Nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thanh Hóa (Trang 102 - 113)

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THANH HÓA

3.2. G IẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

3.2.1. Nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm

Cán bộ tín dụng cần phải cân nhắc thận trọng loại hình và tổng giá trị tài sản đảm bảo tiền vay có sẵn và tính giá trị thị trường của tài sản đảm bảo không những vào thời điểm bắt đầu cho vay mà còn trong toàn bộ thời gian của khoản vay.

Định giá TSĐB là một yếu tố mấu chốt trong việc đƣa ra quyết định cho vay. Nếu ngân hàng đánh giá giá trị thị trường của TSĐB quá cao thì khi rủi ro xảy ra ngân hàng tiến hành bán tài sản thế chấp nhƣng số tiền thu đƣợc có thể không đủ để thu hồi cho khoản vay. Chi nhánh cần cập nhật việc định giá TSĐB và yêu cầu KH bổ sung thêm TSĐB khi TSĐB cũ mất giá không đảm bảo đƣợc giá trị hoàn trả toàn bộ khoản vay.

Chi nhánh cần phân tích kỹ các số liệu định giá TSĐB do KH cung cấp để đảm bảo tính trung thực. Những KH xin vay thường lạc quan về giá trị tài sản của họ và điều đó có thể làm cho số liệu định giá tài sản thế chấp lúc đầu quá cao, do đó Chi nhánh cần tìm hiểu thêm các nguồn thông tin bên ngoài để tính toán đƣợc giá trị TSĐB. Đối với TSĐB là máy móc thiết bị, sự đánh giá của các nhà chuyên môn là rất cần thiết và các máy móc thiết bị đƣợc dùng làm TSĐB phải đƣợc các bộ tín dụng kiểm tra và tham khảo qua các ấn phẩm về giá cả trong khi định giá.

Chi nhánh cần đặc biệt chú ý định giá đối với trường hợp cho vay nhằm mục đích mua nhà và đất mà nguồn trả nợ gốc từ bán tài sản là đất khác, không phải từ thu nhập tích lũy của KH, nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng khi thị trường bất động sản đóng băng, sụt giảm.

Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, khoa học đối với việc định giá tài sản đảm bảo. Không nên quá đề cao tài sản đảm bảo là bất động sản, tránh việc định giá tài sản thế chấp sơ xài, hình thức tạo điều kiện cho một số đối tƣợng trục lợi, nâng giá khống tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng, khi rủi ro xảy ngân hàng không thể phát mãi để thu hồi vốn do giá thị trường thấp hơn nhiều lần so với định giá của ngân hàng.

Ngân hàng cần tập trung phổ biến kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tế cho các cán bộ làm công tác quản lý cho vay, định giá tài sản đảm bảo nhằm

phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong tài sản thế chấp. Định kỳ Ngân hàng cần tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo nhằm xác định lại giá trị để có hướng xử lý kịp thời.

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định và phân tích tín dụng Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng tiềm tàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và cần có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Phần nội dung của báo cáo thẩm định nên đề cập kỹ thêm: các chỉ tiêu khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn tài trợ, khả năng thanh toán của khách hàng…) từ báo cáo đề xuất tín dụng của phòng Khách hàng để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng, định giá tài sản đảm bảo, đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo, phân tích đánh giá kỹ từng yếu tố có thể gây tác động rủi ro đối với dự án, phương án vay vốn.

Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ quản lý tín dụng và chuyên viên khách hàng phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có đƣợc những nhận định chính xác về tính khả thi hiệu quả của mỗi phương án.

Ngoài ra cán bộ quản lý tín dụng và chuyên viên khách hàng còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vào phần mềm chấm điểm và xếp loại khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tƣ cách khách hàng. Đây là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm.

Căn cứ vào số điểm của khách hàng, chuyên viên khách hàng xếp các khách hàng thành nhiều nhóm có mức rủi ro từ thấp đến cao là AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C. Để xếp khách hàng vào một trong các nhóm nhƣ trên thì chuyên viên khách hàng phải căn cứ vào số liệu hồ sơ báo cáo tài

chính của khách hàng và một số thông tin về pháp lý, về hoạt động doanh nghiệp để nhập vào hệ thống, hệ thống chấm điểm này đƣợc chia thành hai phần chính:

- Chấm điểm phi tài chính: cho ra kết quả về dòng tiền, uy tín khách hàng, các yếu tố bên ngoài, các yếu tố khác tác động đến doanh nghiệp nhƣ thế nào.

