CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THANH HÓA
3.2. G IẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
3.2.4. Tổ chức khai thác nguồn thông tin tín dụng triệt để, đảm bảo tính chính xác
Ngoài kênh thông từ khách hàng cung cấp và kênh thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) thì Chi nhánh cần khai thác triệt để các kênh thông tin khác nhƣ thông tin về chính sách khách hàng mà các TCTD trên địa bàn đang áp dụng với khách hàng; thông tin về thị trường, thông tin người nộp thuế trên mạng của Tổng cục thuế, thông tin từ các phương tiện truyền thông nhƣ báo, đài, internet…
Khi CBTD đã tập hợp đầy đủ các thông tin sẵn có, bước tiếp theo là phải tổ chức thông tin theo một phương thức khoa học để các thông tin này có thể đƣợc phân tích nhanh chóng và rút ra đƣợc các kết luận chính xác liên quan đến khoản vay. Tuy nhiên, trước hết CBTD phải chắc chắn rằng những thông tin đã nhận đƣợc là chính xác. Thông tin không chính xác có thể là nguyên nhân chính của một quyết định cho vay tồi. Để cho thông tin thu thập đƣợc chính xác và có thể sử dụng thì khi tiến hành thu thập thông tin, CBTD phải tuân thủ các quy tắc sau:
Sử dụng một mẫu chuẩn hoặc bản kiểm tra trong khi thu thập thông tin nhằm đảm bảo rằng các thông tin thu thập không bị bỏ sót.
Sử dụng tất cả các nguồn thông tin có thể tới mức đầy đủ nhất.
So sánh thông tin thu đƣợc từ các nguồn khác nhau với thông tin do KH cung cấp nhằm phát hiện ra những khác biệt.
Thảo luận với KH xin vay để thu thập thêm các thông tin mà CBTD đang cần đến.
CBTD phải xem xét, phân tích để có sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.
Thông tin tài chính phải đƣợc xắp xếp, biên soạn sao cho có thể sẵn sàng
so sánh giữa thông tin hiện tại, quá khứ và xu hướng được xác định. Việc phân tích này giúp cho ngân hàng biết rõ đƣợc quá trình tiến bộ hay thụt lùi của DN qua một khoảng thời gian nhất định.
Chi nhánh cần đầu tư, trang bị phương tiện, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thu thập và lưu trữ thông tin tín dụng. Một CBTD thiếu kinh nghiệm có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập, phân tích thông tin và xác định điểm mạnh, điểm yếu của DN. Cần phối hợp với các TCTD trên địa bàn để trao đổi thông tin, quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương, đoàn thể để nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn.
3.2.5. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ
Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nói chung của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Công việc của CBTD giữ vị trí quan trọng trong bất kỳ NHTM nào. CBTD đồng thời có hai trách nhiệm: đƣa ra các chỉ dẫn giới thiệu và đƣa ra các quyết định liên quan đến việc đầu tƣ một tỷ lệ nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời giải quyết nhu cầu vay vốn của KH. Do đó CBTD là yếu tố quyết định đến hoạt động cho vay và hoạt động hạn chế RRTD trong cho vay của ngân hàng.
Chi nhánh cần nhận thức rằng sự thành công của mỗi khoản cho vay phụ thuộc trực tiếp vào khả năng, tính chủ động và sự cống hiến của CBTD, muốn như vậy thì trước tiên CBTD thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình nhƣ:
Thiết lập, giải ngân, kiểm soát và thu nợ các khoản cho vay theo quy định của ngân hàng và của pháp luật
Bảo đảm mọi khoản cho vay đều đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả
bao gồm về mặt kinh tế và xã hội.
+ Bảo đảm rằng các khoản vay đều tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Hoàn chỉnh bộ hồ sơ cho mỗi khoản vay một cách đầy đủ và chính xác.
Ra các quyết định tín dụng trong phạm vi thẩm quyền của mình do cấp trên giao, đồng thời phải thực hiện các mục tiêu của chính sách tín dụng do ngân hàng đặt ra.
Báo cáo định kỳ các công việc của mình, chú ý tới vấn đề khó khăn trong hoạt động tín dụng cho cán bộ lãnh đạo biết để có thể nhận đƣợc sự chỉ đạo và có các đối sách kịp thời.
Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp và cấp trên trong mọi trường hợp khi xảy ra tố tụng và tranh chấp giữa ngân hàng và KH vay.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác với tinh thần trách nhiệm khi đƣợc cấp trên giao.
Cần phải tuyển chọn những cán bộ vừa có kiến thức vừa có đạo đức, kết hợp thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ để bổ sung kiến thức, thông qua đó cán bộ có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng tại chi nhánh, năng lực giám sát của cán bộ quản lý tín dụng, và kiểm soát, hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh, nhằm giải quyết các tình huống khó khăn trong công việc. Một CBTD đƣợc coi là có trình độ chuyên môn giỏi khi có các kỹ năng nghiệp vụ rộng, thể hiện ở sự hiểu biết toàn diện các quy tắc công việc, luật và kinh nghiệm kinh doanh.
Ngoài ra, CBTD phải nắm vững các kiến thức về quản trị kinh doanh, kế toán, kinh tế học và tài chính để có thể diễn giải, phân tích nhằm đƣa ra đƣợc các kết luận đúng đắn từ các số liệu thống kê và các thông tin khác.
Môi trường kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp, trình độ của KH
vay ngày càng tăng lên, nhiều KH là những người có trình độ và được đào tạo nghiêm túc, có kinh nghiệm thậm chí rất lọc lỏi trên thương trường, do đó CBTD tối thiểu phải có trình độ tương đương với KH của mình. Ngân hàng cần xây dựng cho mình một chương trình đào tạo thiết thực đối với CBTD. Chương trình đào tạo nên bố trí một cán bộ tập sự làm việc cùng với một CBTD có kinh nghiệm trên cơ sở một kèm một, từng bước cho cán bộ tập sự tiếp cận dần với công tác cho vay thực tế dưới sự kiểm soát của cán bộ kèm cặp, khi cán bộ tập sự đạt kết quả tốt thì sẽ đƣợc phép thực hiện công việc một cách độc lập. Ngoài ra, Chi nhánh có thể bố trí cho CBTD tham gia các hội thảo, hội nghị, đi học hỏi kinh nghiệm ở các Chi nhánh khác trong hệ thống của LienVietPostBank có cách làm tốt, hay học tập ở các trường đại học trong và ngoài nước. Đối với các cán bộ kinh nghiệm dưới 12 tháng cần mở các lớp đào tạo về chính sách quy định, quy trình để các cán bộ này có thể hiểu sâu về sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ quản lý sản phẩm khách hàng của chi nhánh. Đối với các cán bộ có kinh nghiệm trên 12 tháng cần mở các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng nhƣ kỹ năng cho cán bô nhƣ thẩm định khách hàng bậc cao quản trị rủi ro bậc cao, kỹ năng bán hàng và bán chéo sản phẩm…
Bố trí cán bộ trong từng bộ phận phải phù hợp với năng lực sở trường của từng người, phải có cơ chế luân chuyển cán bộ định kỳ, mạnh dạn đề bạt các cán bộ trẻ có năng lực, đạo đức vào các vị trí quan trọng. Có chế độ đãi ngộ thích hợp nhằm động viên khuyến khích cán bộ làm tốt, có cơ chế xử lý nghiêm đối với những cán bộ gây ra tổn thất cho ngân hàng.