sinh, việc định hướng nghé nghiệp cho con em sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội đang là vấn đề mà toàn xã hội và các bậc phụ huynh quan tâm. Định hướng nghề nghiệp cho con cái là một khía cạnh quan trọng của giáo dục con cái trong gia đình, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi thị

23

trường lao động phát triển với sự xuất hiện rất nhiều ngành nghề khác nhau và có những đòi hỏi khắc khe trong sự tuyển dụng lao động. Định hướng nghề nghiệp cho thanh thiếu niên đúng sẽ giúp các em có lựa chọn phù hợp, góp phần làm cho việc đào tạo trở nên thiết thực, khai thác và sử dụng nguồn lao động hiệu quả hơn, làm cân bang về các nghề trong xã hội. Mặt khác, lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ là một nhân tố tích cực ảnh hưởng suốt cuộc đời đến sự thành đạt của con người. Giáo dục hướng nghiệp ở góc độ gia đình chỉ sự hoạt động của các bậc phụ huynh tới con em mình đang học ở trường phổ thông. Day là những bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển tuổi trẻ, cần có sự nâng đỡ, định hướng của người lớn trong gia đình. Trong khuôn khô bài viết “Định hướng nghề nghiệp cho con cái”, tác giả đưa ra định nghĩa định hướng nghề nghiệp là cha mẹ có hành động hướng dẫn con mình lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Trên cơ sở phân tích số liệu từ cuộc điều tra về gia đình nông thôn trong chuyên đồi thực hiện năm 2009 ở xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, bài viết xem xét các định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái trong gia đình ở khía cạnh: định hướng nghề nghiệp, mong muốn của cha mẹ về nghề nghiệp của con và các yếu tô tác động. Kết quả nghiên cứu cho thay các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái thoát ly khỏi nông thôn và có công việc ôn định. Tiêu chí làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước được đa số phụ

huynh coi trọng, tuy nhiên tiêu chí này được lựa chọn it hơn ở những gia đình

cha mẹ làm công chức và có học vấn cao. Vai trò định hướng nghề nghiệp cho con cái của gia đình là chủ đạo bên cạnh các yếu tố khác như nhà trường, nhóm bạn bè và đặc biệt là sự cung cấp thông tin quan trọng từ internet.

Dé việc định hướng nghề có hiệu quả thì cha mẹ cần thu thập các thông tin về nhu cầu việc làm trong thị trường lao động cũng như trong hệ thống giáo

dục đê định hướng cho con em mình. Năm rõ thực lực và sở thích của con đê

24

định hướng phù hợp với nguyện vọng. Mặt khác, nghề đó phải thực sự là nguôn hứng thú của người chọn nghé; nghề được chọn phải là nghề đang cần được phát triên.

Trong rat nhiêu ky vọng của cha mẹ vê con cái như học van cao, có địa vi trong xã hội, làm ăn giỏi, cuộc sông gia đình hạnh phúc tư cách đạo đức tôt...thì mong muôn con có “nghê nghiệp ôn định” là một trong những tiêu chí các bậc cha mẹ mong đợi hơn cả.

Việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố như định hướng của cha mẹ, thực tế đòi hỏi của thị trường lao động, phương tiện truyền thông đại chúng hay nhóm bạn bè. Mức sống hộ gia đình có tác động nhất định đến việc gia đình quan tâm và hướng nghiệp cho

con cái.

Một số nghiên cứu cho rằng nghề nghiệp của cha mẹ không ảnh hưởng đến việc cha mẹ hướng nghiệp cho con cái. Cha mẹ có trình độ học van ở cấp học nào, làm nghé gi, mức sống nào cũng muốn cho con cái làm cán bộ viên chức

Nhà nước (Đặng Bích Thủy, 2008...). Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả

Bùi Thanh Hà tạo một trường PTTH ở Nam Dinh lại chỉ ra rằng trong các quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phô thông, mức độ anh hưởng của cha mẹ phụ thuộc vào trình độ học van và nghề nghiệp của họ (Bùi Thanh

Hà, 2007) [21].

