CHỈNH THỂ NGHỆ THUẬT CA DAO
B. Phân tích thi pháp
Đây là lời ca dao mang hình thức đối thoại. Lối kết cấu theo kiểu đối đáp nam nữ là kiểu cấu tứ phổ biến của ca dao trữ tình.
Nhìn chung, các văn bản đều gồm mười dòng thơ (bốn
đồng đầu là lời chàng trai, sáu đòng cuối là lời cô gái). Hầu hết các cuốn sách sưu tầm đều ghi lời chàng trai gồm bốn (1) Xin xem: Chương năm Kết cẩu.
359
Thi phap ca dao
dòng. Ngược lại, có một cuốn sách (TNPD II) giới thiệu một văn bản mà lời chàng trai dài gấp đôi:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống uườn cà hái nụ tâm xuân
Nụ tâm xuân nổ ra cánh biếc
Em du có chồng anh tiếc lắm thay
Thoạ!t cào anh nắm cổ tay
Sao trước em trắng mà rày em đen Hay là lấy phải chồng hèn
Cơm sống canh mặn nó đen mất người.
Dị bản này cũng có thể chấp nhận được, vì nó hợp lôgic.
Bốn dòng sau là kết quả của việc lấy một bộ phận của lời ca dao khác ghép vào. Trong khi ứng tác lời mới, tác giả dân gian không ít lần sáng tạo trên cơ sở những câu có sẵn
như vậy.
Hầu hết các sách đều ghi lời chàng trai có bốn dòng.
Giống như một số dòng mở đầu những lời ca đao khác, ba đòng đầu miêu tả thiên nhiên. Như đã phân tích ở chương năm (Kết cấu), ca dao cổ truyền rất hay nói đến thiên nhiên. Có những trường hợp phần miêu tả thiên nhiên (phần gợi hứng) có mối liên hệ về nội dung với phần chính của lời ca dao. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mà giữa phần miêu tả thiên nhiên và phần chính của lời ca dao chỉ có mối liên hệ về mặt ngữ âm, mặt vần
thuần tuý.
360
Ca
yéu tố thi pháp trong một chỉnh thể...
O day bắt vị
động "Trẻo lên cây bưởi hái hoa" chủ yếu có tác n. Người yêu thích ca dao, dân ca còn gặp dòng lời khác, chẳng hạn:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
(Dan ca Quan ho Bac Ninh)
Và trong 13 cuốn sách sưu tầm da dẫn, về lời ca dao
đang phân tích, sách Trẻ con hát trẻ con chơi giới thiệu một bản có nhiều tiếng khác ở hai dòng đầu:
Trèo lên cây gạo cao cao
Bước xuống tườn đào hái nụ tầm xuân.
Như thế, "trèo lên cây bưởi..." và "trèo lên cây gạo..." có
thể thay thế cho nhau mà nội dụng lời ca không thay đổi.
Về dòng thứ hai, trừ sách Trẻ con hát trẻ con chơi vừa dẫn, trong số 12 sách, có sáu cuốn (QPHT, TCBD I, NGCK, ANPT. HHĐN, THĐQ) ghi "ruộng cà": "Bước xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân". Sáu cuốn còn lại ĐNQT, LHCD, HT, TNCD, NPNN, TNPD II) ghi "vườn cà" (giống như các bản do Chu Xuân Diên, do Trần Gia Linh giới thiệu). Trong bài tạp chí đã dẫn, Lãng Bạc cho rằng "vườn cà" là rất gượng ép với các lí do nhân dân thường nhớ là "ruộng cà",
bởi vì hoa tầm xuân dại có thể mọc ở ruộng cà, và vì thế anh con trai phải mất công tìm tòi nó.
Chúng tôi cho rằng về tính duy nhất đúng của chữ
"ruộng: cà" như cách lí giải vừa nêu chưa đủ sức thuyết
361
Thi phap ca dao
phục. Để bác "vườn cà", Lãng Bạc chưa đưa ra những cứ liệu điều tra để chứng tỏ mức độ "nhân dân thường +hớ"
Trong thực tế và trong tiếng Việt tổn tại cả "vườn cè" lần
"ruộng cà".
Về đồng thứ ba (“ngòi nổ" của nhiều ý kiến khác mau), bản ở sách Nam phong nữ ngạn thí (NPNN) là một trường hợp độc đỏo và cũng hợp lớ: "Nụ tầm xuõn huứ rư cành biếc".
