CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Q UẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA N GÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động
động cho vay
Sự thay đổi của cơ cấu dƣ nợ
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2 - Nợ cần chú ý; Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ; Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi cơ cấu của các nhóm nợ theo khả năng thu, tỷ trọng của nhóm nợ rủi ro cao hơn giảm theo thời gian cho thấy hoạt động hạn chế RRTD có tốt hơn và ngƣợc lại.
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tiền gửi
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇ổ𝑛𝑔⁄ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑥 100%
Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, các ngân hàng thương mại cổ phần phải duy trì tỷ lệ này ở mức 80% để đảm bảo vốn huy động đủ để cân đối với hoạt động cho vay tránh cách rủi ro có thể xảy ra.
Tỷ lệ nợ quá hạn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢 ℎ 𝑛 = ợ 𝑞𝑢 ℎ 𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑥 100%
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại.
Tỷ lệ nợ xấu
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ đƣợc
phân loại nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Đây là các khoản nợ có mức rủi ro cao, người đi vay có rất ít khả năng trả nợ ngân hàng, ngân hàng có nguy cơ bị mất vốn.
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥 𝑢 = ợ 𝑥 𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100%
So sánh tỷ lệ nợ xấu cuối kỳ và đầu kỳ để xác định mức giảm tỷ lệ nợ xấu. Nếu tỷ lệ nợ xấu giảm cho thấy hoạt động hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng tốt và ngƣợc lại.
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hoạt động theo cơ chế hội sở giao khoán các chỉ tiêu dƣ nợ, tỷ lệ nợ xấu cho chi nhánh thực hiện, và xem đó là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực và xếp loại lương, thưởng.
Tỷ lệ xóa nợ ròng
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑥ó𝑎 𝑛ợ 𝑟ò𝑛𝑔 = ợ ó ò
ổ ư ợ 𝑥 100%
Nợ xóa là khoản nợ đƣợc xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ. Nợ xóa là mức độ tổn thất thực tế mà NHTM phải chịu.
Giá trị xóa nợ ròng = Dƣ nợ xóa - các khoản thu hồi đƣợc.
Tỷ lệ xóa ròng càng cao cho thấy công tác quản trị RRTD của NHTM càng hạn chế.
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟 𝑐ℎ 𝑙 𝑝 (%) = ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑞𝑢 𝑡𝑟 𝑐ℎ 𝑙 𝑝
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100%
Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ theo cam kết.
Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro nhƣ sau:
- TCTD thực trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ từ 1 đến 5 tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% so với giá trị khoản nợ sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng chung chỉ mang tính chất dự phòng theo đúng nghĩa do không tính đến giá trị tài sản đảm bảo nên không phản ánh hết đƣợc mức độ rủi ro của khoản nợ.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm (tùy theo loại TSĐB để áp dụng tỷ lệ tối đa xác định giá trị của TSĐB)
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Việc trích lập dự phòng cụ thể giúp ngân hàng có thể tính đƣợc mức độ tổn thất dự kiến do có tính đến giá trị tài sản đảm bảo, điều mà chỉ tiêu nợ xấu không phản ánh hết đƣợc. So sánh tỷ lệ trích lập dự phòng cuối kỳ và đầu kỳ để xác định mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng.