Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thanh Hóa (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN - CHI NHÁNH THANH HÓA

2.3. Đ ÁN H GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro

Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

- Chính sách cho vay tại LienVietPostBank TH chƣa phù hợp còn mang tính nôn nóng và ồ ạt cho vay theo phong trào vào một vài lĩnh vực của vùng

thương mại DV, cho vay bán lẻ… nên quy mô tín dụng có sự cải thiện nhưng chất lƣợng tín dụng không cao.

- Quy trình cho vay chƣa có sự phân định rõ giữa khâu thẩm định và khâu cho vay, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định, vừa là người đề nghị cho vay; việc kiểm soát của trưởng phòng tín dụng và lãnh đạo ngân hàng còn sơ sài; còn lơi lỏng khâu kiểm tra sử dụng vốn cũng nhƣ sự luân chuyển vốn nên dễ dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích rồi gây thất thoát vốn vay, trở ngại trong thu hồi vốn.

- Việc thu thập thông tin về hồ sơ vay vốn vẫn chƣa có ràng buộc chặt chẽ về tính chất pháp lý của thông tin. Cán bộ tín dụng chủ yếu sử dụng số liệu do doanh nghiệp cung cấp là chính mà bỏ qua giai đoạn tham khảo nhiều nguồn thông tin khác để kiểm chứng nên rủi ro từ việc nắm bắt thông tin sai lệch dễ xảy ra.

- Việc thẩm định tài sản đảm bảo quy định theo khung giá hoặc theo giá trị sổ sách mà chƣa quan tâm đến giá trị thực tế nếu buộc phải chuyển nhƣợng khi xử lý nợ nên cũng dễ gây thiệt hại cho ngân hàng với những tài sản mà giá trị thực tế còn quá thấp.

- Hầu hết cán bộ tín dụng có xu hướng nghiêng về việc thẩm định khía cạnh tài chính mà xem nh các yếu tố kỹ thuật liên quan. Ngoài nguyên nhân về chuyên môn thì vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng bị chi phối bởi các lý do tài chính cá nhân dẫn đến những nhận xét, đánh giá thiếu khách quan khi phân tích các hồ sơ xin vay của khách hàng hoặc hời hợt, thiếu trách nhiệm trong thẩm định hồ sơ dẫn đến việc thông đồng hoặc bỏ qua một số điểm thiếu an toàn trong hồ sơ khách hàng, gây rủi ro cho ngân hàng.

- Lực lƣợng nhân sự với chức năng thanh tra kiểm soát còn mỏng.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và đặc biệt là hoạt động

cho vay nói riêng thì công tác thanh tra, kiểm tra chéo mang tính chất rất quan trọng vì nó đảm bảo cho ngân hàng hạn chế những sai sót có thể xảy ra, từ đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại chi nhánh chƣa hoàn thiện bộ phận thanh tra kiểm soát sau vay. Nhiệm vụ thanh tra kiểm soát phát sinh từ các phòng Khách hàng và Ban kiểm toán nội bộ khu vực Miền Trung theo từng thời kỳ, chƣa sát sao với thực tế. Trong khi số lƣợng khách hàng ngày càng tăng lên, quy mô ngân hàng đƣợc mở rộng nên việc phát hiện những sai sót trong quy trình cho vay để cán bộ tín dụng chỉnh sửa còn chƣa kịp thời.

Nguyên nhân thuộc về người đi vay

- Trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu kém.

Nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh quá nhiều mặt hàng, vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vƣợt khả năng quản lý dẫn đến ứ đọng hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát. Các DN yếu kém về năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và thiếu một chiến lƣợc hoạt động lâu dài đã dễ dàng sụp đổ khi thị trường biến động. Bên cạnh đó, đa phần các khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhƣng sau khi đầu tƣ phát triển lớn mạnh với nhiều dự án kinh doanh lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản chi phí, thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Sử dụng vốn sai mục đích xin vay, không có thiện chí trả nợ.

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo nhƣ kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh đã giải trình thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì

không ít khách hàng cho biết một phần vốn vay thực sự đƣợc sử dụng vào hoạt động kinh doanh, phần khác thì dùng cho mục đích khác nhƣ là: mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân…Điều này rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu.

- Do khách hàng gian lận

Tính không minh bạch của thông tin còn xuất hiện trong quá trình cấp tín dụng với hình thức gian lận. Cho dù không phải món cấp tín dụng thương mại nào cũng hàm chứa khả năng gian lận, song thực tế đáng tiếc là chính hành vi gian lận đã gây nên những tổn thất lớn cho ngân hàng. Khách hàng có thể gian liên quan đến báo cáo tài chính, liên quan đến tài sản đảm bảo, hay ngụy tạo uy tín để đi vay.

Nguyên nhân bất khả kháng (thuộc về bên ngoài) - Môi trường kinh tế không ổn định:

Tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng những năm qua diễn biến phức tạp, chẳng hạn nhƣ sự cạnh tranh, cơ chế pháp lý, chính sách địa phương…làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công tác trả nợ.

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi:

+ Môi trường pháp lý vẫn còn nhiều bất cập và chưa thuận lợi trong việc xử lý TSĐB để giúp các chi nhánh sớm thu hồi nợ vay.

+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN và Hội sở chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả.

+ Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận đã được nêu ở chương I, chương II đi vào khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank TH, đồng thời khảo sát thực trạng RRTD và công tác quản trị rủi ro trong cho vay tại đơn vị.

Nội dung của chương này đã nêu ra các biện pháp Chi nhánh đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay, xem xét các chỉ tiêu đánh giá công tác hạn chế rủi ro trong cho vay nhƣ: tỷ lệ dƣ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập DPRR. Luận văn nêu ra đƣợc những thành công của công tác hạn chế rủi ro trong cho vay và các tồn tại hạn chế cần khắc phục nhƣ: việc thực thi chính sách tín dụng còn nhiều hạn chế; công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay chƣa thực hiện tốt; tổ chức quản lý rủi ro trong cho vay chƣa phù hợp với thực tế, chƣa đảm bảo tính khách quan; tổ chức khai thác nguồn thông tin tín dụng chƣa triệt để, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa hoàn thiện; trình độ, ý thức tuân thủ các nguyên tắc và quy định tín dụng của cán bộ tín dụng chƣa cao. Từ những tồn tại nêu trên để làm cơ sở đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro trong cho vay tại LienVietPostBank TH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thanh Hóa (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)