Giống như bản do Trần Gia Linh giới thiệu, tám sách (PNQT, ANPT, NGCK, HT, LHCD, TCH, THDQ, TNPD II) ghi là: "Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc".
Giống như bản do Chu Xuân Diên chọn và bản do Làng
Bạc giới thiệu, bốn sách sưu tầm (QPHT, TCBD I, TNCD,
HHĐN) ghi: "Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc".
Lãng Bạc cho rằng nụ tầm xuân khi mới nhú, mó nảy ra đã có màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt, chứ không xanh
biếc. Ông chọn hai tiếng xanh biếc vì hai từ này muôn nói ý nụ tầm xuân vừa mới nảy ra, còn rất non tơ (như tui trẻ
và dung nhan cô gái). Nhà nghiên cứu không chọr bản cánh biếc vì "cánh hoa tầm xuân trắng hay màu đào, :uyệt
đối không thể gọi là "biếc" được".
Trong bài "Về lời ca dao Trèo lên bưởi cây hái hạa...", chúng tôi tán thành việc chọn dòng "Nụ tầm xuân tở ra xanh biếc" và đã giới thiệu một cách hiểu mà cách địy ba
(1) Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Bảd, tr. 145.
362
Các yếu tố thi pháp trong một chỉnh thể...
chục năm chúng tôi lĩnh hội được từ một cuộc trao đổi miệng với một cán bộ nghiên cứu của Viện Văn học, ngay sau khi ý kiến của Lãng Bạc được công bố. "Nếu theo lẽ thường thì hoa tắm xuân nổ ra phải là màu đào hay trắng nhạt ở đây màu hoa "xanh biếc" hàm nghĩa là nó không có
trong th giống như cảnh ngộ
nợ trai muốn thương yêu gắn bó với cô gái nhưng cô lại ó nơi có chốn mất rồi. Nhà nghiên cứu nọ cho chúng tôi biết, trong dân ca tình yêu các dân tộc ít người, có hiện tượng bhỉ tình duyên trắc trở thì các màu sắc được miêu tả đều trái ngược uới màu sắc trong thực tế.
à ngang trái, là trở trêu
Thật lí thú, sau khi công bố bài viết trên trên tuần báo
Văn nghệ, chúng tôi được đọc bài của Nguyễn Thành Thi trên tạp chí Nha Trang.
Sau khi phân tích chỉ tiết "hoa đang nụ hay hoa đã nở là cả một vấn để hệ trọng đối với người tìm hoa", về việc chọn bản "Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc", Nguyễn Thành
Thi đã lí giải có phần giống và có phần khác với Lãng Bạc, đã gặp gỡ cách hiểu của nhà nghiên cứu mà chúng tôi đã
giới thiệu. Đáng chú ý, Nguyễn Thành Thi đã dẫn ra một
lời ca dao thể hiện sự thay đổi màu sắc khi tình duyên ngang trái. Tác giả viết: "Trong thực tế, hoa tầm xuân
không có màu xanh. Sách thuốc Nam của ông Lê Trần Đức chép rõ đặc điểm nổi bật của hoa tầm xuân: "... Hoa nhỏ,
MÀU ĐỎ, TRẮNG hay HỒNG...". Có cái phi lí trong sự
() Nguyễn Xuân Kính (1992), Về lời ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa...", Báo Văn nghệ, H, số 13, ra ngày 28 tháng 3, tr. 7.
363
Thi phap ca dao
chuyển đổi màu sắc ở đây. Sự phi li này gợi nhớ một sự phi lí đã trở thành nổi tiếng trong một bài ca dao đối đáp:
~ Hoa cúc VÀNG nở ra hoa cúc TÍM Em đã có chồng trả yếm cho anh!
~ Hoa cúc VÀNG nở ra hoa cúc XANH Yém em, em mặc, yếm gì anh, anh đòi?
Vậy ra, cái sắc màu XANH BIẾC ở đây là sắc màu của
thái độ, của tâm trạng, sắc màu của ảo giác?".)
Mặc dù đã có nhiều người cho rằng ở Nghệ Tĩnh và Thừa Thiên có nụ tầm xuân màu xanh”, chúng tôi vẫn
(1) Nguyễn Thanh Thi (1992), Tam xuân xanh biếc, Tạp chí Nha Trang,
Khánh Hoà, số 11, tr. 87-88.