- Chấm điểm tài chính: để thấy đƣợc quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp, tình hình tài chính khách hàng thông qua các chỉ số tài chính và phi tài chính.

Từ số điểm phi tài chính và tài chính, hệ thống chạy ra số điểm tổng hợp và đƣa ra kết quả khách hàng đƣợc xếp vào hạng nào.

3.2.3. Đảm bảo tốt việc giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng sau cho vay

Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng

Kiểm tra sau khi cho vay nhằm phát hiện sớm những vấn đề bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời, phải thực hiện kiểm tra thường xuyên, phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay. Kiểm tra sau khi cho vay cũng phải nắm bắt đƣợc tình hình kinh doanh hiện thời của khách hàng, phải quản lý đƣợc dòng tiền vào của khách hàng để thu nợ kịp thời, nếu phát hiện thấy khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích cần có biện pháp thu hồi sớm.

CBTD phải chú trọng tới việc phân tích những thông tin tài chính trong hồ sơ tín dụng. Phải nghiên cứu các tài liệu, liên lạc với chủ nợ khác và kiểm tra hồ sơ của KH để thẩm định những thông tin do KH cung cấp. CBTD phải định kỳ xem xét hợp đồng tín dụng và thỏa ƣớc hoàn trả của KH với ngân hàng và tiến hành các bước để xác định chắc chắn các thỏa ước vẫn đang được tuân thủ.

CBTD phải điều tra ngay bất kỳ một sai phạm nào trong thỏa ƣớc hoàn trả, phải thường xuyên liên lạc với DN và tổ chức các cuộc họp thường kỳ để kiểm điểm lại toàn bộ tình hình và tiến triển về tài chính của DN.

LienVietPostBank TH cần tăng cường việc giám sát liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay tại nơi sản xuất kinh doanh hoặc nơi sinh sống của KH. Phải kiểm tra chi tiết từng khoản vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích hay không, kiểm tra chi tiết từng hóa đơn mua hàng, chứng từ chi tiền, sổ quỹ tiền mặt có đúng với số tiền đã giải ngân cho KH hay không, hàng hóa nhập về có đầy đủ số lƣợng và chất lƣợng hay không. Trong thời gian cho vay ngân hàng cần xác định rõ giá trị và định kỳ xem xét, kiểm tra TSĐB có bị hao mòn, giảm sút số lƣợng, giá trị cụ thể nhƣ thế nào. Cần xác định chắc chắn xem liệu các tài sản thế chấp đã được cho người khác thuê, được bán hay được trao đổi lấy một tài sản khác hay chƣa. Khi kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra ghi đầy đủ nội dung, phản ánh đúng thực trạng hiện tại của KH vay vốn và các đề xuất kiến nghị của KH nếu có.

Tăng cường theo dõi, đôn đốc khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu để trả nợ đúng hạn, có biện pháp thích hợp để xử lý khoản cho vay có vấn đề

Khi phát hiện khoản vay có vấn đề thì thông thường không có cách nào để khắc phục đƣợc ngay lập tức. Do đó CBTD phải liên lạc với KH để thu thập thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, phân tích, đánh giá và có ý kiến đề xuất cố vấn cho khách hàng nhằm cải thiện tình hình, đồng thời giám sát chặt chẽ nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ.

CBTD phải đánh giá chính xác thái độ của KH để khoản vay đƣợc điều hành hợp lý, tìm cách khắc phục sửa chữa. Nếu khách hàng hợp tác thì điều đó có lợi cho cả hai bên nhằm giúp tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề, nếu kế hoạch khắc phục khoản vay thành công thì uy tín của ngân hàng sẽ tăng lên rất cao và tránh cho Chi nhánh một khoản nợ khó đòi.