Trong bài viết “Về dự định nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ trong bối cảnh phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta”, đã khảo sát 350 người dân Hà Nội với các độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi làm việc và mức sống khác nhau,... Kết quả cho thấy, so sánh việc lựa chọn nghề cho con khi chúng trưởng thành theo tiêu chí nhân khẩu, tác giả tìm thấy một số khác biệt có ý nghĩa (với p < 0.01). Chăng hạn, có tới 35.5% phụ nữ lựa chọn nghề

25

công chức, viên chức cho con (tương ứng với gần 60% những người lựa chọn nghề này trong toàn mẫu), trong khi chỉ 19.6% nam giới lựa chọn nghề này cho con (tương ứng với 40% những người lựa chọn nghề này trong toàn mẫu).

Đối với nghề kinh doanh, sự khác biệt trong lựa chọn giữa khách thể nam và

nữ lại có xu hướng ngược lại, nghĩa là có tới 25.3% nam giới dự định cho con

theo nghề kinh doanh, trong khi đó lại chỉ có 16.8% nữ giới lựa chọn nghề

kinh doanh cho con.

So sánh giữa các nhóm học vấn khác nhau trong việc chọn nghề cho con, tác giả cũng tìm thấy sự khác biệt ý nghĩa (p < 0.01). Phân tích số liệu khảo sát theo các bảng chéo cho thấy rằng tỷ lệ khách thê lựa chọn nghề công chức, viên chức cho con tỷ lệ nghịch với trình độc học vấn. Điều này có nghĩa là trình độ học vấn càng cao, các khách thể có xu hướng lựa chọn nghề công

chức, viên chức càng giảm di và tương ứng với các tỷ lệ như sau: 42.9% ở

những khách thê có trình độ phổ thông, 33.3% ở những khách thé có trình độ trung cấp — cao đăng và 22.1% ở những khách thể có trình độ đại học trở lên.

Đối với nghề nghiên cứu khoa học, tỷ lệ khách thể lựa chọn nghề này tăng tỷ lệ thuận với mức tăng của trình độ học vấn và tương ứng lần lượt là 2.9%, 6.15% và 11.7%. Trong khi đó, đối với nghề kinh doanh, những khách thê có trình độ đại học trở lên lại có tỷ lệ lựa chọn cao nhất so với nhóm trung cấp cao đăng và nhóm phô thông [17]. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thay có sự khác biệt ý nghĩa về việc chọn nghề cho con giữa các nhóm khách thể có

trình độ học vân khác nhau.

Luận văn “Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề

nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay” của tác giả Nguyễn Thi

Phương Dung trên địa bàn Hà Nội cho thấy ý kiến về quan niệm học vấn của cha mẹ, mức độ quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con, dự định

bậc học cho con.

26

Về quan niệm học van, kết quả nghiên cứu cho thấy trên 70% cha mẹ được khảo sát cho rang van dé học tập của con cái là quan trọng và rat quan trọng.

Điều đó cho thấy các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập. Hiểu được tam quan trọng đó, cha mẹ dành sự đầu tư không chỉ về vật chất mà cả thời gian cho việc học tập và định hướng nghề nghiệp của

con.

Về van dé quan tâm đến chuyện học hành của con cái, chỉ 10% khách thé cho biết mình không bao giờ quan tâm, 90% khách thể được khảo sát cho biết mình quan tâm đến việc học tập của con cái ở các mức độ thỉnh thoảng và

thường xuyên.

Riêng về dự định bậc học cho con cái, số đông trong các gia đình trên địa bàn khảo sat mong cho con mình có trình độ cao, đạt đến bậc học có thé tham gia tốt vào thị trường lao động trong xã hội công nghiệp. Cha mẹ mong muốn con học ở bậc đại học — cao đăng chiếm tỉ lệ lớn nhất (trên 60% ở cả con trai

và con gái).

Đặc biệt là đối với giai đoạn con cái phải lựa chọn nghề nghiệp cho mình trước bối cảnh da dang ngành nghé, tình trang thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề của sinh viên khi ra trường, do đó, vai trò của cha me trong việc đỉnh hướng nghề nghiệp cho con cái càng trở nên quan trọng. Những quan niệm về giá trị nghề nghiệp có vai trò khá quan trọng đến việc hướng nghiệp cho con cái. Có đến 61.6% cha mẹ hướng con vào làm ở khu vực nhà nước, chiếm tỉ lệ cao nhất bởi tính chất ôn định lâu dài. Về phương diện ngành nghề, nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng chung là các bậc cha mẹ muốn con mình làm những nghề thuộc khu vực quốc doanh như giáo viên, kỹ sư... vi tính chất 6n định và khả năng phù hợp với trình độ chuyên môn được dao tạo là nhiều hơn [3].

