CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN - CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1. G IỚI THIỆU CHUNG VỀ N GÂN HÀNG TMCP B ƢU Đ IỆN L IÊN V IỆT C HI NHÁNH T HANH H ÓA
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa
2.1.2.1. Ngân hàng thương mại cố phần Bưu Điện Liên Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi mới thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là khoảng 3300 tỷ đồng.
Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công văn số 224/TTg- ĐMDN chấp thuận cho Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Ngày 29/07/2011, lễ ra mắt Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
- Tổng tài sản:163.434 tỷ đồng - Vốn chủ sở hữu: 9.383 tỷ đồng
- Vốn điều lệ: 6.460 tỷ đồng - Nhân sự: 7.380 người
- LienVietPostBank có có mặt tại 37 tỉnh, thành phố với khoảng 80 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc và quyền khai thác hơn 10.000 phòng giao dịch bưu điện.
(Nguồn Báo cáo tài chính Kiểm toán năm 2017)
Sự hợp tác giữa Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và ngân hàng Liên Việt đã tạo ra mô hình ngân hàng Bưu Điện đầu tiên tại Việt Nam và là một cú hích mạnh giúp cho ngân hàng này có bước tiến dài, đi tắt đón đầu tới cả 100 năm. Tại Việt Nam ngoài ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì chưa có ngân hàng nào có mạng lưới rộng như vậy.
2.1.2.2. Chi nhánh Thanh Hóa
Ngày 08/01/2011 – Ngân hàng Liên Việt Thanh Hóa chính thức khai trương tại số 33 Trần Phú – Phường Điện Biên – TP Thanh Hóa. Ngân hàng Liên Việt Thanh Hóa thực hiện đầy đủ các chức năng nhƣ huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng Liên Việt.
Khi mới thành lập, chi nhánh Thanh Hóa hoạt động độc lập và chƣa có các phòng, điểm giao dich trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên kể từ khi Liên Việt và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam hợp tác, ngân hàng Liên Việt chính thức đổi tên thành ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt thì mạng lưới hoạt động của LienVietPostBank đã đƣợc mở rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tới các huyện xã, phường thông qua quyền khai thác các phòng giao dịch bưu điện.
Trải qua 7 năm thành lập, xây dựng và phát triển đến nay, LienVietPostBank Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể. Mạng lưới giao dịch phủ rộng gần như tất cả các huyện thông qua hệ thống PGD Bưu điện, trung tâm
văn hóa xã. Đặc biệt LienVietPostbank Thanh Hóa đã thành lập 3 PGD trực thuộc gồm PGD Ngọc Lặc, PGD Nghi Sơn và PGD Hậu Lộc.
Với việc phân bố rộng của các PGD đã giúp cho LienVietPostBank Thanh Hóa hoạt động ngày càng có hiệu quả, đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng, trở thành tổ chức uy tín, người bạn đồng hành không thể thiếu đƣợc của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua LienVietPostBank Thanh Hóa đã đóng góp tích cực phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank Thanh Hóa
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank Thanh Hóa
Tại Chi nhánh Thanh Hóa, bên cạnh Ban giám đốc: 1 Giám đốc, và một phó Giám đốc thì còn có các phòng trực thuộc chịu sự quản lý trực tiếp từ Ban giám đốc. Các phòng nghệp vụ này có trưởng phòng, phó phòng, hay Giám đốc phòng phụ trách thực hiện các công việc theo chức năng và phối hợp với nhau để hoàn thành các mục tiêu chung của toàn chi nhánh.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
PGD Bưu Điện
PGD, PGDBĐ nâng cấp
Tổ khách hàng
Tổ giao dịch Ngân
quỹ
Tổ giám sát hoạt động
Tổ giao dịch của Bưu điện P. Khách
hàng P. Kế toán
Ngân quỹ P. Hỗ trợ hoạt động
Hiện nay LienVietPostBank Thanh Hóa bao gồm một trụ sở chính, 3 phòng giao dịch trực thuộc và các Phòng giao dịch bưu điện, Tổ giao dịch Bưu điện trên khắp các huyện hoạt động theo sự phân cấp, ủy quyền của LienVietPostBank; vừa chịu sự quản lý của Ban giám đốc vừa chịu sự hướng dẫn quản lý giám sát về mặt chuyên môn của các phòng nghiệp vụ ngân hàng tỉnh.
Với mô hình tổ chức nhƣ vậy, LienVietPostBank Thanh Hóa vừa đảm bảo sự linh hoạt, kịp thời trong quá trình quản lý điều hành vừa tạo đƣợc sự độc lập tương đối trong việc thực hiện các nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Thanh Hóa
Nguyên tắc chung
- Tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong công tác cấp tín dụng của chi nhánh theo từng phân cấp (Giám đốc/Ban tín dụng).
- Cấp tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường, phù hợp với các quy định hiện hành của NHNN và của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt theo từng thời kỳ.
- Chọn lọc khách hàng để tránh tình trạng cấp tín dụng tràn lan, không kiểm soát đƣợc nguồn vốn đã cấp.
- Lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng vay vốn, theo từng mức độ thẩm định.
- Chính xác và minh bạch trong công tác cấp tín dụng, không thực hiện theo ý chí chủ quan của người cấp phê duyệt cấp tín dụng.
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHNN và của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
Các quan điểm định hướng về chính sách tín dụng
- Phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
- Tập trung vốn cho các đối tƣợng là khách hàng chiến lƣợc và ngành hàng chiến lƣợc theo từng giai đoạn, từng thời kỳ.
- Hạn chế và/hoặc không cấp tín dụng cho một số đối tƣợng đặc biệt, cụ thể nhƣ các thành viên của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc,…
- Phân cấp quản lý kinh doanh tín dụng cho các ngân hàng cho vay phù hợp với giới hạn địa lý và lĩnh vực chuyên môn.
- Nâng cao tiêu chuẩn chất lƣợng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng.
- Hạn chế cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản hoặc tài sản đảm bảo có tính thanh khoản thấp.
- Nâng cao chất lƣợng tiêu chuẩn của tài sản đảm bảo.
- Lưa chọn phương thức cho vay phù hợp với quy mô, với tình hình sản xuất kinh doanh.
- Xác định giá trị khoản tín dụng dựa trên cơ sở kinh tế và pháp lý phù hợp.
- Quản lý giới hạn kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay phù hợp với chiến lƣợc quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.