Về lời ca dao "Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím..., trên Tạp chí Văn hoá dân gian, H, số 3 năm 1991, trong bài Hiểu lời người xưa qua một
® bài ca dao cổ (tr. 79-80), Hà Quang Năng tìm thấy nhiều nội dung
thông báo, trong đó tác giả cũng chấp nhận cách hiểu: "Lẽ thường thì
“hoa cúc vàng" phải nở ra "hoa cúc vàng", như thế mới thuận tình, hợp
quy luật. Nhưng ở đây lại không vậy. Cả hai người đều lấy sự "đổi màu
hoa cúc" để nói về tình yêu của họ".
(2}+ Ông Nguyễn Văn Hùng (Hiện nay ở Hội Văn nghệ Nghệ An) trong buổi làm việc với chúng tôi tại Viện Văn hoá dân gian (tháng 4 nam
1999) cho biết: Ở Nghệ Tĩnh có hoa tầm xuân màu xanh.
+ Trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1 năm 1992, trong bài Khát uọng
tự do từ một bài ca dao (tr. 59-60), Trịnh Hồ Khoa cho biết ở Thưa Thiên cũng có hoa tầm xuân màu xanh.
+ Trên tạp chí Mghiên cứu uăn học, số 3 năm 2004, trong bai Nghé thuật
biểu hiện trong bài ca dao "TYèo lên cây bưởi hái hoa", Nguyễn Xuân Đức viết: "(..) cây tầm xuân mà nhiều học giả và Lê Trần Đức chỉ ra trên đây
lại được người Nghệ và người nhiều tỉnh miền Trung gọi là hoa hường (tức
364
Các yếu tố thi pháp trong một chỉnh thể...
tần thành cách hiểu nụ tầm xuân trong "Nụ tầm xuân nở ta xanh biếc" theo nghĩa đây là màu xanh của tâm trạng, như Nguyễn Thành Thi đã phân tích.
Tóm lại, trong ba dòng miêu tả thiên nhiên, hai dòng
đầu chủ yếu có tác dụng đưa đẩy, bắt vần. Dòng thứ ba
mới gắn với ý nghĩa nội dung của lời người con trai: Thiên nhiên cũng trớ trêu, ngược đời như người mà anh ta mơ ước đã có chồng!
Bắt đầu từ đồng thứ năm là lời cô gái. Về dòng này, các
h ghi cũng khá đa dạng.
Một cuốn (NPNN) ghi: "Ba điển một bi trầu cay".
Bốn cuốn (TNPD, ANPT, TNCD, HT) ghi như ban Chu
Xuân Diên, Trần Gia Linh đã chọn: "Ba đồng một mớ trầu cay".
Hai cuốn (NGCK, LHCP) ghi: "Ba đồng một /á trâu cay".
Hai cuốn (TCH, THĐQ) ghi: "Vẻ gì một miếng trầu cay".
Như trên đã nói, Lãng Bạc cho rằng: "Vẻ gì một miếng trầu cay" hay hơn nhiều "Ba đồng một mớ trâu cay", vì nói
là một giống hồng dại, thân có gai). Còn loài cây được người dân vùng này
gọi là tầm xuân lại thuộc họ đậu, thân leo, mềm, không có gai. Thật
khó diễn tả được màu sắc đích thực của loài hoa này bởi nó vừa xanh
vừa tím, nhưng thường thì màu xanh có phần trội hơn" (tr. 109).
Những ý kiến vừa nêu là xác thực. Song theo ý chúng tôi, trong phạm vì toàn quốc, hoa tầm xuân màu xanh không phải là hiện tượng phổ biến. Lời ca dao đang bàn có nhiều khả năng ra đời đầu tiên ở
đồng bằng Bắc Bộ, nơi chưa tìm thấy hoa tầm xuân màu xanh. Và
ngay cả việc nếu ở đồng bằng Bắc Bộ có hoa tầm xuân như vậy thì đây
cũng không phải là hiện tượng phổ biến.