27

1.2. Cac khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Căng thắng (stress)

Căng thang tâm ly là trạng thái tâm lý (tinh thần) được chế định bởi sự đoán định trước, thấy trước các sự kiện không thuận lợi. Căng thăng tâm lý xảy ra kèm theo cảm giác không tiện lợi chung, lo lăng, thỉnh thoảng là sợ hãi. Trong sự khác biệt với lo lắng, căng thắng tâm lý là sự chuẩn bị nắm

vững, làm chủ tình huống, làm chủ hoàn cảnh, tác động lên nó theo một cách

thức cu thé.

Mức độ căng thăng tâm ly được xác định bởi nhiều yếu tố, trong số đó quan trọng là sức mạnh của động cơ thúc đây, ý nghĩa, tầm quan trọng của tình huống, có kinh nghiệm của những lần thử thách tương tự, sự cứng nhắc của các cau trúc chức năng tâm ly mà bị lôi cuốn trong một dạng hoạt động nao đó. Trong số các yếu tố gây căng thang tâm lý, yếu tố có ý nghĩa nhiều hơn cả là sự thất bại hoặc tâm trạng thất vọng và xung đột, mâu thuẫn trong

phạm vi các mối quạn hệ quan trọng của cá nhân. Khi căng thắng tâm lý

không được giải quyết trong hoạt động thực tại nó sẽ đây mạnh cơ chế (cơ cấu) bảo vệ tâm lý. Trong một loạt những giải thích thì căng thăng tâm lý giống với khái niệm căng thắng tinh thần (sự phản ứng thần kinh, stress).

Theo đặc trưng của sự ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động, người ta chia

ra các dạng căng thắng tâm lý sau:

- Tinh trạng căng thang tâm lý thuộc quá trình hoạt động. Trong sự căng thắng này có sự chiếm ưu thế của động cơ, những nguyên nhân của hoạt động

— những yếu tổ có ảnh hưởng động viên, khích lệ tới cá nhân va tạo điều kiện

cho việc giữ mức độ cao của khả năng làm việc.

- Tinh trạng căng thăng tâm lý thuộc về tinh cảm mà sự phát triển của nó có đặc trưng là những hành vi biểu hiện sắc thái tình cảm tiêu cực, là sự thay

28

đổi cấu trúc động cơ thúc đây hành động. Nó dẫn đến việc hạ thấp hiệu quả hoạt động và gây rỗi loạn, phá hoại hoạt động đó [5].

Theo định nghĩa nói trên, thuật ngữ căng thăng tâm lý tương đồng với stress. Thuật ngữ stress được sử dụng rộng rãi và cũng đã có nhiều định

nghĩa.

Vào năm 1920, Walter Cannon — nhà sinh lý học đầu tiên mô tả một cách khoa học về cách con vật và con người đáp ứng với mối hiểu nguy từ bên ngoài. Ông nhận thấy có một trình tự hoạt tính được phát khởi trong các dây thần kinh và trong các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị dé cơ thé chiến đấu chống lại hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng. Cannon gọi đáp ứng kép (dual — stress response) này với stress là hội chứng chống trả hoặc bỏ chạy (“fight or flight). Trung tâm của đáp ứng nguyên thủy này với stress là vùng dưới đồi, đôi khi được gọi là trung tâm stress là vì nó kiểm soát hệ thần kinh tự chủ va hoạt hóa tuyến yên [13].

Nối tiếp nghiên cứu của Walter Cannon là Hans Selye, một nhà nội tiết học người Canada. Vào cuối những năm 1930, Selye báo cáo về các đáp ứng phức tạp của súc vật thực nghiêm với các tác nhân gây thương tổn như các bệnh do vi khuẩn, các độc tố, chấn thương hoặc sự câu thúc, nóng, lạnh... Theo Selye, có nhiều loại tác nhân tạo ra stress khả di làm phát khởi cùng một phản ứng toàn thân hoặc đáp ứng chung của cơ thể. Hết thảy mọi tác nhân gây stress đều đòi hỏi sự thích ứng — duy trì tính toàn vẹn tổng thể và sự thoải mái bằng

cách phục hồi thé cân băng, còn gọi là cân bằng nội tại (homeoststis). Về mặt

lý thuyết, stress được quan niệm như một trạng thái bên trong cơ thể [29].