Khi lập kế hoạch xử lý khoản vay có vấn đề cần phải xác định đƣợc nguyên nhân của vấn đề và tìm giải pháp khắc phục. Cần phải xác định đƣợc tất cả các nguồn chi trả, số lƣợng hoàn trả lấy từ nguồn đó và thời điểm dự đoán khi kế hoạch sẵn sàng. Đặc biệt, Chi nhánh phải vạch ra một kế hoạch tái tổ chức hoặc tái đầu tƣ vào DN, kế hoạch thu hồi nợ phải phác thảo ra các bước nhằm tăng cường quản lý DN, bổ sung tài sản thế chấp. Đối với KH cá nhân, kế hoạch khắc phục nhằm để cố gắng tăng thu nhập gia đình, cũng cố các khoản nợ và giảm chi tiêu gia đình. Còn đối với KH doanh nghiệp kế hoạch khắc phục phải là những biện pháp thay đổi cách quản lý, có thể mở rộng hay thu h p DN, giảm chi phí hoạt động.

Trường hợp khách hàng là doanh nghiệp có uy tín nhưng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả nợ đúng hạn, phát sinh nợ xấu thì ngân hàng cần làm rõ thực trạng kinh doanh của khách hàng, phân tích khả năng phục hồi, thái độ hợp tác, tình trạng tài sản đảm bảo.

Nếu có triển vọng thì tiến hành cơ cấu lại nợ, điều chỉnh lại thời hạn cho vay phù hợp để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Nếu các phân tích và quan sát của ngân hàng tốt, kế hoạch khắc phục khoản vay có hiệu quả thì tiếp tục tiến hành giám sát, thực hiện theo kế hoạch đề ra. Nếu sự tiến triển của KH không như mong đợi hoặc không có tiến triển gì thì phải thay đổi chương trình kịp thời, lập một chương trình khắc phục mới hoặc thu hồi khoản cho vay.

Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi

Việc tiến hành thu hồi khoản cho vay đối với ngân hàng không phải là một quyết định dễ dàng và nó chỉ đƣợc đƣa ra sau khi đã nghiên cứu kỹ tình hình. Ngân hàng chỉ tiến hành các thủ tục pháp lý để thu hồi các khoản nợ vay sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục mà không có hiệu quả.

Khi KH mất khả năng thanh toán theo các điều kiện của hợp đồng tín

dụng, CBTD để khắc phục sự cố cần lập ra một kế hoạch thu nợ, sau đó vạch ra các phương án khác nhau để có thể thực hiện kế hoạch, cần phải xem xét đến nhiều hướng giải quyết khác nhau. Cố gắng thuyết phục KH tự nguyện bán tài sản thế chấp. Việc KH tự nguyện bán tài sản thế chấp đƣợc đánh giá cao hơn so với buộc phải phát mại và khi đó uy tín của KH cũng ít bị ảnh hưởng trên thương trường và ngân hàng cũng tránh được các chi phí, các thủ tục pháp lý gắn liền với việc sở hữu và phát mại tài sản thế chấp.

Do đó trong số các giải pháp thu nợ thì việc KH tự nguyện bán TSĐB là có lợi nhất cho cả KH và ngân hàng.

Sau khi KH hoàn toàn mất khả năng thanh toán, ngân hàng có thể bán, cho thuê hoặc xử lý một hoặc tất cả các TSĐB trong tình trạng hiện tại hoặc qua một quá trình xử lý thích hợp. Ngân hàng có thể bán công khai hoặc có giới hạn, nhưng trong mọi trường hợp thì thời gian, địa điểm và các điều khoản bán tài sản phải có sự hợp lý về mặt kinh tế. Đối với các tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao và ngân hàng có đủ điều kiện về cơ sở pháp lý để chủ động bán tài sản bảo đảm thì ngân hàng tiến hành bán ngay tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu.

Đối với các tài sản thế chấp có tính thanh khoản thấp, Ngân hàng có thể phối hợp khách hàng thực hiện thanh lý TSĐB qua các hình thức nhƣ: bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá, khách hàng tự bán trên thị trường thông qua việc công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng;...

