Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thanh Hóa (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN - CHI NHÁNH THANH HÓA

2.3. Đ ÁN H GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI

2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro

Qua những phân tích ở trên ta thấy, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục.

Thứ nhất, việc thực thi chính sách tín dụng còn nhiều hạn chế

Ngân hàng chưa xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, cụ thể để giúp cho các cán bộ mới có thể tiếp cận công việc một cách nhanh chóng. Chƣa thực hiện tốt nguyên tắc phân tán rủi ro, vẫn còn tình trạng tập trung tín dụng nhiều vào một ngành, lĩnh vực nhƣ tập trung cho ngành có nhiều biến động và khó khăn trong cạnh tranh ở các ngành nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu thuỷ sản, kinh doanh thương mại, tiêu dùng cá nhân,…nên dễ xảy ra rủi ro đặc biệt là rủi ro đặc thù của các ngân hàng. Việc xây dựng danh mục cho vay, xác định tỷ trọng của từng mục trong danh mục cho vay còn mang tính chủ quan, hình thức, chủ yếu dựa trên dƣ nợ có sẵn.

Thứ hai, công tác định giá tài sản đảm bảo còn sơ sài

Hoạt động cho vay tại Chi nhánh phụ thuộc nhiều vào tài sản đảm bảo nhƣng việc định giá TSĐB còn sơ sài. CBTD chƣa thu thập đƣợc đầy đủ các đánh giá giá trị TSĐB, chƣa thực hiện đầy đủ các khâu trong việc xác định đặc tính, điều kiện và tính tiêu thụ đƣợc của TSĐB. TSĐB chủ yếu là bất động sản, khi khách hàng không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản để

thu hồi nợ. Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng nhƣ vậy, Ngân hàng sẽ gặp những vấn đề như: thủ tục rườm rà, thời gian kéo dài, tốn chi phí hoặc khi thị trường bất động sản đóng băng, sụt giảm thì ngân hàng sẽ bị thất thoát vốn.

Ngân hàng chƣa chú trọng đến vấn đề bảo hiểm tín dụng do việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tín dụng sẽ làm tăng chi phí vay vốn của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu có hình thức bảo hiểm tín dụng đối với những khoản vay có khả năng rủi ro cao thì sẽ giúp giảm thiểu những tổn thất cho khách hàng và Ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Thứ ba, công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay chưa thực hiện tốt.

Công tác thẩm định và phân tích khoản vay đều đƣợc thực hiện nhƣng còn nặng về hình thức, đánh giá rủi ro còn dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng. Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn hạn chế chƣa thẩm định kỹ về khả năng tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng, cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo.

Về cơ bản các khoản vay tại LienVietPostBank TH đều đƣợc kiểm tra sau khi cho vay để đánh giá việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, một số trường hợp cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt khâu kiểm tra sau khi cho vay nhƣ: kiểm tra sau khi cho vay còn mang tính hình thức, biên bản kiểm tra ghi chung chung, chƣa nêu cụ thể số liệu, tình hình vốn vay của khách hàng, chƣa phản ánh rõ tình hình hoạt động và tiến độ thực hiện của dự án vay vốn.

Tại Chi nhánh không có bộ phận xử lý nợ chuyên trách, chỉ có Ban xử lý nợ bao gồm những cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc do vậy có những hạn chế nhất định. Các khoản vay có vấn đề đều không đƣợc phát hiện sớm và biện pháp can thiệp của Ngân hàng chỉ đƣợc thực hiện khi phát sinh nợ quá hạn.

Thứ tư, tổ chức quản lý rủi ro trong cho vay chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo tính khách quan.

Tại Chi nhánh chƣa có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác quản lý rủi ro trong cho vay, công việc này đƣợc giao cho phòng Quản lý tín dụng thực hiện, tuy nhiên nhiệm vụ chính của bộ phận này là quản lý khoản vay và kiểm tra các điều kiện của khoản vay có phù hợp với các quy định của ngân hàng hay không, do vậy chƣa xác định đƣợc mức độ rủi ro của khoản vay.

Cán bộ phòng Khách hàng vừa thực hiện chức năng tìm kiếm khách hàng vừa thực hiện thẩm định khách hàng và đánh giá rủi ro. Do vậy việc đánh giá rủi ro của khoản vay phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cán bộ tín dụng.

Tổ chức quản lý rủi ro trong cho vay tại LienVietPostBank thực hiện theo cơ chế Hội sở giao chỉ tiêu cho Chi nhánh thực hiện từ đó đánh giá năng lực quản lý, điều hành. Điều này dễ dẫn đến tiêu cực trong đánh giá chất lƣợng tín dụng, các bộ phận có liên quan có thể sẽ tìm cách bóp méo các chỉ tiêu đánh giá bằng nhiều cách nhằm đạt đƣợc chỉ tiêu đƣợc giao. Bộ phận Kiểm toán Nội bộ lực lƣợng quá ít, chƣa phát huy hết vai trò.

Thứ tư, hệ thống thông tin, công nghệ ngân hàng chưa hoàn thiện

Mặc dù Chi nhánh thực hiện khai thác thông tin tín dụng tại nhiều nguồn, tuy nhiên các kênh thông tin chủ yếu dựa vào khách hàng cung cấp và trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC). Thông tin khách hàng cung cấp thường thiếu chính xác về năng lực tài chính cũng như nguồn trả nợ, các báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp đa số chƣa đƣợc kiểm toán, thông tin từ trung tâm CIC thường không được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Đơn vị chƣa khai thác triệt để các kênh thông tin khác để phục vụ cho việc cho vay.

Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, là một chi nhánh ngân hàng mới đi

vào hoạt động trên địa bàn gần 7 năm nên dữ liệu tín dụng của chi nhánh chƣa đầy đủ và đa dạng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa hoàn thiện, nhiều tiêu chí đánh giá, xếp hạng còn định tính nên phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan cũng nhƣ phụ thuộc vào đánh giá của cán bộ tín dụng, do đó còn nhiều hạn chế trong công tác xếp hạng tín dụng nội bộ.

Thứ năm, trình độ, ý thức tuân thủ các nguyên tắc và quy định tín dụng của cán bộ tín dụng chưa cao.

Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn hạn chế, cán bộ tín dụng kiêm nhiệm nhiều công việc, vừa thực hiện thẩm định khoản vay vừa thực hiện đánh giá rủi ro nên còn nhiều hạn chế trong việc phòng ngừa RRTD, chƣa nắm bắt kịp thời tình trạng kinh doanh của khách hàng, thiếu khả năng tư vấn giám sát khách hàng trước sự biến động của thị trường ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Theo thống kê của chi nhánh năm 2017 có 72 cán bộ làm việc tại chi nhánh, PDG và tại các điểm giao dịch bưu điển trong đó có 26 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 36%, còn lại có trình độ trung cấp, cao đẳng. Do trình độ của các cán bộ chƣa đồng đều, chủ yếu đƣợc đào tạo về tài chính chƣa có chuyên sâu về các lĩnh vực cho vay nên còn nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ vì lý do tài chính cá nhân thực hiện cho vay sai với quy định của ngân hàng đã bị kiểm điểm, cụ thể có 2 cán bộ đã bị khiển trách cuối năm trước toàn chi nhánh, là bài học để thực hiện tốt các quy định cũng nhƣ nhắc nhở về ý thức trách nhiểm của các cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thanh Hóa (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)