Hans Selye đã nhận thấy bên cạnh những phản ứng đặc trưng do các yếu tố bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn luôn có những phản ứng chung nhất. Năm 1936 ông gọi phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể bằng

29

thuật ngữ "stress". Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh học, nên dùng là "hội chứng", sau đó nó được hiểu là "Hội chứng thích nghi chung" (General adaptation syndrome) và thường được viết tắt là G.A.S, hiểu là phản ứng nhằm giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Theo ông các đáp ứng này là những phản ứng không đặc hiệu, ổn định và sẵn có, giúp cơ thể thích nghi với tác nhân từ môi trường. GAS chỉ đạo hoạt động của hệ thần kinh và nội tiết cho phép cơ thể chống lại những kích thích có hại và được chia làm ba giai đoạn: báo động, kiệt sức và chống đỡ.

- Giai đoạn báo động là toàn bộ những phản ứng sinh học không đặc hiệu

đưa cơ thể vào tình trạng báo động để chuẩn bị đối phó với những tác nhân

(kích thích) có hại từ môi trường. H. Selye đã chia toàn bộ những phản ứng ở

giai đoạn báo động ra làm hai tiểu giai đoạn là: tiểu giai đoạn sốc và tiểu giai

đoạn chông lại sôc.

+ Tiểu giai đoạn sốc tương ứng với trạng thái ngạc nhiên, sững sờ trước

một tác nhân từ môi trường. Giai đoạn này bao gồm một chuỗi những hội chứng như tăng trương lực cơ, tăng hoặc hạ huyết áp, tăng nhịp tim, tăng nhịp hô hap làm mat đi trang thái cân bang của cơ thé.

+ Tiểu giai đoạn chống lại sốc, khi cơ thé trở lại bình thường thoát ra khỏi trạng thái ngạc nhiên ban đầu. Sau khi các tác nhân từ môi trường bên ngoài tác động vào, cơ thể huy động các phản ứng sinh lý, nội tiết và cảm xúc tích cực xuất hiện dé bảo vệ cơ thể. Nếu các kích thích tiếp tục tác động thì cơ thể chuyền sang giai đoạn chống đỡ.

- Giai đoạn chống đỡ đặc trưng bởi việc chủ thể huy động các dap ứng của cơ thể (theo chiến lược) để thích nghi với các kích thích, làm chủ được tình huống stress và có được sự cân bằng tâm lý mới đối với môi trường xung

quanh.

30

- Giai đoạn kiệt sức, lúc này gọi là stress bệnh lý, do stress quá mức hoặc kéo dài làm cho cơ thê mât khả năng bù trừ trở nên suy sụp, khả năng thích nghi bị rôi loạn, xuât hiện các rôi loan tâm lý điên hình là lo âu, tram cam

[31].

H. Selye giới thiệu toàn bộ lý thuyết của mình và khái niệm stress được đưa

vào khoa học một cách chính thức vào năm 1946. H. Selye đã xem stress như

là đáp ứng đối với tác động bên ngoài. Tác động bên ngoài vào cơ thé được ông biểu thị bang thuật ngữ “stressor”. Những công trình tiếp theo H. Selye cho răng stress là sự tương tác giữa tác nhân bên ngoài và phản ứng của cơ thé trước tác nhân đó [2].

Nhìn chung, khi bị stress con người có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý (nhận thức, cảm xúc, hành vi). Về thể chất đó là những thay đổi ở hệ tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu... như tim đập nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, nhức dau, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, căng mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp, đau da dày và buồn nôn, nôn...[16], [24]. Về mặt tâm lý thé

hiện sự thay đôi hoạt động của các quá trình nhận thức, cam xúc và hành vi.

Như giảm sự tập trung, lơ đãng, hay quên, suy nghĩ kém linh hoạt, mệt mỏi

về tỉnh thần và trí lực giảm sút, cảm giác về học tap, công việc bi áp lực dé nặng, tinh thần hoang mang, buôn chán...[16], [24].

Theo Tô Như Khuê stress là sự phản ứng của cơ thé đối với các tác nhân từ bên ngoài, nhằm thích nghỉ với môi trường luôn thay đổi. Theo ông, “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bat lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [19, tr.33].

31

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Biểu hiện căng thẳng của phụ huynh về việc học tập định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)