Trong trường hợp xấu nhất khách hàng không thể trả được nợ hoặc những khách hàng có biểu hiện chây ỳ, thiếu thiện chí, lừa đảo thì phải kiên quyết chuyển hồ sơ đến tòa án để khởi kiện, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Chi nhánh cần phải cố gắng giành đƣợc phán quyết của tòa án nhanh chóng, nếu để quá muộn thì không thể thu hồi được. Thông thường có rất nhiều chủ nợ khác có liên quan đến khoản vay của KH và sẽ rất khó để xác định tình thế tài sản thế chấp và những tài sản khác.

3.2.4. Tổ chức khai thác nguồn thông tin tín dụng triệt để, đảm bảo tính chính xác

Ngoài kênh thông từ khách hàng cung cấp và kênh thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) thì Chi nhánh cần khai thác triệt để các kênh thông tin khác nhƣ thông tin về chính sách khách hàng mà các TCTD trên địa bàn đang áp dụng với khách hàng; thông tin về thị trường, thông tin người nộp thuế trên mạng của Tổng cục thuế, thông tin từ các phương tiện truyền thông nhƣ báo, đài, internet…

Khi CBTD đã tập hợp đầy đủ các thông tin sẵn có, bước tiếp theo là phải tổ chức thông tin theo một phương thức khoa học để các thông tin này có thể đƣợc phân tích nhanh chóng và rút ra đƣợc các kết luận chính xác liên quan đến khoản vay. Tuy nhiên, trước hết CBTD phải chắc chắn rằng những thông tin đã nhận đƣợc là chính xác. Thông tin không chính xác có thể là nguyên nhân chính của một quyết định cho vay tồi. Để cho thông tin thu thập đƣợc chính xác và có thể sử dụng thì khi tiến hành thu thập thông tin, CBTD phải tuân thủ các quy tắc sau:

 Sử dụng một mẫu chuẩn hoặc bản kiểm tra trong khi thu thập thông tin nhằm đảm bảo rằng các thông tin thu thập không bị bỏ sót.

 Sử dụng tất cả các nguồn thông tin có thể tới mức đầy đủ nhất.

 So sánh thông tin thu đƣợc từ các nguồn khác nhau với thông tin do KH cung cấp nhằm phát hiện ra những khác biệt.

 Thảo luận với KH xin vay để thu thập thêm các thông tin mà CBTD đang cần đến.

 CBTD phải xem xét, phân tích để có sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.

Thông tin tài chính phải đƣợc xắp xếp, biên soạn sao cho có thể sẵn sàng

so sánh giữa thông tin hiện tại, quá khứ và xu hướng được xác định. Việc phân tích này giúp cho ngân hàng biết rõ đƣợc quá trình tiến bộ hay thụt lùi của DN qua một khoảng thời gian nhất định.

Chi nhánh cần đầu tư, trang bị phương tiện, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thu thập và lưu trữ thông tin tín dụng. Một CBTD thiếu kinh nghiệm có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập, phân tích thông tin và xác định điểm mạnh, điểm yếu của DN. Cần phối hợp với các TCTD trên địa bàn để trao đổi thông tin, quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương, đoàn thể để nắm bắt thông tin về khách hàng vay vốn.

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ

Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nói chung của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Công việc của CBTD giữ vị trí quan trọng trong bất kỳ NHTM nào. CBTD đồng thời có hai trách nhiệm: đƣa ra các chỉ dẫn giới thiệu và đƣa ra các quyết định liên quan đến việc đầu tƣ một tỷ lệ nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời giải quyết nhu cầu vay vốn của KH. Do đó CBTD là yếu tố quyết định đến hoạt động cho vay và hoạt động hạn chế RRTD trong cho vay của ngân hàng.

Chi nhánh cần nhận thức rằng sự thành công của mỗi khoản cho vay phụ thuộc trực tiếp vào khả năng, tính chủ động và sự cống hiến của CBTD, muốn như vậy thì trước tiên CBTD thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình nhƣ:

 Thiết lập, giải ngân, kiểm soát và thu nợ các khoản cho vay theo quy định của ngân hàng và của pháp luật

 Bảo đảm mọi khoản cho vay đều đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - chi nhánh Thanh Hóa (Trang 102 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)