365
Thi phap ca dao
ba đồng thì có vẻ đè bỉu một cách vô lí quá đáng. Chúng tôi tán thành ý kiến này. Chỉ xin nói thêm, trong văn học
dân gian mô típ mời trầu, ăn trầu, miếng trầu xuất hiện với tần số cao và trong nhiều trường hợp gắn liền với phong tục cưới xin. Một miếng trầu thường gồm một miếng cau, một lá trầu quệt vôi và thường có kèm theo
một miếng vỏ chay hay vỏ rẽ quạch, vì vậy khi nhai giập ra thì có vị cay nông nồng. Cô gái nói rằng lễ vật ăn hỏi có
đáng kể là bao mà chàng lại "không đặt vấn để" từ trước:
Vẻ gì một miếng trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Cô đã vì "miếng trầu nên đâu nhà người". Nếu bằng lòng với duyên phận thì cô đã trả lời chàng trai một cách lịch sự mà đứt khoát như cô thôn nữ nọ:
Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng đi lại nữa mà chông em ghen.
Đẳng này, cô ngậm ngùi và than thở:
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim uào lông biết thuở nào ra?
Để diễn đạt cảnh ngộ éo le, trắc trở của đôi trai gái, thể
thơ và nhịp thơ đóng vai trò tích cực. Trong thơ ca Việt Nam, theo sự phân tích của Nguyễn Phan Cảnh, một khổ song thất lục bát bao gồm sự căng thẳng về âm thanh (hai câu bảy) và sự giải tỏa (câu sáu và câu tám):
Khi trận gió lung lay cành bích
Nghe rì rào tiếng mách ngoài xa
366
Các yếu tố thủ pháp trong một chỉnh thể...
Mơ hồ nghĩ tiếng xe ra
Đốt phong hương hẻ mà hơ áo tàn.
(Cung oán ngâm bhúc)
Ở lời ca đao đang phân tích, chúng ta bắt gặp một trật ngược lại: ở từng phát ngôn của chàng trai và cô gái, + là những dòng lục bát và kết thúc bằng một cặp song thất căng thẳng, da diết. Thêm nữa, cả lời ca có ba cặp lục bát thì đã có đến hai cặp mà ở câu tám, vần gieo ở
tiếng thứ tư:
+ Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống uườn cà, hái nụ tâm xuân.
+ Bây giờ em đã có chồng
Như chùm uào lồng, như cá cắn câu.
Nhu đó phõn tớch ở chương bốn (Thểthứ), cỏch gieo vần này gây ấn tượng mạnh về cái hiện thực phũ phàng mà cả chàng trai và cô gái đều không muốn.
€. Nhận xét
Lời ea dao "Trèo lên cây bưởi hái hoa..." chưa phải là ví dụ bộc lộ hiệu quả nghệ thuật của tất cả các thành tố thi pháp. Ở đây nổi bật lên là vai trò của ngôn ngữ ("vẻ gì",
"ba đồng", "cành biếc", "cánh biếc", "xanh biếc",...) của thé thơ; chúng cùng đồng thời phát huy tác dụng tạo nên một lời ca dao đặc sắc, gây nỗi xúc động ngậm ngùi trong lòng người nghe, người đọc nhiều thế hệ.
367
Thi phap ca dao
Lời ca dao "Trẻo lên cây bưởi hái hoa..." là một min]
chứng về tính chất độc đáo của quá trình sáng tác và lut truyền tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dai gian luôn luôn vận động qua không gian và qua thời gian Từng địa phương, từng năm thắng, từng cá nhân, từn
nhóm người nhớ và lưu truyền nó đều tác động vào nó làm
cho nó hoặc trở thành một tác phẩm khác hoặc vẫn là n‹
nhưng bót sắc thái này, thêm sắc thái kia, làm cho nó e‹
thể hay hơn hoặc cũng có thể có chỗ gượng ép, kém tỉnh tí hơn. Tác phẩm càng đặc sắc thì biên độ lưu truyền càn:
mở rộng, số di bản càng nhiều. Không phải ngẫu nhiên rn¿
có đến 13 cuốn sách sưu tầm đã ghi chép, nhiều sách giác khoa, nhiều tài liệu nghiên cứu về thơ ca dân gian đã gió thiệu lời ca đao "Trèo lên cây bưởi hái hoa..." với nhiều chí đại đồng và một số chỗ tiểu dị. Tất cả các bản khác nhat
đó đã hợp thành bộ mặt của một tác phẩm van hoc dar gian, phần ánh quá trình sáng tạo và thưởng thức văn học dân gian, tạo thành một đặc trưng thi pháp phân biệt ca dao với thơ bác học.
I. MÌNH NÓI DỐI TA MÌNH HÃY CÒN SON...